Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Bệnh viêm da dầu có chữa khỏi được không, bằng cách nào?

Viêm da dầu là bệnh da liễu phổ biến. Bệnh lý này không thể chữa khỏi được, tuy nhiên bạn có thể kiểm soát triệu chứng bằng cách dùng Thu*c và chăm sóc da.

viêm da dầu hay còn gọi là viêm da tiết bã nhờn – là bệnh da liễu có liên quan đến rối loạn hoạt động của tuyến bã nhờn. bạn đọc có thể tham khảo những thông tin trong bài viết để nắm được vấn đề viêm da dầu có chữa khỏi được không.

Bệnh viêm da dầu có chữa khỏi được không?

Viêm da dầu hay còn gọi là viêm da tiết bã (seborrheic dermatitis) là bệnh lý da liễu phổ biến. thuật ngữ này đề cập đến tổn thương da do rối loạn hoạt động của tuyến bã nhờn.

Bệnh không chỉ gây khô, tróc vảy, nổi mẩn trên da mà còn khiến người bệnh ngứa ngáy và khó chịu. viêm da dầu có xu hướng xuất hiện ở những người có hệ miễn dịch suy yếu, rối loạn thần kinh, trầm cảm và căng thẳng kéo dài,…

Viêm da dầu là bệnh mãn tính có tiến triển kéo dài và tái phát thường xuyên. đến nay nguyên nhân cụ thể và phương pháp điều trị dứt điểm bệnh chưa được xác định. vì vậy mục đích của quá trình chữa trị là kiểm soát triệu chứng và ngăn chặn tiến triển tiêu cực của bệnh.

Nếu thực hiện điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, đồng thời kết hợp với chế độ chăm sóc đúng cách, bạn có thể giới hạn các đợt bùng phát của bệnh ở mức tối thiểu.

Ngược lại, tình trạng không điều trị, chăm sóc sai cách có thể gây ngứa ngáy nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt và hiệu suất làm việc. Hơn nữa tình trạng này còn làm tăng nguy cơ lây lan và nhiễm trùng da.

Các biện pháp kiểm soát viêm da dầu phổ biến

Trường hợp bệnh có mức độ nhẹ có thể tự thuyên giảm mà không điều trị. Tuy nhiên với những người bệnh có triệu chứng ngứa và sưng viêm ở da, bạn buộc phải điều trị để kiểm soát triệu chứng và hạn chế tình trạng phát triển theo chiều hướng xấu.

Biện pháp điều trị chính của bệnh viêm da dầu là sử dụng những loại Thu*c bôi ngoài da như Thu*c chống viêm tại chỗ, Thu*c giảm dày sừng và Thu*c ức chế miễn dịch tại chỗ.

1. Thu*c giảm dày sừng

Hoạt động bất thường của tuyến bã nhờn khiến biểu bì da bong vảy liên tục, dẫn đến tình trạng dày sừng và khô ráp. Để loại bỏ hiện tượng này, bạn có thể sử dụng những loại Thu*c bôi có chứa acid salicylic như Dibetalic, Lotusalic, Benzosali, Beprosalic,… Ngoài ra nhóm Thu*c này còn có khả năng giảm dầu và bã nhờn trên da.

Tuy nhiên nhóm Thu*c này có thể gây ra cảm giác bỏng, nứt nẻ, kích ứng và khô da.

2. Thu*c chống viêm tại chỗ

Những loại Thu*c chống viêm tại chỗ (corticosteroid) được dùng phổ biến trong quá trình chữa bệnh viêm da dầu. Thu*c được chỉ định trong trường hợp da sưng viêm và đau rát.

Những loại Thu*c chống viêm tại chỗ bao gồm: Betamethasone, Clobetasol, Triamcinolone acetonide, Fluocinolone acetonide,…

Sử dụng Thu*c chống viêm tại chỗ trong thời gian dài có thể khiến da bị bào mòn, teo da hay thậm chí gây tổn thương vỏ thượng thận.

3. Thu*c ức chế miễn dịch tại chỗ

Thu*c ức chế miễn dịch tại chỗ là giải pháp thay thế cho corticosteroid trong trường hợp bệnh nhân gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng. những loại Thu*c bôi ức chế miễn dịch được dùng trong điều trị viêm da dầu bao gồm tacrolimus và pimecrolimus.

Tuy nhiên nhóm Thu*c này chỉ được dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Ngoài ra, việc sử dụng Thu*c trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ ung thư da.

Hầu hết những loại Thu*c bôi ngoài da đều đáp ứng tốt với viêm da dầu. trong trường hợp da bị sưng viêm, chảy dịch nghiêm trọng, bạn sẽ được yêu cầu dùng corticosteroid đường uống (prednisone). hoặc nếu nghi ngờ bạn bị viêm da dầu do vi nấm, bác sĩ sẽ kê toa Thu*c kháng nấm.

Ngoài việc dùng Thu*c, bạn cần thực hiện chăm sóc cơ thể và da đúng cách. Đồng thời cải thiện bệnh bằng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/benh-viem-da-dau-co-chua-khoi-duoc-khong)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY