Sách châm cứu học hôm nay

Viêm phế quản: cách châm cứu, xác định huyệt, chỉ định chống chỉ định

Viêm phế quản mạn tính chủ yếu là do viêm nhiễm hay tái phát ở đường hô hấp. Cơn kich phát của bệnh thường diễn ra khi thay đổi thời tiết, nhất là vào mùa Đông - Xuân.

Viêm phế quản có thể do vi khuẩn hoặc virut gây ra, cũng có thể do hơi độc kích thích, do Thu*c lá Thu*c lào hay bụi, hoặc còn có thể do biến chứng của một số bệnh viêm nhiễm khác. Viêm phế quản cấp tính hay mạn tính là tuỳ thuộc mức độ nặng nhẹ và thời gian diễn biến của bệnh.

Viêm phế quản cấp tính thường xảy ra tiếp sau viêm nhiễm đường hô hấp trên: Triệu chứng chủ yếu là ho khan ngày càng nặng; đờm dãi lúc đầu ít rồi tăng dần trở thành đặc và có mủ. Khám ngực, phát hiện thấy rên khô hoặc rên ám rải rác.

Viêm phế quản mạn tính chủ yếu là do viêm nhiễm hay tái phát ở đường hô hấp. Cơn kich phát của bệnh thường diễn ra khi thay đổi thời tiết, nhất là vào mùa Đông - Xuân. Triệu chứng chính là ho kéo dài, dai dẳng, đờm trắng có bọt hay niêm dịch nhầy đặc; ho nhiều về đêm và sáng. Nếu có bội nhiễm, đờm thường có mủ. Khí thũng phổi thứ phát có thể xảy ra ở một bệnh nhân bị viêm phế quản kéo dài, kèm theo những triệu chứng khó thở, ấn nhẹ lên xương ức cũng thấy đau và nghe ngực thấy có rên khô rải rác hoặc rên ẩm khò khè.

Điều trị:

Viêm phế quản cấp tính: Chọn huyệt thuộc kinh Phế là chính; kết hợp các huyệt khác theo các “phối hợp huyệt nguyên và huyệt lạc”. Kích thích vừa hoặc mạnh.

Chỉ định huyệt:

Xích trạch, Hợp cốc, Liệt khuyết.

Huyệt vị theo triệu chứng.

Sốt: Đại chuỳ.

Đau họng: Thiên dung.

Tiết nhiều đờm dãi: Phong long

Viêm phế quản mạn tính: Chọn huyệt theo cách “phối huyệt Du - Mộ và các huyệt giao hội”. Kích thích vừa phải đối với những bệnh thuộc hư chứng và kích thích mạnh đối với những bệnh thuộc thực chứng.

Chỉ định huyệt: Phế du, Trung phủ, Liệt khuyết, Chiếu hải.

Huyệt vị theo triệu chứng:

Ho ra máu: Đản trung, Giản sử.

Đau ngực: Khổng tối, Cách du.

Tiết nhiều đờm: chướng bụng: Tỳ du, Trung quản.

Điều trị dự phòng trước khi thay đổi thời tiết: Đại chùy, Khí hải, Túc tam lý. Chọn 2 huyệt cho mỗi lần điều trị và áp dụng cứu (cứu bằng điếu ngải hoặc cứu gián tiếp với gừng) hay bầu giác. Mỗi ngày cứu một lần, 10 lần điều trị là một liệu trình. Điều trị liên tục. Kết quả thường đạt được sau từ 3 đến 5 liệu trình.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/chamcuucotruyen/cham-cuu-viem-phe-quan/)

Chủ đề liên quan:

châm cứu phế quản viêm phế quản

Tin cùng nội dung

  • Hen phế quản (bệnh hen hay hen suyễn) là tình trạng đường dẫn khí bị hẹp và phù nề cũng như tăng tiết đàm nhầy. Điều này làm việc thở khó khăn và dễ gây ho, khò khè và thở hụt hơi.
  • Viêm phế quản mạn tính, (viêm phế quản mạn), là tình trạng viêm, (hoặc dễ bị kích thích), của đường thở trong phổi.
  • Viêm phế quản cấp là tình trạng nhiễm trùng cây phế quản, hệ thống ống mang khí đến hai lá phổi.
  • Nội soi phế quản (Bronchoscopy) là một thủ thuật giúp chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý đường hô hấp bao gồm phế quản và phổi.
  • Đông y gọi viêm phế quản là khái thấu, đàm ẩm. Bệnh do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khí táo hoặc do công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận giảm sút. Hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh đàm ẩm; nhiệt làm thương phế, thận; phế thận âm hư dẫn đến ho, đờm nhiều. Đông y có rất nhiều phương pháp chữa bệnh này, xin giới thiệu một số bài Thuốc theo kinh nghiệm dân gian rất đơn giản, dễ tìm mà hiệu quả.
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đến bệnh viện khi có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Viêm tiểu phế quản là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp phổ biến ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ. Viêm tiểu phế quản gây tắc nghẽn các đường dẫn khí nhỏ ở phổi
  • Viêm tiểu phế quản là bệnh về đường hô hấp rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Một trong các triệu chứng của bệnh viêm tiểu phế quản là tình trạng khó thở.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY