Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Bị đau bụng, buồn nôn,… khi dùng Thuốc hạ mỡ máu?

Tôi bị mỡ máu cao 6 năm nay. BS cho tôi uống một số loại Thuốc hạ mỡ máu, nhưng lần nào tôi cũng bị phản ứng phụ: đau bụng, buồn nôn, chân tay rã rời, đầu choáng váng...

Kính thưa BS,

Tôi 52 tuổi, bị mỡ máu cao 6 năm nay. Chủ yếu là thành phần Triglycerides = 9 (cho phép là 2,2).Tôi ăn kiêng, ăn nhiều rau củ quả và đi bộ mỗi ngày 40 phút (5 ngày/ tuần) nhưng mỡ máu không giảm. BS cho tôi uống một số loại Thuốc hạ mỡ máu theo từng đợt như: Lipitor, Fenbrat, Lipanthyl. Nhưng lần nào tôi cũng bị phản ứng phụ: Bụng đau cứng lại, buồn nôn, chân tay rã rời, đầu choáng váng. Chỉ uống 1 viên nhưng phải 24giờ sau mới hết đau.

Tôi rất lo lắng, không biết phải làm sao vì tôi biết mỡ máu cao rất nguy hiểm. Mong BS tư vấn giúp tôi. Trân trọng cảm ơn AloBacsi. (Hoàng Hà - hangh…@gmail.com)

Ảnh minh họa - nguồn internetThưa bác Hoàng Hà,

Bác chỉ cho biết chỉ số Triglyceride (TG), còn các thành phần mỡ khác như thế nào (Cholesterol toàn phần, LDL- Cholesterol, HDL- Cholesterol)?

Thông thường, khi thành phần TG tăng cao, các BS thường dùng Thuốc có thành phần chính là Fenofibrate (biệt dược có rất nhiều như: Lipanthyl 200mg, 300mg, Lipanthyl supra 160 mg, lipanthyl supra NT 145mg, fenbrate 200mg, Hafenthylsupra 160mg,...), còn Lipitor mà bác đã uống lại thuộc nhóm statin.

Theo BS, bác nên đổi qua uống Lipanthyl supra 160mg hay 145mg, loại này dù hàm lượng Thuốc thấp hơn các loại Thuốc khác cùng nhóm, nhưng do công nghệ sản xuất, Thuốc có rất ít tác dụng phụ và hiệu quả giảm TG khá tốt. Kèm theo Thuốc, bác nhớ ăn kiêng và tập thể dục tích cực như đã thực hiện thời gian qua.

Nếu uống Thuốc như trên mà bác vẫn bị các tác dụng phụ khó chịu thì nên tái khám, BS điều trị sẽ tư vấn kỹ hơn chế độ ăn và Thuốc cho bác nhé.

Chúc bác luôn vui, khỏe.

BS-CK1 Bùi Thường Hương Thy

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/bi-dau-bung-buon-non-khi-dung-thuoc-ha-mo-mau-n174890.html)

Tin cùng nội dung

  • Mẹ em năm nay 59 tuổi. Mẹ em bị bệnh đau dạ dày và thường xuyên bị đau bụng, tiêu chảy, có phải là bị viêm đại tràng không? Mẹ em còn bị tiểu buốt, tiểu rát, có phải là bị viêm bàng quang hay không? Ngoài ra, còn bị polyp túi mật. Do nhà em ở Lâm Đồng, mỗi lần xuống Sài Gòn khám và ở lại cũng bất tiện. Em nghe nói bên BV Bình Dân có nội soi được đầy đủ các bệnh trên, có đúng không bác sĩ? Hoặc bác sĩ tư vấn giúp em nơi nào khám bệnh nhanh có tất cả các bệnh trên. Cám ơn bác sĩ! (Thùy Trang)
  • Tôi hay bị ợ kèm cảm giác buồn nôn khi đói. Khi uống nước có gas lúc, đói thường nôn ra chất dịch màu trắng hoặc nôn khan. Lúc đánh răng cũng buồn nôn. Tôi phải làm xét nghiệm gì, ở đâu hả Mangyte? Cảm ơn rất nhiều! (Quỳnh Thư - thu.nguyenquynh…@gmail.com)
  • Sau khi sinh, một số sản phụ có biểu hiện đau tức âm ỉ bụng dưới. Theo quan niệm của y học cổ truyền, nguyên nhân thường do khí huyết hư, do huyết ứ hoặc hàn (lạnh) gây nên. Tùy từng nguyên nhân mà có cách điều trị phù hợp.
  • Dưới đây, Kênh Mạng Y Tế xin chia sẻ: Nguyên nhân Mức cholesterol cao.
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Một người có thể cảm thấy buồn nôn, có kèm hoặc không kèm theo nôn thật sự. Khi hóa trị, buồn nôn có thể diễn ra trong ngày bạn điều trị và có thể hết sau vài ngày, tùy thuộc vào loại Thu*c sử dụng.
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Buồn nôn là cảm giác muốn nôn ra. Các chất chứa trong dạ dày trào lên thực quản và sau đó phun ra khỏi miệng hoặc mũi.
  • Đau bụng là triệu chứng về tiêu hoá thường gặp hằng ngày. Đau bụng thường không kéo dài và có nguyên nhân do nhiễm trùng ở đường tiêu hoá hay rối loạn tiêu hóa nhẹ, ngoài ra đau bụng còn có thể do nhiều nguyên nhân khác.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY