Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Bị 2 viên sỏi thận nặng 0,3kg do quên ống thông trong niệu quản 5 năm

Các bác sĩ vừa thực hiện phẫu thuật lấy sỏi vùng bể thận - niệu quản bên trái cho một bệnh nhân.

Hai viên sỏi rất to trong bàng quang, bám xung quanh ống thông jj (ống thông niệu quản) bị bỏ quên suốt 5 năm trong niệu quản bệnh nhân.

Bệnh nhân đã ổn định sau khi phẫu thuật - Ảnh: Phong Phạm

Bệnh nhân là anh d.v.h (27 tuổi, ngụ tỉnh hậu giang) được tuyến trước chuyển đến bệnh viện đa khoa trung ương cần thơ vào lúc 15 giờ 50 ngày 21.3 với tình trạng đau nhiều vùng hông lưng trái, ấn vào thì đau. tiền sử bệnh nhân có tán sỏi nội soi niệu quản trái khoảng 5 năm trước.

Bệnh nhân cho biết mình được tán sỏi niệu quản trái qua nội soi tại một bệnh viện ở tp.hcm. sau khi tán sỏi, anh được đặt ống thông jj và bác sĩ có hướng dẫn trở lại bệnh viện tái khám để rút ống, nhưng anh lại không đi tái khám.

Lâu dần, anh quên mất trong cơ thể mình vẫn còn một ống thông và vẫn còn nợ cuộc hẹn rút ống thông với bác sĩ. gần đây, bệnh nhân đau âm ỉ, đau quặn hông lưng trái kèm tiểu gắt, tiểu máu, có uống thu*c, có hai lần tiểu ra đoạn dây dài nên nghĩ… ống thông đã được tiểu ra hết.

Kết quả siêu âm và chụp cắt lớp vi tính hệ niệu ghi nhận: thận trái ứ nước độ 2, sỏi vùng bể thận - niệu quản bên trái, kích thước khoảng 30 x 58mm, sỏi bàng quang kích thước 90 x 58mm, có một đoạn ống thông jj trong cả hai viên sỏi.

Hai viên sỏi được lấy ra sau phẫu thuật - Ảnh: Phong Phạm

Các bác sĩ hội chẩn quyết định phẫu thuật nội soi sau phúc mạc lấy sỏi thận trái, mổ hở lấy sỏi bàng quang. ê kíp phẫu thuật do bsck2 trương minh khoa (khoa ngoại thận - tiết niệu); bsck2 thái đắc vinh, phó khoa gây mê hồi sức thực hiện.

Đầu tiên, các bác sĩ phẫu thuật nội soi bộc lộ thận - niệu quản trái lấy 1 viên sỏi to khoảng 3,5cm, khâu thận, niệu quản. sau đó chuyển bệnh nhân nằm ngửa, tiến hành phẫu thuật thứ 2 là mổ hở bộc lộ bàng quang lấy viên sỏi to trong bàng quang, kích thước khoảng 9cm. sau 3 giờ phẫu thuật tỉ mỉ, các bác sĩ đã lấy thành công 2 viên sỏi với trọng lượng 300 gam ra khỏi cơ thể bệnh nhân.

Tình trạng hiện tại: bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, vết mổ khô, không sốt, nước tiểu trong.

Theo bsck2 nguyễn phước lộc, trưởng khoa ngoại thận - tiết niệu, ngày nay thông niệu quản (thông jj) được sử dụng ngày càng rộng rãi. đặc biệt với sự phát triển mạnh mẽ của nội soi tiết niệu, ống thông jj được đặt để dẫn lưu niệu quản trong nhiều trường hợp sau mổ sỏi đường tiết niệu, tán sỏi thận qua da, sau tán sỏi niệu quản qua nội soi...

Tuy nhiên thời gian rút ống thông do bác sĩ chỉ định và thời gian đặt thông jj lưu trong niệu quản tùy theo loại (thường có loại chỉ lưu được tối đa là 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm). có trường hợp bệnh nhân được đặt jj nhưng nhiều lý do khác nhau (bệnh nhân không đi tái khám, quên hoặc mất giấy ra viện…) nên ống thông bị “bỏ quên” trong cơ thể bệnh nhân nhiều tháng, thậm chí nhiều năm.

Sự lắng đọng và sau đó quá trình tạo sỏi do ống thông hoặc đứt gãy ống thông là biến chứng có thể gặp phải; viêm nhiễm đường tiết niệu, tiểu máu, tiểu gắt, tiểu buốt…

Các bác sĩ khuyến cáo: những người bệnh khi được điều trị ở bệnh viện cần chú ý tuân thủ lời dặn của bác sĩ và tái khám đúng hẹn, không nên chủ quan với sức khỏe của bản thân nhằm tránh các biến chứng đường tiết niệu do để ống thông quá lâu.

Mạng Y Tế
Nguồn: Một thế giới (https://1thegioi.vn/bi-2-vien-soi-than-nang-0-3kg-do-quen-ong-thong-trong-nieu-quan-5-nam-179635.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Hiểu về những thực phẩm có tác động xấu tới tình trạng viêm loét đại tràng sẽ giúp chúng ta “dễ sống” hơn với căn bệnh này.
  • Chào Mangyte, Tôi bị sỏi thận, đã đi chụp UIV rồi nhưng BS yêu cầu chụp UPR (chụp bể thận niệu quản ngược dòng) nữa. Tại sao tôi phải chụp thêm cái này? Tôi có hỏi mấy người đi khám chung thì có người phải chụp, có người không cần. Và chi phí chụp UPR là bao nhiêu? Cảm ơn Mangyte! (Thúy Liễu - quận Gò Vấp, TPHCM)
  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Chào Mangyte, Em mới có chỉ định tán sỏi nội soi, không biết là chi phí thế nào, thời gian nằm viện bao lâu? Bởi vì em là sinh viên năm cuối, đang ôn thi nên sợ ảnh hưởng đến kết quả học tập. Nhờ Mangyte cho em lời khuyên. (T. Thành - Q. Thủ Đức, TPHCM)
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Sỏi thận có nhiều loại, hay gặp nhất là sỏi canxi (80 - 90%), gồm canxi oxalat, canxi phosphat và canxi oxalat phosphat. Ngoài ra, những loại ít gặp hơn là sỏi acid uric, sỏi cystin. Vì đa số sỏi thận là sỏi canxi nên nhiều người nghĩ rằng kiêng ăn hoàn toàn canxi để tránh bị sỏi thận. Thật sự không phải vậy.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Rau ngổ hay còn gọi là rau om, tên khoa học là Limmophila chinensis thuộc họ Scrophulariaceae. Rau thường mọc nhiều ở ao, rạch, mương và thường được trồng làm gia vị, nêm trong món canh chua, lẩu chua, giả cầy, phở, lươn um...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY