Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bệnh xương khớp có thể trở nên rất nguy hiểm nếu bỏ qua 7 dấu hiệu cảnh báo

Sức khỏe là một trong những điều quan trọng hàng đầu trong cuộc sống, 5 phát hiện sau đây về bệnh xương khớp có thể sẽ đặc biệt hữu ích đối với hầu hết mọi người.

Khoảng 100 triệu người Mỹ đang phải chịu đựng những cơn đau mãn tính, mà đau đầu gối là nguyên nhân phổ biến thứ 2.

Khi tìm kiếm nguồn căn của bệnh đau khớp, bạn phải hiểu rằng đây là một triệu chứng nguy hiểm cần phải được kiểm tra kỹ càng và điều trị chuyên sâu.

Các chuyên gia sức khỏe trên kênh Brightside nhấn mạnh rằng sức khỏe là một trong những điều quan trọng hàng đầu trong cuộc sống, 5 phát hiện sau đây về căn bệnh này có thể sẽ hữu ích đối với bạn.

1. Canxi và vitamin D có thể làm giảm cơn đau

Một nhóm nghiên cứu đã chứng minh rằng vitamin D có khả năng giảm thiểu đau khớp. Ngoài ra, cơn đau có thể tăng lên nếu cơ thể thiếu vitamin D và không được bổ sung kịp thời.

Một điều cực kỳ quan trọng bạn cần lưu ý nữa: Hãy uống vitamin D kết hợp cùng canxi. Dù không chữa trị được hoàn toàn căn bệnh nhưng nó giúp giảm viêm và giữ cho xương khớp bạn chắc khỏe.

2. Chế độ ăn uống với các chất chống oxy hóa giúp giảm viêm

Chế độ ăn uống hợp lý được các bác sĩ khuyến nghị sau đây sẽ làm giảm cơn đau khớp của bạn. Những thực phẩm bổ dưỡng bao gồm: Cá, dầu ô-liu, trái cây, rau xanh và trà hoa hồng.

Chúng đều được cấu tạo từ những chất chống viêm. Ngoài ra, trong nước hoa hồng rất giàu chất chống oxi hóa – có thể bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương tế bào.

3. Hoạt động thể chất giúp nâng cao tình trạng sức khỏe

Đương nhiên, khi bạn bị đau đầu gối hay xương khớp, bạn không thể chạy, nhảy, hoạt động như một người khỏe mạnh bình thường, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc bạn nên tránh mọi hoạt động thể chất.

Thậm chí những cuốc đi bộ dài cũng có thể giúp bạn giữ dáng. Thông thường, các bác sĩ sẽ gợi ý cho bạn những bài tập đặc biệt mà không tạo ra quá nhiều áp lực lên các khớp của bạn.

Vậy nên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về loại bài tập nào phù hợp nhất, và đừng tự khiến bản thân mình mệt mỏi khi thấy các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

4. Cực kỳ cẩn thận với nhiệt độ

Hãy lưu ý trước khi áp dụng những phương pháp dùng nhiệt cho các khớp xương phiền phức của bạn.

Có một vài trường hợp mà bạn tuyệt đối không được sử dụng để làm ấm cơ thể mình: Tắm nước nóng, massages và xông hơi. Tương tự với khăn lạnh và đá viên. Vào mùa đông hoặc khi trời trở gió, đừng quên mặc quần áo thật ấm và đeo găng tay.

Nếu bạn bị đau khớp, hãy gặp ngay bác sĩ, làm các xét nghiệm cần thiết để tránh hậu quả nguy hiểm và nắm được những gì bạn được/không được làm.

5. Không phải cơn đau khớp nào cũng là do viêm khớp

Đôi khi, thật sự rất khó để chẩn đoán một người bị đau khớp bởi nhiều căn bệnh có triệu chứng giống nhau. Nếu bạn có ít nhất một khớp bị đau, hãy gặp ngay bác sĩ chuyên khoa thấp khớp. Chỉ có những chuyên gia lành nghề mới có thể phân biệt chính xác giữa viêm khớp với các dạng bệnh khớp khác.

Tình trạng phổ biến và triệu chứng dẫn đến đau khớp

1, Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh rối loạn tự miễn nguy hiểm, chủ yếu ảnh hưởng đến các khớp. Nó cũng bao hàm cả viêm phổi, các vấn đề về tim mạch và lượng hồng cầu trong máu thấp.

Các triệu chứng thường gặp:

Sưng khớp và khó chịu cả hai bên (đối xứng).

Các triệu chứng kéo dài trong thời gian dài (nhiều tuần/tháng).

Đầu gối, bàn tay, ngón tay và bàn chân là những bộ phận thường bị ảnh hưởng nhất.

Mất dần phạm vi cử động ở các khớp.

Sốt.

Ngón tay bị biến dạng.

2, Chứng viêm bao hoạt dịch có thể gây ra những cơn đau ở chân và tay

Viêm bao hoạt dịch là tình trạng viêm một hoặc nhiều bao hoạt dịch trong cơ thể. Bao hoạt dịch là túi chứa đầy chất lỏng xung quanh khớp của bạn, có tác dụng như một chất bôi trơn. Hoạt động quá sức và chấn thương vùng khớp cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.

Các triệu chứng phổ biến:

Ảnh hưởng đến khuỷu tay, vai, hông, đầu gối và gân gót chân.

Phổ biến nhất là những cơn đau xuất hiện từ từ hoặc đột ngột.

Mất khả năng cử động nghiêm trọng ở vùng vai.

3, Đau cơ xơ hóa ảnh hưởng đến khớp, cơ và xương

Những chấn thương khớp thường xảy ra ở đầu gối, cổ tay và khuỷu tay. Nếu bạn bị viêm và đau chỉ ở một khớp, có thể là do bạn đã gặp chấn thương trong khi nhảy hoặc thực hiện một hành động nào đó khác.

Triệu chứng:

Đau, đỏ và viêm khớp.

Sưng và giảm phạm vi cử động.

5, Loãng xương gây đau đầu gối

Loãng xương là chứng bệnh làm xương yếu đi và gia tăng nguy cơ gãy xương. Trong cấu tạo của xương khỏe mạnh, có những khoảng trống bé xíu. Và bệnh loãng xương làm tăng kích thước những khoảng trống đó lên.

Nói một cách đơn giản, xương sẽ trở nên yếu và rỗng dần. Những người mắc bệnh loãng xương thường dễ bị đau khớp gối hơn.

Nhiễm trùng bắt đầu xuất hiện khi có vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, thường xảy ra sau khi gặp chấn thương hoặc thực hiện phẫu thuật. Sau đó, nó lan rộng đến các khớp và xương thông qua đường máu.

Các loại nhiễm trùng gây đau xương khớp:

Viêm xương tủy: Bệnh này phổ biến ở những người mắc bệnh tiểu đường, phát triển nhanh chóng và có các triệu chứng như đau, sốt, cứng khớp.

Viêm khớp nhiễm khuẩn: Thường ảnh hưởng đến các khớp ở chân và cánh tay, bao gồm cả hông, vai và cổ tay.

7, Lupus và các vấn đề về khớp

Lupus là một bệnh tự miễn, xảy ra khi hệ thống miễn dịch nhầm lẫn và tấn công chống lại các mô khỏe mạnh ở nhiều bộ phận trong cơ thể. Nó có thể rất nguy hiểm và thường dẫn đến Tu vong bởi cực kỳ khó chẩn đoán và chưa có cách chữa trị.

Chẩn đoán ban đầu có thể trông giống như bạn đang mắc rất nhiều bệnh khác nhau. Nó gây ảnh hưởng đến mắt, phổi, tim mạch, da, thận, máu và não; nhưng triệu chứng phổ biến nhất là đau khớp khắp người.

    Đọc "Bí kíp ăn uống" của Trần Lan Hương, nhiều người Việt sẽ giật mình vì đang tàn phá sức khỏe

Triệu chứng thường gặp:

Đau khớp từ nhẹ đến rất nặng.

Sốt kéo dài.

Rụng tóc.

Thiếu máu và mệt mỏi, ốm yếu.

Phát ban, có cả phát ban bướm trên mặt.

Mất trí nhớ.

Đau đầu.

Theo Brightside

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/benh-xuong-khop-co-the-tro-nen-rat-nguy-hiem-neu-bo-qua-7-dau-hieu-canh-bao-20191212104916938.htm)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Cùng có triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau tại các khớp nên nhiều bệnh nhân dễ nhầm VKDT với bệnh gút, dẫn tới điều trị không đúng cách, khiến bệnh ngày càng nặng.
  • Táo bón là chứng bệnh thường gặp ở người cao tuổi, đặc biệt là vào thời điểm lễ Tết như Tết Nguyên Đán vừa qua khi chế độ ăn uống thất thường.
  • Do thay đổi S*nh l*, nội tiết thai phụ khó ăn, nôn mửa, sức đề kháng giảm nên dễ bị đau dạ dày.
  • Tôi bị đau khớp đã nhiều năm rồi, uống đủ các loại Thuốc mà vẫn chưa hết bệnh. Tôi nghe nói có phương pháp Shiatsu điều trị đau khớp rất hay. Mangyte có thể cho biết về phương pháp này? Nếu tôi muốn điều trị thì đến đâu? Xin cám ơn các bác sĩ trên mangyte.vn! (Đông Mai - tranthi…@gmail.com)
  • Theo y học cổ truyền, nam ngưu tất có vị đắng, chua, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, tác dụng bổ thận, mạnh gân cốt được sử dụng để chữa viêm khớp
  • Viêm khớp dạng thấp là một tình trạng viêm mãn tính thường ảnh hưởng đến các khớp nhỏ ở bàn tay và bàn chân. Không giống như các tổn thương có tính hao mòn trong thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến lớp lót trong của bao khớp, gây ra sưng đau, cuối cùng có thể dẫn đến mòn xương và biến dạng khớp.
  • Nền nhiệt thấp và mưa phùn ẩm, chế độ ăn uống sinh hoạt thả phanh ngày Tết chính là yếu tố khiến nhiều người dễ bị gặp phải những căn bệnh này.
  • Dược liệu dâu tằm bao gồm nhiều bộ phận của cây dâu: lá (tang diệp), cành (tang chi), quả (tang thầm), vỏ rễ (tang bạch bì) và tầm gửi cây dâu (tang ký sinh).
  • Viêm khớp có thể do chấn thương; do sử dụng quá mức ổ khớp; do bệnh lý hoặc do tuổi già (lão hóa)... Thường người bệnh có các triệu chứng như: sưng, đỏ, nóng, đau, cứng khớp và giới hạn biên độ hoạt động của khớp.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY