Làm đẹp hôm nay

Ta thường nói cái này đẹp, cái kia xấu; đọc bài văn khen hay, nhìn bức tranh khen khéo, nghe đàn mà cảm động, xúc cảnh mà hứng hoài. Bấy nhiêu thứ đều gợi ra trong tâm tình ta một cái cảm riêng, nhà tâm lý gọi là “mỹ cảm”

Bệnh tiểu đường và tất tần tật những điều cần phải biết

Tiểu đường là căn bệnh không hiếm gặp. Bệnh có thể gây ra những biến chứng nặng nề khi đường huyết luôn nằm trong vùng nguy hiểm.

Bệnh tiểu đường là gì?

Khi chúng ta dung nạp thức ăn vào cơ thể, tuyến tụy sẽ tự động sản sinh ra một loại hormone gọi là insulin. Hormone này được giải phóng vào trong máu và có vai trò điều chỉnh lượng đường trong máu ở mức cân bằng.

Khi lượng đường trong máu tăng vượt ngưỡng tiêu chuẩn nghĩa là bạn đã mắc bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường là căn bệnh mãn tính, không lây nhiễm, có thể di truyền.

Bệnh tiểu đường là căn bệnh không hiếm gặp và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Bệnh do sự thiếu hụt hormone insulin (tuyến tụy không sản sinh insulin hoặc insulin hoạt động không hiệu quả) gây ra.

Bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường hay đái tháo đường khi kết quả 2 lần thử máu lúc đói cho thấy lượng đường huyết lớn hơn hoặc bằng 126mg/dL (7mmol/L).

Có 3 dạng tiểu đường là tiểu đường type 1, tiểu đường type 2 và tiểu đường thai kỳ.

- Tiểu đường type 1 là dạng cơ thể không sản sinh ra insulin. Nếu mắc dạng bệnh này, bệnh nhân buộc phải tiêm insulin để cân bằng đường huyết.

- Tiểu đường type 2 là dạng insulin vẫn được sản sinh ra nhưng cơ thể lại trở nên kháng insulin khiến hormone này hoạt động không hiệu quả. Tiểu đường type 2 đang ngày càng trở nên phổ biến hơn.

- Tiểu đường thai kỳ xảy ra ở phụ nữ mang thai và đa số thường tự khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, tiểu đường thai kỳ có thể gây ra các vấn đề nguy hiểm cho thai phụ và em bé, do đó cần hết sức thận trọng.

Mặc dù tiểu đường không liên tục đe dọa cuộc sống, nhưng những ảnh hưởng lâu dài của căn bệnh này lại gây ra những hậu quả nặng nề cho sức khỏe.

Nếu tình trạng đường huyết tăng cao không được kiểm soát và lượng đường huyết liên tục ở mức cao trong thời gian dài sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho thận, mắt, dây thần kinh, tim...

Những biến chứng của bệnh tiểu đường rất đáng sợ và khắc nhiệt, nhưng nếu kiểm soát tốt đường huyết bằng sự kết hợp hài hòa giữa việc điều trị, duy trì lối sống khoa học, chế độ dinh dưỡng và luyện tập sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường gây ra do cơ thể quá ít insulin, kháng insulin hoặc cả hai. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh tiểu đường đều do sự thiếu hụt insulin khiến lượng đường trong máu không được kiểm soát.

Ngoài ra, còn một số yếu tố cũng làm tăng nguy cơ tiểu đường như:

Gene di truyền: Nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ mắc bệnh tiểu đường thì con cái cũng có nguy cơ mắc căn bệnh này cao hơn so với con cái của những gia đình không có người mắc bệnh tiểu đường. Đặc biệt là tiểu đường type 1.

Thừa cân: Đặc biệt là những người béo bụng càng có nguy cơ cao mắc tiểu đường.

Thiếu ngủ: Theo các chuyên gia, tình trạng thiếu ngủ sẽ dẫn tới rối loạn chu kỳ thức - ngủ tự nhiên của cơ thể, dẫn tới sản sinh nhiều hormone gây stress và corticoid, dẫn tới mất cân bằng đường huyết trong cơ thể.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Người mắc buồng trứng đa nang: Tình trạng buồng trứng đa nang làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. Nguyên nhân là do buồng trứng đa nang có liên quan đến tình trạng mất cân bằng insulin.

Ngáy ngủ: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, những người thường xuyên ngủ ngáy có khả năng mắc bệnh tiểu đường cao hơn đến 50% so với người khác.

Thường xuyên bỏ ăn sáng: Việc bỏ bữa sáng không chỉ dẫn tới nguy cơ cao bị hạ đường huyết đột ngột mà nó còn kích thích cơ thể sản sinh insulin quá mức, dẫn tới nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường.- Giờ giấc công việc thất thường: Những người thường xuyên phải thay đổi giờ làm việc, đổi ca làm giữa ngày và đêm trong thời gian dài cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng cao 50%. Bởi việc giờ giấc thất thường rất dễ dẫn tới rối loạn nhịp sinh học của cơ thể, gây ra bệnh.

Nhận biết hiệu sớm của bệnh tiểu đường

Khát nước nhiều hơn bình thường: Ở giai đoạn sớm của bệnh tiểu đường, bạn sẽ cảm thấy thường xuyên khát nước với mức độ nhiều hơn bình thường. Đây là một trong những triệu chứng đầu tiên của bệnh. Đôi khi việc khát nước cũng có thể do cơ thể bị mất nước gây ra. Do đó, bạn nên kết hợp với các triệu chứng khác để đưa ra dự đoán chính xác.

Đi tiểu thường xuyên: Dấu hiệu đi tiểu nhiều bất thường có thể do nhiều vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là vấn đề về thận. Tuy nhiên, nếu bạn đi tiểu nhiều kèm theo lượng nước tiểu lớn hơn bình thường thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường tuýp 2.

Cần phát hiện sớm bệnh tiểu đường để có hướng điều trị kịp thời

Tầm nhìn giảm sút: Hầu hết bệnh nhân tiểu đường đều cho biết rằng họ cảm thấy mắt mờ hơn, tầm nhìn giảm sút và không còn thấy rõ nét như trước nữa. Các vật thể như bị rời xa khỏi tầm mắt và mờ nhạt dần.

Viêm nướu: Nếu mắc bệnh tiểu đường, vùng nướu (lợi) sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp. Bởi khi mắc bệnh này, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ bị tổn thương khiến cơ thể yếu đi và khả năng chống lại vi khuẩn kém hơn nhiều. Do đó, tình trạng viêm nướu sẽ thường xuyên xảy ra và trở nên tồi tệ hơn trước đó rất nhiều.

Xuất hiện nhiều vết thâm nám: Bệnh tiểu đường khiến sức khỏe của da cũng bị ảnh hưởng. Các vết nám sẫm màu sẽ xuất hiện ở một số vùng da, đặc biệt là những vùng da có nếp nhăn hoặc nếp gấp da. Những khu vực thường bị thâm nhiều điển hình là cổ, nách, khuỷu tay, đầu gối và khớp nối.

Sụt cân: Khi mắc bệnh tiểu đường, lượng glucose trong máu không thể sử dụng để chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể, nên chất béo sẽ được huy động tạo ra nặng lượng. Điều này khiến cân nặng của người bệnh suy giảm đột ngột.

Vết thương lâu lành: Với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ bị tổn thương, máu lưu thông kém dẫn tới việc các vết thương ngoài da khó lành hơn.

Mệt mỏi thường xuyên: Do mức insulin trong cơ thể yếu, nên lượng glucose trong cơ thể của bệnh nhân tiểu đường dù vẫn được lưu thông nhưng không chuyển hóa thành năng lượng nuôi dưỡng cơ thể. Chính điều này khiến bệnh nhân thường xuyên cảm thấy mệt mỏi quá mức.

Điều trị bệnh tiểu đường

Điều trị bằng thuốc:

Đối với bệnh nhân mắc tiểu đường type 1, các tế bào beta tại tuyến tụy bị hủy hoại nên không thể sản sinh ra insulin để điều chỉnh đường huyết. Do đó, bệnh nhân mắc tiểu đường dạng này cần được điều trị bằng cách đưa insulin vào trong cơ thể.

Đối với bệnh nhân tiểu đường type 2, hiện tượng thiếu insulin có thể do lượng insulin giảm, do cơ thể kháng lại insulin và tăng sản xuất glucose ở gan.

Để chữa tiểu đường dạng này, cần sử dụng các nhóm thuốc hạ đườn huyết loại uống để giúp cơ thể tăng cường sản xuất insulin, giảm tình trạng kháng insulin và ngăn ngừa hiện tượng hấp thụ carbohydrat ở ruột.

Khi nghi ngờ mắc tiểu đường, người bệnh cần tới khám tại các cơ sở y tế để bác sĩ có kết luận chính xác về tình trạng bệnh, phân loại bệnh và nguyên nhân gây bệnh. Từ đó có phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý thêm, giảm liều thuốc hoặc dừng thuốc trước thời hạn để tránh khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

Điều trị bằng chế độ ăn uống:

Khi mắc bệnh tiểu đường, người bệnh cần lập tức điều chỉnh chế độ ăn uống của mình. Bởi điều này sẽ tác động rất lớn tới hiệu quả điều trị bệnh. Cần đảm bảo chế độ ăn đầy đủ chất đạm, béo, đường bột, vitamin với số lượng phù hợp.

- Đảm bảo các bữa ăn diễn ra đều đặn, đúng giờ. Tránh tình trạng ăn uống thất thường. Chỉ ăn thịt tối đa trong 2 bữa, các bữa còn lại tăng cường ăn rau và các sản phẩm ngũ cốc.

- Hạn chế tối đa các thức nhiều giàu mỡ. Nên ăn nhiều các thực phẩm ít năng lượng như rau, nấm khô, dưa chuột.

- Tuyệt đối không bỏ bữa ngay cả khi không có cảm giác muốn ăn.

- Ăn chậm, nhai kỹ.

- Không ăn quá nhiều trong mỗi bữa.

- Thức ăn nên chế biến dạng luộc, hấp, hạn chế đồ chiên, rán và dùng mỡ động vật.

- Nếu bác sĩ chỉ định ăn kiêng thì cần giảm lượng thức ăn một cách từ từ. Không giảm quá đột ngột sẽ ảnh hưởng xấu tới đường huyết của cơ thể. Khi đã đạt được mức ăn hợp lý cần duy trì chế độ ăn kiêng thường xuyên.

- Đảm bảo nguyên tắc đa dạng thức ăn, nhiều thành phần, ăn vừa đủ để có cân nặng vừa phải. Ăn lượng vừa chất xơ, hạn chế ăn mặn, tránh xa rượu bia và đồ uống có cồn.

Điều trị bằng chế độ vận động:

Theo các chuyên gia, bệnh nhân tiểu đường type 2 nên duy trì vận động thường xuyên trong 30-45 phút mỗi ngày, từ 3-5 ngày mỗi tuần hoặc 150 phút/tuần.

Nên tập luyện những bài tập giúp tăng độ dẻo dai của cơ thể như đi bộ, chạy, bơi, nhảy dây, đi xe đạp, không nên tập luyện quá sức mà nên dùy trì đều đặn.

Nếu bệnh tiểu đường xuất hiện biến chứng thần kinh ngoại biên và tự chủ thì bệnh nhân nên vận động nhẹ nhàng, không mang vác nặng.

Nên tập luyện các bộ môn bơi lội, đạp xe, chèo thuyền hoặc tập các động tác ngồi tại chỗ, vận động tay chân. Tránh vận động chạy trên thảm, tập kéo dài, chạy bộ, tập luyện chân.

Nếu biến chứng tiểu đường liên quan đến thận, bệnh nhân chỉ nên vận động tự nhẹ đến vừa, tránh vận động cường độ cao.

Với bệnh nhân gặp biến chứng như bệnh võng mạc nên chơi các môn thể thao ít tác động lên tim mạch như bơi lội, đi bộ, bài tập nhẹ, đạp xe tại chỗ. Tránh các bài tập cần nhiều sức mạnh như cử tạ, quần vợt, chạy bộ...

Điều trị bằng thảo dược:

Có nhiều loại thảo dược cho tác dụng tốt đối với việc điều trị bệnh tiểu đường như mướp đắng, nha đam, cây cà ri, cây húng quế, lá xoài... Người bệnh có thể kết hợp bổ sung các thảo được này trong chế độ ăn uống sẽ tốt trong quá trình điều trị.

Phòng tránh bệnh tiểu đường

Tập thể dục:

Tập thể dục thường xuyên và đều đặn là cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Duy trì mức cân nặng phù hợp và hoạt động thể chất sẽ giúp cơ thể tăng khả năng sản xuất insulin để điều hòa lượng glucose trong máu.

Một trong các phương pháp thể dục được nhiều bác sĩ chuyên ngành khuyến cao đó là đi bộ. Thời điểm tốt nhất để đi bộ là buổi sáng. Bạn nên duy trì việc đi bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày.

Chế độ ăn lành mạnh:

Để ngăn ngừa bệnh tiểu đường bạn nên hạn chế tiêu thụ chất béo, đường và natri. Nên chọn những thực phẩm chứa ít calo. Có thể thay thế chất carbon hydrate trắng trong gạo trắng, bánh mì trắng bằng ngũ cốc hoặc gạo lứt.

Ăn uống đều đặn và cân bằng các chất dinh dưỡng. Tăng cường chất xơ và vitamin trong các bữa ăn. Hạn chế những món ăn nhiều dầu mỡ và không lành mạnh.

Thường xuyên kiểm tra huyết áp và cholesterol:

Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường sẽ có nguy cơ cao huyết áp và cholesterol cao hơn người bình thường.

Trong trường hợp hàm lượng cholesterol cao, cần phải kiểm soát chúng bằng cách thực hiện chế độ ăn ít chất béo, tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày và không hút thuốc.

Hiệp hội Tiểu đường Mỹ khuyến cáo huyết áp nên duy trì ở mức thấp hơn 130/80mmHg để ngăn ngừa những biến chứng thường đi kèm bệnh tiểu đường.

Như Quỳnh

Theo tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/lam-dep/benh-tieu-duong-va-tat-tan-tat-nhung-dieu-can-phai-biet-25747/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY