Cây thuốc quanh ta hôm nay

Bèo cái, uống chữa mẩn ngứa

Loài liên nhiệt đới, sống trôi nổi trong các ao hồ, sinh sản sinh dưỡng mạnh bằng cách mọc nhánh ngang và nẩy chồi thành cây mới. ít khi gặp cây có hoa

Bèo cái, Bèo ván hay Bèo tai tượng - Pistia stratiotes L., thuộc họ Ráy - Araceae.

Mô tả

Cây thảo thuỷ sinh nổi. Thân đâm chồi, mang các nhánh ngắn, có lá mọc chụm lại. Lá màu lục tuoi, có nhiều lông nhu nhung và không thấm nuớc. Buồng hoa nhỏ độ 1cm, màu lục nhạt. Mo màu trắng. Mỗi buồng chỉ mang 2 hoa trần: hoa đực ở phần trên với 2 nhị dính nhau; ở phần giữa có hoa lép thành vẩy; hoa cái ở dưới có bầu 1 ô, chứa nhiều noãn thẳng. Quả mọng chứa nhiều hạt.

Bộ phận dùng

Toàn cây - Herba Pistiae.

Nơi sống và thu hái

Loài liên nhiệt đới, sống trôi nổi trong các ao hồ, sinh sản sinh dưỡng mạnh bằng cách mọc nhánh ngang và nẩy chồi thành cây mới. ít khi gặp cây có hoa.

Thu hái toàn cây quanh năm, thường dùng tươi, không phải chế biến gì đặc biệt.

Thành phần hoá học

Bèo cái chứa 93,13% nước; 6.87% chất khô; 5,09% chất hữu cơ, 0,63% protid thô, 0,29% chất béo thô, 1,24% cellulos, 2,93% chất không chứa nitrogen, 1,78% tro, 0,185% phosphor, 1,80% calcium. Trong tro hầu hết là muối kali (75% kali chlorua, 25% kali sul fat). Toàn cây bèo cái có một chất gây ngứa tan trong nước.

Tính vị, tác dụng

Bèo cái có vị cay, tính lạnh; có tác dụng giải biểu cho ra mồ hôi và thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu độc.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Bèo cái là vị Thu*c dân gian. Nhân dân thường dùng loại bèo có mặt dưới tía làm Thu*c uống trong chữa mẩn ngứa, tiêu độc mụn nhọt, chữa ho, hen suyễn, thông kinh, chữa đái buốt, đái dắt... Còn dùng ngoài để rửa mụn nhọt, mẩn ngứa và giã đắp ezema. Bèo khô dùng hun trừ muỗi.

Thường dùng bèo cái phơi khô, sao, sắc nước uống, mỗi ngày 10 - 20g. Dùng ngoài nấu nước rửa.

Đơn Thu*c

Chữa đau mặt sưng ngứa, đau mắt, khắp mình nổi mẩn ngứa hoặc sưng phù, dùng Bèo cái bỏ rễ, Bạc hà, Kinh giới mỗi thứ một nắm (30g) sắc uống và xông rửa.

Chữa phù thũng mới phát: Bèo cái một nắm sắc uống.

Chữa hen suyễn, dùng 100g Bèo cái tươi, bỏ rễ, giã nát vắt lấy nước, pha với xirô chanh, ngày dùng 1 - 2 lần 100ml, điều trị trong 2 - 3 tháng. Có người còn dùng bèo nấu với cơm nếp ăn trị hen.

Chữa eczena, dùng Bèo cái, rửa sạch, thêm muối giã nát, đắp ngày một lần, trong 7 - 10 ngày. Đồng thời với việc đắp ở bên ngoài, nên uống những thang Thu*c giải độc có Kim ngân hoa, Bồ công anh.

Chữa mẩn ngứa, dùng 50g Bèo rửa sạch, sao vàng, sắc nước uống hàng ngày, trong 2 - 3 ngày. Khi uống nước Bèo cái, có thể thấy ngứa cổ, nhưng sẽ quen dần. Bèo cái có khả năng chống dị ứng và không có độc.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/caythuocdongy/beo-cai-uong-chua-man-ngua/)

Tin cùng nội dung

  • “Ở quê những ngày có đám cưới xin, rồi việc làng tới việc xóm, có khi ăn cỗ cả tuần. Mà cứ cỗ là lại men bia, men rượu vào người. Tuy nhiên giờ tôi không còn lo mẩn ngữa, mề đay nữa .
  • Mangyte- Nhiều người quan niệm mụn nhọt, mẩn ngứa là bệnh lành tính. Tuy nhiên nếu chữa trị không đúng cách, gây biến chứng có thể bị viêm cầu thận, thậm chí gây nhiễm khuẩn huyết, đe doạ đến cả tính mạng. Vậy làm thế nào để phòng tránh và điều trị khỏi bệnh?
  • Theo y học cổ truyền, cây cỏ sữa lá nhỏ có vị nhạt, hơi chua, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, thông huyết, tiêu viêm, tiêu độc, lợi tiểu, kháng khuẩn, thông sữa.
  • Theo Đông y, rau muống có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, nhuận tràng, chữa rôm sảy, mụn nhọt,...
  • Dạo này em hay bị mẩn ngứa, có thể nói là tối nào cũng bị dù em đã kiêng ăn thịt gà, thịt bò, hải sản... Theo Mangyte, em bị bệnh gì?
  • Da mặt tôi thường xuyên nổi mẩn đỏ, ngứa. BS cho Thu*c chống dị ứng, kết luận bị viêm da tiếp xúc. Tôi phải làm sao để bệnh không tái phát và nên dùng mỹ phẩm thế nào?
  • Tôi bị mẩn ngứa bất cứ nơi nào trên cơ thể khi vùng đó bị lạnh - cho dù lúc đó là mùa nào trong năm.
  • Theo nghiên cứu, đơn tướng quân có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh. Trong nhân dân thường dùng lá đơn tướng quân dị ứng,
  • Theo y học cổ truyền, củ khúc khắc có vị ngọt, nhạt, tính bình, có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt, thanh nhiệt, chữa tê thấp, đau mỏi, viêm da, tiêu hóa kém,…Củ khúc khắc còn có tên gọi là củ kim cang, thổ phục linh, dây khum, cậm cù,… Là một loại cây sống lâu năm, thuộc họ hành tỏi, dài 4 - 5m, có nhiều cành nhỏ, không có gai, thường có tua cuốn dài. Lá hình xoan thuôn. Hoa mọc thành tán. Quả mọng hình cầu, có 3 hạt.
  • Rau má là loại rau thông dụng, thường dùng để chế biến nhiều cách khác nhau để làm món ăn mát bổ; ép nước hoặc chế biến thành trà giải khát có tác dụng thanh nhiệt lương huyết, giải độc dùng rất tốt trong mùa hè.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY