Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Món ăn Thuốc trị mề đay mẩn ngứa

Nổi mề đay là bệnh dị ứng da thường gặp, tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống và công việc của người bệnh.

Người bệnh có triệu chứng ngứa ít hoặc nhiều, mặt da mẩn nổi rải rác hoặc từng mảng, tại chỗ sưng nề, da dày co cứng, có màu sáng tía. cơn ngứa liên tục và mỗi lúc càng nặng hơn, tê bì ở từng vùng trên cơ thể. đa phần những trường hợp bị mề đay cấp có thể tự thuyên giảm mà không cần điều trị hoặc có thể biến mất nhanh chóng sau khi dùng Thuốc. tuy nhiên, những người bị mề đay mạn tính hoặc tái phát cần phải phối hợp với điều chỉnh lối sống và chế độ ăn uống. xin giới thiệu một số món ăn Thuốc tốt cho người bệnh.

Cháo chi tử hạt sen: chi tử 16g, hạt sen 20g, gạo tẻ 70g, gia vị vừa đủ. Hạt sen ngâm vào nước ấm 3 giờ, chi tử sắc kỹ chắt lấy nước Thuốc. Cho gạo vo sạch và hạt sen vào nồi, đổ nước Thuốc nấu cháo, cháo chín nêm gia vị. Chia ăn 2 lần trong ngày. Công dụng: hạt sen bổ tâm tỳ, tăng sức đề kháng và tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể. Chi tử chống viêm, thanh nhiệt tả hỏa, an thần. Gạo tẻ dưỡng cơ nhục, bổ ngũ tạng. Món này rất tốt cho người bị mề đay thể phong nhiệt, biểu hiện: cơn ngứa bùng phát rất nhanh, toàn thân nóng ran, mặt da đỏ, sưng nề nhẹ kèm theo các nốt tịt và những mảng da dày, có co cứng, tê bì...

Người bị mề đay có triệu chứng ngứa ít hoặc nhiều, da nổi mẩn rải rác hoặc từng mảng,...

người bị mề đay có triệu chứng ngứa ít hoặc nhiều, da nổi mẩn rải rác hoặc từng mảng,...

Cháo rau má đậu xanh: rau má 70g, đậu xanh 30g, gạo tẻ 40g, gia vị vừa đủ. Rau má rửa sạch cắt ngắn. Đậu xanh xay lấy cả vỏ, gạo đãi sạch. Cho đậu xanh và gạo vào nồi, đổ nước vừa đủ nấu cháo, cháo chín cho rau má vào đun thêm một lát là được, nêm gia vị, Chia ăn 2 lần trong ngày. Công dụng: rau má tính mát nhuận gan, mát phổi, kháng viêm, tiêu độc. Đậu xanh mát bổ, thanh nhiệt tiêu độc, chống dị ứng, giải độc. Món này giảm ngứa, kháng viêm, nhuận huyết, tiêu độc, lợi gan mật...; rất tốt cho người bị mề đay do cơ địa, hay tái phát khi thay đổi thời tiết.

Cháo sài hồ thịt nạc: thịt thăn lợn 80g, gạo tẻ 70g, gia vị vừa đủ. Sài hồ sắc kỹ lấy nước, thịt thăn lợn băm nhỏ ướp gia vị rồi xào với hành khô cho chín. Cho gạo tẻ vo sạch cùng nước Thuốc vào nồi nấu cháo, cháo chín cho thịt vào nấu thêm một lát, nêm gia vị, chia ăn 2 lần trong ngày. Công dụng: thịt thăn bổ thận, bổ nguyên khí, tăng miễn dịch; sài hồ thanh nhiệt, tiêu độc, trừ tà. Dùng món này các triệu chứng giảm nhanh, ổn định sức khỏe.

Cháo rau má đậu xanh giúp giảm ngứa, kháng viêm...; rất tốt cho người bị mề đay do cơ địa, hay tái phát khi thay đổi thời tiết.

cháo rau má đậu xanh giúp giảm ngứa, kháng viêm...; rất tốt cho người bị mề đay do cơ địa, hay tái phát khi thay đổi thời tiết.

Cháo khổ qua rau muống tim lợn: tim lợn 1 quả, khổ qua 60g, rau muống 40g, gạo tẻ 60g, gia vị vừa đủ. Khổ qua rửa sạch bỏ ruột thái lát mỏng. Rau muống rửa sạch cắt ngắn. Quả tim lợn bổ làm tư rửa sạch, gạo vo sạch. Cho gạo cùng tim lợn vào nồi, đổ nước nấu cháo, cháo chín cho khổ qua vào đun tiếp, cho rau muống đun sôi thêm một lát, nêm gia vị, chia ăn 2 lần trong ngày. Công dụng: khổ qua tính mát, thanh nhiệt chống dị ứng, dịu cơn ngứa và làm mát da. Rau muống vị ngọt tính hơi hàn, tác dụng tiêu độc, nhuận cơ, sinh cơ, chống ngứa, tiêu phù, hoạt trường. Tim lợn bổ tâm, kiện não. Gạo tẻ bổ tỳ dưỡng cơ nhục. Món này thích hợp với người bị mề đay hay tái phát, người nóng, hay ngứa lở ngoài da, tim hồi hộp, ngủ trằn trọc.

Để hạn chế mề đay tái phát, nên lưu ý:

- Không tắm nước quá nóng vì dễ làm da bị tổn thương. Với những vùng da bị nổi mẩn nên sử dụng những kem dưỡng da loại nhẹ hoặc làm mát với quạt, vòi sen,...

- Vệ sinh không gian sống tránh tiếp xúc với nấm mốc, côn trùng...

- Kiêng ăn các loại đồ ăn, thức uống có thể gây dị ứng, thực phẩm cay nóng, đồ ngọt, giàu protein và các chất kích thích như cà phê, Thuốc lá,...

- Không mặc các trang phục và giày dép có chất liệu dày cứng, bí và bó sát.

- Nghỉ ngơi và ăn uống điều độ để hạn chế stress, mệt mỏi, suy nhược, căng thẳng quá mức.

- thông báo với bác sĩ tiền sử dị ứng và tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa khi dùng một số dược phẩm để được chỉ định loại Thuốc phù hợp.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/mon-an-thuoc-tri-me-day-man-ngua-n184117.html)

Tin cùng nội dung

  • Đau răng, sâu răng, lợi chảy máu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ em mắc nhiều hơn. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh, như tổn thương răng lợi, đau nhức, khó nhai hoặc không nhai được thức ăn, hôi miệng, mất tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bốc lên, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Xin giới thiệu một số món ăn Thu*c hỗ trợ trị bệnh.
  • Cá chép là loài cá nước ngọt phổ biến khắp các ao, hồ, sông suối ở nước ta. Ngoài công dụng làm thức ăn ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, cá chép còn được sử dụng làm Thuốc bổ tỳ vị, lợi tiểu, thông sữa, an thai,… Xin giới thiệu một số món ăn Thuốc từ cá chép để bạn đọc tham khảo và áp dụng:
  • Với nguyên liệu dễ dàng mua được ở chợ, siêu thị, chúng ta có thể chế biến được những món ăn cải thiện trí nhớ, tốt cho trí não
  • Những tháng cuối năm, thời tiết càng trở nên lạnh giá khiến món thịt chó được nhiều người ưa chuộng và là món ăn hàng đầu trong các buổi liên hoan, gặp mặt bạn bè...
  • Tai biến mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm với những diễn biến khôn lường. Đây là một cấp cứu y khoa tính theo giờ vàng. Tuy nhiên, đa phần là để lại di chứng. Vì vậy, giai đoạn điều dưỡng sau tai biến cũng rất trường kỳ và quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy, sử dụng bài Thuốc Đông y kết hợp với Tây y chữa trị sau tai biến có thể giúp ích cho sự phục hồi của người bệnh.
  • Thịt dê được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trong “Tản Đà thực phẩm”, cố thi sĩ Tản Đà rất ca ngợi các món ăn từ dê; các món này ăn vừa ích khí, ôn bổ trung hạ tiêu, dùng trong trường hợp ốm yếu, đau lưng mỏi gối, sinh hoạt T*nh d*c kém, di tinh, mộng tinh...
  • Theo nghiên cứu, đơn tướng quân có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh. Trong nhân dân thường dùng lá đơn tướng quân dị ứng,
  • Theo y học cổ truyền, củ khúc khắc có vị ngọt, nhạt, tính bình, có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt, thanh nhiệt, chữa tê thấp, đau mỏi, viêm da, tiêu hóa kém,…Củ khúc khắc còn có tên gọi là củ kim cang, thổ phục linh, dây khum, cậm cù,… Là một loại cây sống lâu năm, thuộc họ hành tỏi, dài 4 - 5m, có nhiều cành nhỏ, không có gai, thường có tua cuốn dài. Lá hình xoan thuôn. Hoa mọc thành tán. Quả mọng hình cầu, có 3 hạt.
  • Rau má là loại rau thông dụng, thường dùng để chế biến nhiều cách khác nhau để làm món ăn mát bổ; ép nước hoặc chế biến thành trà giải khát có tác dụng thanh nhiệt lương huyết, giải độc dùng rất tốt trong mùa hè.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY