Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bệnh viện Chợ Rẫy khẳng định không mổ sống bệnh nhân

(MangYTe) - Mới đây, một người phụ nữ tên Cao Thị Anh Đ. đã lên tiếng phản ánh về việc mẹ mình là bà Phan Thị Thúy Ph. (54 tuổi, ngụ tại Bến Tre) đã bị các bác sĩ tại Bệnh viện Chợ Rẫy “mổ sống” trong ca phẫu thuật do gây mê không hiệu quả.

Theo phản ánh của gia đình, bà Ph. bị sỏi mật không còn khả năng điều trị nội khoa. Ngày 22/11 bà Ph. được các bác sĩ tại Bệnh viện Chợ Rẫy thực hiện cuộc phẫu thuật nội soi cắt túi mật. Khi được đưa vào phòng mổ, bà được nhân viên y tế chích 1 mũi Thu*c gây mê, sau đó, bà được nữ nhân viên y tế và thay đồ.

Tuy nhiên, trong lúc thay quần áo, bà Ph. vô tình đạp trúng khay Thu*c để trên giường làm các lọ Thu*c bị vỡ khi rơi xuống sàn nhà. Các nhân viên y tế đã quét dọn mảnh vỡ của lọ Thu*c sau đó bác sĩ bắt tay vào cuộc mổ.

Theo lời thuật lại của chị Đ. thì: “Khi bác sĩ đụng dao kéo để tạo lỗ đặt thiết bị mổ nội soi trên bụng, mẹ tôi bị đau dữ dội. Mọi thao tác của bác sĩ bà đều nhận biết nhưng không thể nói được vì cơ thể bị tê cứng, tay chân không thể co gồng được. Bà nghe được hết những gì bác sĩ nghe được tất cả những gì bác sĩ nói trong phòng mổ… khi bác sĩ thực hiện cuộc mổ bà chỉ biết gồng người chịu đau”.

Gia đình bệnh nhân cho rằng, lọ Thu*c bị vỡ nhưng không được thay bằng lọ Thu*c khác để chích bổ sung cho bệnh nhân là nguyên nhân khiến bà Ph. bị các bác sĩ “mổ sống như thời trung cổ”. Sau phẫu thuật, khi bệnh nhân tỉnh lại bác sĩ đến thăm bệnh, bà Thúy Ph. cũng thuật lại những cảm giác đau đớn của mình cho các bác sĩ. Gia đình cho biết, toàn bộ ê kíp phẫu thuật và nữ nhân viên y tế có liên quan tới lọ Thu*c bị vỡ đã đến xin lỗi người bệnh nhưng không nhận được sự đồng thuận của gia đình.

Bệnh viện Chợ Rẫy lên tiếng

Trả lời báo Tiền Phong, PGS.TS.BS Trần Minh Trường, Phó giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết ngày 26/11, đơn vị này đã tiến hành họp hội đồng chuyên môn để xem xét và kết luận vụ việc.

Theo bệnh viện, đến ngày thứ 5 sau mổ, bệnh nhân có các chỉ số sinh tồn bình thường trên lâm sàng, bệnh nhân được đánh giá có thể xuất viện. Như vậy đây là một ca mổ thành công, không tai biến trong và sau mổ, đúng quy trình, đã được hoàn thành tốt đẹp.

Theo kết luận của hội đồng chuyên môn bệnh viện, lọ Thu*c nhân viên y tế làm vỡ là Thu*c cầm máu (Cyclonamin, trị giá 24.000 đồng). Đây là sự cố nhỏ, không liên quan đến cuộc gây mê, phẫu thuật cho bệnh nhân. Theo quy định của bệnh viện, với sự cố ngoài ý muốn trên nhân viên phòng mổ đã giữ lại vỏ lọ Thu*c, báo cáo cho khoa đổi lọ Thu*c khác.

Bệnh viện cho rằng kíp mổ đã thực hiện gây mê cân bằng cho người bệnh gồm giai đoạn tiền mê (chích Thu*c propofol) sau đó gây mê bằng khí mê duy trì.

Việc tiền mê bằng Thu*c truyền tĩnh mạch có thể gây cảm giác đau cho bệnh nhân kéo dài hoặc thoáng qua tùy theo tốc độ và thời gian truyền Thu*c. Bác sĩ đã đánh giá bệnh nhân mê đúng độ cho phép trước khi thực hiện cuộc phẫu thuật.

Đại diện bệnh viện khẳng định quá trình gây mê và tiến hành mổ nội soi ổ bụng có bơm hơi làm căng chướng bụng, giãn cơ chủ động nên thông tin cho rằng bác sĩ đã “mổ sống” là không có cơ sở.

Điều này được thể hiện qua bảng dấu hiệu sinh tồn và lâm sàng của bác sĩ gây mê, bệnh nhân luôn được duy trì ở mức bình thường, không có biến đổi. Liều lượng Thu*c khởi mê trong khi phẫu thuật và hậu phẫu là thích hợp. Tại hậu phẫu, bệnh án ghi nhận bệnh nhân còn trong tình trạng mê.

“Đau trong bệnh nhân gây mê có thể xảy ra và tùy theo ngưỡng chịu đau của mỗi người. Chỉ có gây mê đạt đủ độ thì bác sĩ mới có thể mổ được cho bệnh nhân nếu không cơ thể người bệnh sẽ có những phản ứng bất lợi cho cuộc mổ. Ca nội soi cắt túi mật cho người bệnh diễn ra thuận lợi, thành công”, đại diện bệnh viện khẳng định.

PV

Mạng Y Tế
Nguồn: Ngày nay (https://ngaynay.vn//suc-khoe/benh-vien-cho-ray-khang-dinh-khong-mo-song-benh-nhan-160944.html)

Tin cùng nội dung

  • Em muốn mua bảo hiểm y tế của bệnh viện da liễu TPHCM, vậy em có thể mua ngay tại BV không ạ? Nếu có thể thì được lấy ngay không và giá bao nhiêu vậy ạ? Em rất mong nhận được phản hồi từ mangyte, em xin cám ơn. (Anh Vân - tranong...@gmail.com)
  • Sau T*i n*n giao thông năm ngoái, anh tôi bị gãy xương cánh tay, tổn thương động mạch cánh tay. Hiện giờ tay phải của anh tôi có thể nhấc lên nhưng không co duỗi được, bàn tay bất động từ chỗ cổ tay trở đi. Tôi nghe nói bệnh viện ở TPHCM có thể phẫu thuật giúp bàn tay cử động được. Xin hỏi đó là bệnh viện nào và chi phí khoảng bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp, anh tôi là thợ sửa điện lạnh, điều này quyết định cả tương lai của anh ấy. Cảm ơn mangyte rất nhiều! (Thanh Bình - Đồng Tháp)
  • Chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật tim hở có thể giúp ngăn ngừa cơn đau tim và sự cần thiết phải phẫu thuật tim trong tương lai. Một điều quan trọng là cần làm giảm lượng mỡ cơ thể người bệnh bởi vì Thu*c có thể làm tăng lượng mỡ trong máu bệnh nhân. Tăng mỡ máu có thể gây tắc mạch, làm gia tăng cơ hội gặp nhiều rắc rối về vấn đề tim mạch sau này.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Ung thư và điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị...có thể gây ra các rắc rối cho cơ thể, kể cả việc ăn uống hằng ngày
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Nghề y là một nghề đặc biệt vừa mang tính khoa học chính xác vừa có tính nghệ thuật, đó là sự tổng hợp các hoạt động thể lực...
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY