Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bệnh viện Hà Nội siết chặt kiểm soát lây nhiễm nCoV

Các bệnh viện tại Hà Nội tăng cường sàng lọc, phân loại, cách ly người đến khám chữa bệnh, sau khi Bệnh viện E xuất hiện một ca nhiễm nCoV.

Ca nhiễm mới tại hà nội được ghi nhận sáng 20/8, điều trị nội trú tại bệnh viện e, chưa xác định được nguồn lây. bệnh viện e ngưng hoạt động từ đêm qua, phong tỏa, khử khuẩn, chuyển bệnh nhân sang bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương.

Từ bài học bệnh viện e, ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh covid-19 thành phố hà nội xác định các bệnh viện là nơi có nguy cơ lây nhiễm cao, do số lượng người từ các nơi đến khám chữa bệnh đông. sở y tế hà nội yêu cầu các bệnh viện khẩn trương đánh giá mức độ an toàn, rà soát các biện pháp và kịch bản phòng chống dịch...

Rút kinh nghiệm từ đợt dịch trước, các cơ sở khám chữa bệnh của hà nội đã tái khởi động nhiều biện pháp chống dịch. các bệnh viện phân luồng bệnh nhân ngay từ cổng, bố trí phòng khám sàng lọc tại khoa khám bệnh, kiểm soát chặt chẽ người ra vào, thực hiện khai báo y tế... các khoa trọng điểm như khoa hồi sức tích cực, khoa cấp cứu, khoa truyền nhiễm, khoa bệnh nhiệt đới và người bệnh có chỉ định chăm sóc cấp i tại các khoa lâm sàng khác, được xem là khu vực dễ bị ncov tấn công.

duy trì kiểm soát ngay từ cổng bệnh viện, chỉ những người mang khẩu trang mới được vào. Mọi lối vào các tòa nhà, khoa phòng đều được đo nhiệt độ, người bệnh phải đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn để đảm bảo an toàn.

Bệnh viện phân luồng với bệnh nhân cấp cứu và bệnh nhân không cấp cứu để sàng lọc, phát hiện sớm ca bệnh. Bắt buộc cách ly ngay với những bệnh nhân nghi ngờ. Người thăm bệnh nhân nội trú bị hạn chế, một số khoa không cho phép người thân chăm nuôi.

, nơi điều trị bệnh nhân nặng đã lập sẵn các chốt sàng lọc, trực 24/24 giờ, kiểm tra thân nhiệt 100% người ra vào kể cả cán bộ y tế. Bệnh viện tăng cường khám chữa bệnh từ xa, khám chữa bệnh tại nhà, điều trị ngoại trú cho bệnh nhân.

Riêng bệnh viện k, cán bộ y tế "đi từng tầng, gõ từng phòng điều trị, rà từng người ra vào bệnh viện". những người đã qua sàng lọc được đóng dấu vào tay ở vị trí dễ nhận thấy giúp nhân viên y tế và bảo vệ có thể kiểm tra, theo dõi. suất ăn từ thiện hoặc suất ăn dinh dưỡng phục vụ tại buồng bệnh, giảm nguy cơ lây nhiễm khi di chuyển ra ngoài để mua đồ và đảm bảo vệ sinh.

sẵn sàng ứng phó trước nguy cơ dịch bệnh lây lan. Cụ thể, Bệnh viện Hữu Nghị, duy trì phân loại sàng lọc người bệnh. Nguyên tắc chung là người có triệu chứng viêm đường hô hấp ho, sốt, chảy mũi, đau họng, tức ngực, khó thở, người có yếu tố dịch tễ (đi từ nước ngoài về, tiếp xúc với người nhiễm hoặc có nguy cơ...) khám riêng, tránh lây nhiễm cho bệnh nhân khác.

Người bệnh sau khi được sàng lọc, xác định chắc chắn không có yếu tố dịch tễ sẽ chuyển sang khu khám thông thường. Tại khu khám thông thường, nếu phát hiện yếu tố nguy cơ lại chuyển ngược sang khu khám riêng Covid-19.

Các bệnh viện đống đa, thanh nhàn, hà đông, đức giang, bắc thăng long nhận trọng trách tiếp nhận, chẩn đoán, sàng lọc và điều trị bệnh nhân nghi nhiễm. bệnh viện yêu cầu mỗi người bệnh đi cùng một người nhà, không vào thăm tại viện để các khoa, phòng điều trị hạn chế được số người di chuyển và kiểm soát chặt chẽ hơn trong công tác sàng lọc.

Bệnh viện nam học và hiếm muộn việt - bỉ, bác sĩ hà ngọc mạnh, giám đốc bệnh viện, cho biết hầu như không có bệnh nhân sốt và mắc các chứng hô hấp tới khám. với những bệnh lý không cấp cứu, người bệnh đặt lịch hẹn trước, bệnh viện sẽ sắp xếp tránh bệnh nhân tới nhiều trong một lúc.

Ông khổng minh tuấn, phó giám đốc cdc hà nội nhấn mạnh hôm 17/8, ở các khu cách ly tại bệnh viện, người có các biểu hiện bệnh đường hô hấp cấp tính nhưng không xác định được nguyên nhân, cần phải lấy mẫu xét nghiệm ngay để tránh bỏ sót. ngoài ra, nhân viên y tế phải tư vấn cho bệnh nhân trước khi ra viện cần tiếp tục theo dõi tại địa phương trong vòng 4 tuần và lấy mẫu xét nghiệm 4 lần.

Thùy An - Thúy Quỳnh

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/benh-vien-ha-noi-siet-chat-kiem-soat-lay-nhiem-ncov-4149433.html)

Tin cùng nội dung

  • Mangyte cho em hỏi các bệnh viện lớn ở TPHCM được nghỉ tết âm lịch mấy ngày? Vì nhà em ở xa lên tết này em có người nhà ở đó, em đi lên đó chơi tiện em đi khám luôn nhưng không biết ngày nào. Mong Mangyte giúp em với! (Em Dũng - Lâm Đồng) Mangyte cho tôi hỏi mùng 4 tết BV Bạch Mai làm việc chưa? Hôm qua tôi bị đau thắt ngực, hôm nay thì lại không sao nhưng tôi muốn đi kiểm tra tim mạch cho yên tâm. Cảm ơn Mangyte! (Nguyễn Văn Tuấn - Hà Nội)
  • Tết tây này được nghỉ tới 4 ngày, tôi muốn tranh thủ mấy ngày nghỉ đi làm mấy cái xét nghiệm mà không biết BV Hòa Hảo có nghỉ tết tây không? Ông bác tôi thì định đến BV Đại học Y dược để nội soi qua mũi, liệu có đi được không hay đợi qua năm mới? Còn Khám bệnh online của Mangyte có nghỉ tết tây không vậy? Cảm ơn Mangyte, chúc năm mới nhiều niềm vui! (Trần Đức Nhân - TPHCM)
  • Chào bác sĩ, Cháu bị lệch sống mũi do va chạm cách đây 4 năm. Hiện cháu không tự tin khi giao tiếp vì chiếc mũi bị lệch 1 bên. Cháu muốn chỉnh mũi lại nhưng không biết nhiều thông tin về lệch sống mũi, phương pháp chữa lệch sống mũi nào giúp lành và tự nhiên nhất, nên khám chữa tại bệnh viện nào và giá cả là bao nhiêu? Mong nhận được hồi âm sớm từ BS. Cháu cám ơn BS nhiều! (Hùng Lê - hungle...@gmail.com)
  • Bác sĩ cho em hỏi khám ngực ở bệnh viện nào uy tín vậy ạ? (Thanh Tuyền – TPHCM)
  • Em muốn mua bảo hiểm y tế của bệnh viện da liễu TPHCM, vậy em có thể mua ngay tại BV không ạ? Nếu có thể thì được lấy ngay không và giá bao nhiêu vậy ạ? Em rất mong nhận được phản hồi từ mangyte, em xin cám ơn. (Anh Vân - tranong...@gmail.com)
  • Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi