Sách châm cứu học hôm nay

Bí đái: cách châm cứu, xác định huyệt, chỉ định chống chỉ định

Bệnh nhân mót đái nhiều nhưng không thể đái được, đồng thời đau buốt không thể chịu được, căng tức vùng bàng quang. Nếu do sỏi niệu đạo thì có thể đẩi máu và đau buốt nhiều.

Cần phân biệt bí đái với vô niệu. Bí đái là không thể đái được khi bàng quang chứa đầy nước tiểu, còn vô niệu là do thận không bài tiết nước tiểu, bàng quang vẫn rỗng.

Bí đái cấp tính có thể do bị tê tuỷ sống, hoặc sau khi sinh đẻ gây nên. Bệnh có thể gặp ở những bệnh nhân nam giới cao tuổi bị phì đại lành tính tuyến tiền liệt, hoặc ở bệnh nhân thanh niên hay trung niên bị thắt hẹp niệu đạo (di chứng của bệnh lậu, hoặc bị chấn thương) hoặc do sỏi niệu đạo. Bệnh nhân mót đái nhiều nhưng không thể đái được, đồng thời đau buốt không thể chịu được, căng tức vùng bàng quang. Nếu do sỏi niệu đạo thì có thể đẩi máu và đau buốt nhiều.

Bí đái kéo dài chủ yếu do nhiều rối loạn chức năng khác nhau gây nên. Người bệnh có thể âm thầm chịu đựng mặc dầu bàng quang bị căng tức.

Điều trị: chọn huyệt tại chỗ phối hợp huyệt ở xa theo đường tuần hành kinh mạch. Châm kích thích mạnh.

Chỉ định huyệt: (a) Trung cực, Quan nguyên, Tam âm giao. (b) Bàng quang du, Thứ liêu, Âm lăng tuyền.

Ghi chú:

a - Thường sử dụng những huyệt thuộc nhóm (a). Khi châm huyệt uan nguyên và huyệt Trung cực, cảm giác có thể lan truyền tới lỗ niệu đạo. Liên tục vê kim 3 - 5 phút trên huyệt Tam âm giao. Nếu kết quả không rõ rệt thì có thể kích thích các huyệt thuộc nhóm (b).

b - Nếu không kết quả, kể cả châm cứu lẫn điều trị nội khoa bằng Tây y và Y học cổ truyền, và cũng không thể thông được, nên tiến hành châm bên trên xương mu hoặc phẫu thuật mở bàng quang.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/chamcuucotruyen/cham-cuu-bi-dai/)

Chủ đề liên quan:

bí đái châm cứu

Tin cùng nội dung

  • Để phòng chống béo phì chúng ta cần kết hợp áp dụng nhiều biện pháp như chế độ dinh dưỡng, luyện tập... cũng như xoa bóp châm cứu.
  • Y học cổ truyền quan niệm sốt xuất huyết Dengue thuộc ôn bệnh, do nhiệt độc xâm nhập vào cơ thể gây ra. Khi phát bệnh ôn nhiệt dịch độc uất ở kinh dương minh gây sốt cao,
  • Bệnh viện Châm cứu Trung ương đã tổ chức ký cam kết “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng đến sự hài lòng của người bệnh” Bệnh viện đã chọn hai khẩu hiệu “Châm cứu Việt Nam tôn vinh văn hóa Việt Nam” và “Người Việt Nam yêu châm cứu Việt Nam”
  • Giữa “châm kim” và “châm cứu” bao giờ cũng có một khoảng cách. Đóchính là sự khác biệt giữa kỹ thuật y khoa đau đâu chữa đó và y thuật toàn diện trị bệnh tận gốc.
  • Diện châm là phương pháp châm cứu vào các huyệt trên mặt để phòng hay chữa bệnh. Cách đây hàng ngàn năm người Trung Hoa phát hiện ra hệ thống kinh lạc trên cơ thể.
  • Tăng huyết áp (THA) là bệnh thường gặp. 90% là THA vô căn (không rõ nguyên nhân), 10% THA thứ phát (phát sinh sau các bệnh khác như: giai đoạn tiền mãn kinh, bệnh đái tháo đường, bệnh viêm cầu thận mạn, u tuyến thượng thận...).
  • Tôi 60 tuổi, từ trước tới nay không bị bệnh tật gì, tuy nhiên gần đây thấy hiện tượng đi tiểu khó, lúc đầu chỉ một chút nhưng sau đó cứ tăng dần, tia nước tiểu không còn được mạnh như trước đây nữa.
  • Liệt dây thần kinh ngoại biên số VII Đông y gọi khẩu nhãn oa tà (gọi liệt mặt ngoại biên) là hiện tượng mặt người bệnh bị kéo lệch gây méo mồm, mắt không nhắm được.
  • Tự kỷ đang ám ảnh nhiều gia đình có con nhỏ vì căn bệnh này đang có chiều hướng gia tăng và chưa có phương pháp chữa khỏi.
  • Ba tôi 60 tuổi, gần đây bị đau nhức bên hông, BS nói là bị đau thần kinh tọa. Gia đình muốn đưa ông đi châm cứu nhưng không rõ nơi nào uy tín. Nhờ Mangyte chỉ giúp. Chúng tôi xin cảm ơn! (Hoài Văn - Đà Nẵng)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY