Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bệnh viện 108 thực hiện thành công ca ghép gan cấp cứu đầu tiên

Các bác sỹ bệnh viện 108 đã tiến hành phối hợp, lên phương án, hội chẩn cấp cứu và tiến hành ghép cấp cứu xuyên đêm, chạy đua từng giờ để cứu sống bệnh nhân suy gan cấp.

Các bác sỹ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa thực hiện thành công ca ghép gan cấp cứu cho bệnh nhân suy gan cấp đã rơi vào trạng thái tiền hôn mê gan, xuất huyết não, đa phủ tạng, viêm phổi.

Bệnh nhân là anh Nguyễn Tiến H. , 40 tuổi, ở Hà Nội, suy gan cấp, rơi vào trạng thái tiền hôn mê gan, xuất huyết não, đa phủ tạng, viêm phổi.

Theo lời kể của gia đình, anh H. có tiền sử viêm gan B nhưng uống Thu*c điều trị không đều. Sau khi đi công tác về, anh H. cảm thấy mệt mỏi trong người.

Gia đình đã đưa anh vào Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương để điều trị. Tại đây, các bác sỹ đã tích cực điều trị nhưng tình trạng bệnh của anh ngày càng nặng.

Anh được chẩn đoán suy gan cấp trên nền viêm gan mãn tính, nhiễm khuẩn. Anh H. được chỉ định ghép gan.

Sau đó, anh H. được chuyển sang Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 để tiến hành ghép gan. Đây là ca ghép gan đặc biệt. Mọi công đoạn chuẩn bị tiến hành ghép đều phải nhanh chóng để giành giật sự sống cho người bệnh.

Sau 14 giờ, các bác sỹ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã tiến hành ghép gan cấp cứu thành công cho bệnh nhân.

Tất cả các khoa trong bệnh viện đã phối hợp rất nhịp nhàng trong quá trình trước, trong và sau khi ghép gan cho anh H.

"Đây là ca ghép rất đặc biệt do trước đó, các ca ghép gan của bệnh viện thực hiện đều được chuẩn bị theo kế hoạch, còn đây là ca ghép gan cấp cứu, lại ghép từ người cho sống.

Trường hợp bệnh nhân H. bị suy gan cấp có hội chứng não gan, viêm phổi, có tình trạng xuất huyết dưới da rất nặng, rối loạn đông máu, rối loạn chảy máu.

Với diễn biến bệnh như vậy nếu không ghép gan, người bệnh sẽ chỉ sống trong vòng 1-2 ngày. Chúng tôi đã tiến hành phối hợp, tổ chức chuẩn bị, lên phương án, hội chẩn cấp cứu và tiến hành ghép cấp cứu xuyên đêm, chạy đua từng giờ để cứu sống bệnh nhân," tiến sỹ Lê Văn Thành chia sẻ.

Bệnh nhân đã tỉnh lại 2 ngày sau ghép. Hiện nay sức khỏe của bệnh đang hồi phục tốt và đã được ra viện.

“Khi tỉnh lại sau ca ghép gan, tôi thấy hạnh phúc. Tôi cảm giác như mình vừa có một giấc ngủ dài. Cha mẹ sinh ra tôi nhưng các bác sỹ mới là người hồi sinh, cho tôi một cuộc sống mới. Tôi thấy thương cha mẹ mình hơn. Tôi biết ơn các bác sỹ đã cứu sống tôi," anh H. chia sẻ.

Tiến sỹ Thành cũng cho biết thêm những bệnh nhân viêm gan B phải uống Thu*c đều đặn theo lời dặn của bác sỹ, tránh bỏ Thu*c hoặc uống không thường xuyên để hạn chế tình trạng bùng phát của viêm gan B lên thành đợt cấp.

Khi bị suy gan cấp, khả năng Tu vong của bệnh nhân rất cao, lên tới 80% nếu không được ghép gan. Ghép gan là biện pháp điều trị hiệu quả nhất cho các trường hợp suy gan cấp trên nền gan mạn tính.

Hiện nay, nhu cầu ghép gan ở Việt Nam rất lớn và đang gia tăng nhanh chóng, ước tính có khoảng 1.500 người đang chờ ghép gan. Ghép gan là một phẫu thuật mà bác sỹ thay thế gan bệnh bằng gan lành khỏe mạnh, từ người cho sống hoặc từ nguồn hiến ch*t não.

Ghép gan là phương cách duy nhất để đem lại sự sống cũng như kéo dài thời gian sống thêm hiệu quả nhất cho bệnh nhân mắc các bệnh gan./.

Theo Vietnamplus

Mạng Y Tế
Nguồn: Ngày nay (https://ngaynay.vn//suc-khoe/benh-vien-108-thuc-hien-thanh-cong-ca-ghep-gan-cap-cuu-dau-tien-160795.html)

Tin cùng nội dung

  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Bộ phận nhạy cảm này đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn thể chất khỏe mạnh, đời sống T*nh d*c như ý của các chị em.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
  • Chất độc hại bao gồm các hóa chất, sản phẩm gia dụng, Thu*c trừ sâu và các loại mỹ phẩm. Bảo vệ con bạn và đưa trẻ tránh xa các chất độc hại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY