Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Bị chó cắn vào mặt, bé trai phải khâu vết thương hết 7m chỉ

Đang ăn xúc xích, bé trai 17 tháng tuổi bất ngờ bị con chó nhà hàng xóm lao tới cắn vào mặt, vào đầu gây thương tích nghiêm trọng, phải đưa đi cấp cứu.

đang ăn xúc xích, bé trai 17 tháng tuổi bất ngờ bị con chó nhà hàng xóm lao tới cắn vào mặt, vào đầu gây thương tích nghiêm trọng, phải đưa đi cấp cứu.

Pháp luật tp.hcm đưa tin, sáng 16/6, bệnh viện (bv) nhi đồng 1 tp.hcm đã thông tin về ba ca chó cắn trẻ nhỏ nghiêm trọng trong thời gian gần đây.

Trường hợp đầu tiên là bé l.n.d (17 tháng tuổi, quê tiền giang), nhập viện cấp cứu ngày 14/5 với vết thương phức tạp vùng mặt phải, nhiều đường rách, lộ tổ chức cơ mỡ, xương. các bác sĩ đã phải sử dụng hết 7m chỉ để khâu vết thương cho bé.

Theo lời người nhà, T*i n*n xảy ra lúc trưa cùng ngày, khi bé d. đang ăn xúc xích thì bất ngờ bị con chó nhà hàng xóm (chưa chích ngừa) lao đến cắn vào mặt và đầu.

Bé được sơ cứu tại BVĐK Tiền Giang sau đó mới được chuyển gấp lên TP.HCM.

Đến ngày 16/5, lại có thêm một trường hợp thứ 2 bị chó cắn. bệnh nhân là bé đ.q.v (18 tháng tuổi, quê bình dương). bé vô tình vấp phải chó khi chó đang ngủ khiến chó cắn vào mặt và sau đó nhập viện tại bệnh viện thủ đức trong tình trạng có vết thương dài 15 cm, sâu 1 cm.

Bị chó cắn vào mặt, bé trai phải khâu vết thương hết 7m chỉ - Ảnh 1

Bé Đ.Q.V là trường hợp nhẹ nhất trong ca bị chó cắn vào mặt. Ảnh: Lao động

Bác sĩ bv thủ đức đã khâu vết thương và điều trị nhưng đến 1 tuần sau thì nhiễm trùng, bung toàn bộ chỉ phải chuyển đến bv nhi đồng 1 điều trị. tại đây, bé được chỉ định truyền kháng sinh, sau đó tiến hành cắt lọc, khâu lại vết thương.

Trường hợp thứ 3 là bé gái LNGH (19 tháng tuổi, ngụ Tây Ninh) được mẹ ôm tới BV Nhi đồng 1 cấp cứu vào chiều ngày 10/6 trong tình trạng băng mặt vì bị chó cắn.

Bị chó cắn vào mặt, bé trai phải khâu vết thương hết 7m chỉ - Ảnh 2

Bé LNGH bị thương nặng ở vùng mặt sau khi bị chó nhà hàng xóm cắn. Ảnh: Pháp luật TP.HCM

Theo lời kể của người nhà, trưa cùng ngày, khi con chó nhà nuôi đang ăn, bé h. đến gần thì bị cắn vào mặt khiến mất vùng da mặt má, lộ cơ mô mỡ bên trong. đối với trường hợp này, các bác sĩ phải dùng hết hơn 5 m chỉ để khâu vết thương ngay trong đêm.

Qua quá trình điều trị, hiện sức khoẻ các em đã dần hồi phục.

Lao động dẫn lời bs nguyễn văn đẩu, trưởng khoa răng-hàm-mặt bv nhi đồng 1, cho biết cả ba trường hợp trên đều là chó hằng ngày chơi với các bé. chỉ trường hợp thứ nhất là con chó đã chích ngừa dại, còn lại đều không chích ngừa, thời điểm xảy ra sự việc là lúc trẻ không đến trường. việc điều trị để lại sẹo xấu, sang chấn tâm lý, tổn thương các cơ quan vùng mặt, ảnh hưởng thẩm mỹ chức năng sau này, nhất là đối với trẻ em gái.

"Cần phải cảnh giác với thú cưng trong tất cả mọi trường hợp. Thường con chó từ 20kg trở lên cắn sẽ gây hậu quả nghiêm trọng hơn vì sức cắn khoẻ hơn" - bác sĩ Đẩu cho biết.

Bị chó cắn vào mặt, bé trai phải khâu vết thương hết 7m chỉ - Ảnh 3

Bác sĩ khuyến cáo nhà có trẻ nhỏ không nên nuôi chó. Ảnh minh họa

Trẻ thường bị chó cắn vào mặt do cùng ngang tầm độ cao. do vậy, bs đẩu khuyến cáo nhà có con nhỏ tốt nhất không nên nuôi chó. nếu có nuôi phải nuôi trong khu vực an toàn, cách xa trẻ em vì trẻ chưa có phản ứng tự vệ, dễ xảy ra T*i n*n thương tâm.

"với những vết thương như vậy, không bao giờ trả nguyên được hiện trạng như trước khi xảy ra T*i n*n. em bé bị chó cắn sẽ khiến bị đau đớn thời gian rất lâu. vậy nên, các bậc phụ huynh hãy cảnh giác khi nuôi chó" - bác sĩ đẩu nói.

Minh Khôi (T/h)

Mạng Y Tế
Nguồn: Đời sống pháp luật (https://www.doisongphapluat.com/doi-song/suc-khoe-lam-dep/bi-cho-can-vao-mat-be-trai-phai-khau-vet-thuong-het-7m-chi-a327392.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Cần đi găng tay khi xử trí, trách tiếp xúc trực tiếp với máu của nạn nhân.
  • Phần lớn các trường hợp nạn nhân đều bị rách da, thịt, tổn thương phần mềm. Vậy xử trí như thế nào để bảo đảm yêu cầu?
  • Trên bề mặt da có rất nhiều vi khuẩn, sau khi da bị tổn thương nếu không được chăm sóc tốt vi khuẩn sẽ xâm nhập vết thương gây nhiễm trùng.
  • T*i n*n trong lao động, sinh hoạt thường xuyên xảy ra hàng ngày. Cần bình tĩnh xử trí đúng cách để cầm máu và tránh vết thương bị nhiễm trùng.
  • (Mangyte) - Đây là một trong những kỹ năng cấp cứu cơ bản mà bất cứ ai cũng cần nắm vững.
  • (Mangyte) - Nguy cơ lớn nhất khi bị chó cắn là bạn có thể mắc bệnh dại. Căn bệnh này có thể gây Tu vong nên tuyệt đối không được coi thường.
  • Sáng nay, khi ngang qua cửa hàng đồ lót nữ, con trai 6 tuổi của tôi nói rất hồn nhiên Sao nhìn thấy mấy cái này, chim con tự nhiên nó to lên. Ngộ quá. Chúng tôi rất lo lắng. Phải chăng cháu bị dậy thì sớm? Tôi cũng nghe nói các xét nghiệm xác định dậy thì sớm rất đắt phải không Mangyte ? Tôi nên đưa con đến đâu để khám, Mangyte ơi? (Nguyễn Minh Luận,Q.1, TPHCM)
  • “Siêu quậy” nhà tôi hay chạy nhảy lắm, cho nên trầy xước, bầm tím là… chuyện thường ở huyện! Tôi đọc báo thấy nước ngoài có loại keo sinh học dùng để dán vết thương, không biết ở Việt Nam có bán loại này chưa? Nếu có thì tốt quá, tôi sẽ mua cho “siêu quậy” dùng dần. Cảm ơn Mangyte! (Hoàng Quân - lehoang…@gmail.com)
  • Tôi muốn hỏi địa điểm chích ngừa bệnh dại do bị chó cắn khu vực quận Tân Phú, Bình Tân. Nếu có làm việc thứ 7 và chủ nhật càng tốt. Xin cảm ơn! (Tuấn - Bình Tân) Cho tôi hỏi, ngày tết nếu chẳng may đi đường bị va quệt xe trầy chân tay cần phải đi chích ngừa phong đòn gánh thì phải làm sao? Hình như trong 24h đầu chích kiểu khác, sau 24h chích kiểu khác phải không Mangyte? (Thanh Bình - Q. Gò Vấp)
  • Chó thường không cắn trừ khi cảm thấy bị đe dọa và trẻ em thường là nạn nân của chúng. Không bao giờ được để trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ một mình với chó. Bài viết này giúp cho bạn biết cách dạy con bạn làm thế nào để tránh bị chó cắn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY