Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Bị bệnh zona thần kinh khi mang thai – Mẹ bầu nên lưu ý gì ?

Bệnh zona thần kinh khi mang thai có thể gây một số ảnh hưởng nhất định lên thai nhi, đặc biệt là trẻ trong giai đoạn 3 tháng đầu. Chẩn đoán và điều trị sớm

mặc dù phổ biến ở những người lớn tuổi (trên 50 tuổi) nhưng phụ nữ mang thai cũng có thể là đối tượng tấn công của virus varicella zoster – tác nhân gây bệnh zona thần kinh. bệnh zona thần kinh khi mang thai có thể gây một số ảnh hưởng nhất định lên thai nhi, đặc biệt là trẻ trong giai đoạn 3 tháng đầu. chẩn đoán và điều trị sớm là cách hạn chế tối đa ảnh hưởng đến trẻ và ngăn ngừa biến chứng trong tương lai.

Bệnh zona là gì? Nguyên nhân gây bệnh zona khi mang thai

Zona thần kinh là bệnh lý đặc trưng bởi triệu chứng phát ban trên da kèm mụn nước (tập hợp thành chùm, giống như chùm nho) và cảm giác ngứa ngáy tại các vị trí lưng, eo, mặt (miệng, mắt, đôi tai). nguyên nhân gây bệnh được cho là nhiễm virus varicella-zoster (vzv) – đây cũng là một loại virus gây bệnh thủy đậu.

Với bệnh nhân đã từng hồi phục sau đợt thủy đậu, virus varicella-zoster vẫn có thể trú ẩn trong hệ thần kinh và được kích hoạt khi gặp điều kiện phù hợp (chẳng hạn: sức đề kháng kém do già yếu, bệnh tật…). nếu bị zona trong thai kỳ, bạn cần hết sức thận trọng.

Nguy cơ bị phơi nhiễm

Zona thần kinh là bệnh truyền nhiễm, có thể lây qua tiếp xúc trực tiếp. tuy vậy, người bị truyền nhiễm có thể không mắc zona thần kinh mà bị thủy đậu trước.

Những người có tiền sử thủy đậu sẽ không thể bị bệnh zona thần kinh nhưng nếu đã từng bị zona thần kinh thì có thể mắc bệnh trong những lần sau.

Người bị bệnh zona chỉ có thể truyền virut sang người khác nếu người không bị nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp với phát ban chưa lành. nếu bạn đang mang thai và chưa bao giờ bị thủy đậu, nên hạn chế tiếp xúc với người bị zona và thủy đậu – kể cả khi họ vừa điều trị khỏi bệnh.

Triệu chứng bệnh zona khi mang thai

Trong thời gian đầu, các phụ nữ mang thai bị zona sẽ cảm thấy đau rát, ngứa ran (thường là một bên) trong cơ thể hoặc khuôn mặt. một số đối tượng sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng toàn thân như: sốt nhẹ, ớn lạnh, buồn nôn, tiêu chảy, khó tiểu…

Sau hai đến ba ngày, tại vị trí đau rát, phát ban và các dát đỏ bắt đầu xuất hiện trên da. Kéo theo đó là sự xuất hiện của các chùm mụn nước (có hình dạng như chùm nho) căng cứng, khó vỡ. Khi vỡ, chúng có thể gây chảy máu. Tình trạng trên gây đau đớn, ngứa ngáy, khó chịu và biến mất sau 2 – 4 tuần.

Phát ban trên da có thể biến mất sau 2 – 4 tuần nhưng cơn đau có thể tiếp diễn nhiều tuần hoặc nhiều tháng sau đó. hiện tượng này gây ra do dây thần kinh bị tổn thương (được gọi là chứng đau thần kinh sau zona).

Bị zona thần kinh khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Zona thần kinh có phạm vi ảnh hưởng thấp, chủ yếu tấp trung bên ngoài da và ít để lại biến chứng nguy hiểm. tuy vậy, mức độ ảnh hưởng của zoan thần kinh có  thể tăng lên nếu bệnh lý này phát sinh trong thai kỳ.

Virus varicella zoster có thể xâm nhập vào bào thai, gây ảnh hưởng đến quá trình hình thành tế bào thần kinh của thai nhi. nếu sản phụ mắc bệnh trong ba tháng đầu, thai nhi có thể bị dị tật hoặc gặp phải một số vấn đề sức khỏe bẩm sinh.

Từ tháng thứ tư trở đi, thai nhi đã dần hoàn thiện, khả năng virus ảnh hưởng hoặc gây tác động nghiêm trọng đến bào thai là rất hiếm.

Tuy nhiên, nếu virus hoạt động mạnh và gây bệnh thủy đậu, khả năng thai nhi bị ảnh hưởng là rất cao. Do đó, cần có biện pháp chủ động ngăn ngừa các vấn đề tiêu cực trước khi bước vào thai kỳ.

Chẩn đoán bệnh zona thần kinh khi mang thai

Triệu chứng của bệnh zona thần kinh rất đặc trưng nên dễ dàng nhận biết. bác sĩ có thể chẩn đoán dễ dàng bằng cách quan sát biểu hiệu lâm sàng. ngoài ra, chuyên gia cũng có thể chỉ định bạn thực hiện xét nghiệm mẫu mô bệnh để kiểm tra sự tồn tại của virus varicella-zoster trong cơ thể, từ đó đưa ra kết luận chính xác.

Điều trị zona thần kinh khi mang thai an toàn

Khi xuất hiện triệu chứng của bệnh zona, phụ nữ mang thai nên đến cơ sở y tế để thăm khám và chỉ định một số biện pháp khắc phục. việc áp dụng một số biện pháp điều trị zona trong thai kỳ sớm có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh và giảm nguy cơ đau thần kinh kéo dài.

Với các bà bầu, chuyên gia có thể chỉ định một số Thu*c kháng virut như:

    acyclovir (Zovirax)

Các loại Thu*c này nên dùng càng sớm càng tốt để phát huy hiệu quả tối ưu. Thời điểm dùng Thu*c kháng virus tốt nhất là trong vòng 3 ngày kể từ khi triệu chứng bắt đầu biểu hiện trên cơ thể.

Ngoài các loại Thu*c kê đơn, phụ nữ bị zona thần kinh khi mang thai cũng có thể dùng một số loại Thu*c không kê đơn (otc) an toàn cho thai kỳ và biện pháp giảm đau tại nhà sau:

    Chườm mát, tắm nước mát để giảm đau.

Thay đổi lối sống và sinh hoạt hằng ngày để kiểm soát bệnh zona khi mang thai

Trong ăn uống

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng của bệnh zona và tăng tốc độ hồi phụ. do đó, trong khẩu phần ăn hằng ngày, các bà bầu nên bổ sung thêm các loại thực phẩm sau:

    Vitamin B12, B6.

Ngoài ra, bạn cũng cần tránh những loại thực phẩm sau:

    Đồ uống chứa cồn: rượu, bia

Trong sinh hoạt hằng ngày

    Hạn chế gãi.

Tỷ lệ mắc bệnh zona ở phụ nữ mang thai là rất thấp. tuy vậy, nếu bạn đang có kế hoạch mang thai và lo lắng về bệnh zona, hãy nói chuyện với bác sĩ  về việc tiêm vắc-xin phòng bệnh. nếu bạn đã mang thai, hãy tập thói quen sinh hoạt lành mạnh và thăm khám với chuyên gia khi có bất kỳ triệu chứng nào. nhận biết và điều trị sớm sẽ giảm thiểu nguy cơ biến chứng cho bạn và thai nhi.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/bi-benh-zona-than-kinh-khi-mang-thai-me-bau-nen-luu-y-gi)

Tin cùng nội dung

  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY