Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Tại sao không nên chủ quan khi thấy buồn nôn?

Buồn nôn có thể là dấu hiệu sớm của nhiều bệnh lý nguy hiểm, cần được chú ý để thăm khám sớm.

Biến chứng của bệnh tiểu đường: Khi mắc tiểu đường, cơ thể không tạo ra đủ insulin và từ đó không sản xuất đủ đường cho các tế bào. Các tế bào khi không đủ năng lượng do thiếu đường sẽ đốt cháy chất béo để tạo ra nhiên liệu. Điều này làm tăng lượng ceton trong nước tiểu và máu, từ đó gây nên chứng nhiễm toan ceton, gây nên cơn buồn nôn. Ảnh minh họa

Trào ngược dạ dày: Ợ nóng là dấu hiệu của trào ngược axit và trào ngược dạ dày thực quản. Những cơn đau dữ dội ở ngực hoặc bụng không phải là triệu chứng duy nhất khi bạn bị trào ngược axit. Khi axit hay thức ăn thừa trong dạ dày trào ngược trở lại thực quản, một số người sẽ có triệu chứng buồn nôn. Ảnh minh họa

Liệt dạ dày: Trong một số trường hợp, hay bị buồn nôn khó chịu là một trong những triệu chứng khó chịu của bệnh liệt dạ dày. Đây là một rối loạn trong đường tiêu hóa có nguy cơ gây suy nhược cơ thể. Ảnh minh họa

Nuốt phải dị vật: Không chỉ trẻ nhỏ mà ngay cả người lớn đôi khi cũng vô tình nuốt phải xương cá hoặc một dị vật nào đó lẫn trong thức ăn. Dị vật mắc kẹt trong thực quản, dạ dày có thể là nguyên nhân gây buồn nôn, nôn và đau bụng. Ảnh minh họa

Viêm túi mật: Đột ngột đau bụng vùng trên bên phải sau khi ăn thức ăn nhiều dầu mỡ là một triệu chứng điển hình của chứng viêm túi mật. Cơn đau thường xảy ra khi các viên sỏi trong túi mật chặn ống mật. Đôi khi, những người có vấn đề túi mật chỉ biểu hiện một triệu chứng duy nhất là buồn nôn. Ảnh minh họa

Dị ứng với một số thành phần của thuốc: Nhiều loại thuốc như bisphosphonates dùng cho bệnh loãng xương, thuốc điều trị đái tháo đường, thuốc huyết áp, thuốc chống trầm cảm và thuốc kháng sinh có thể là nguyên nhân gây buồn nôn. Bạn cần trao đổi với bác sĩ nếu hay bị buồn nôn (mắc ói) khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Ảnh minh họa

Chứng ngất do phản xạ thần kinh: Nếu bạn trở nên xanh xao, hay buồn nôn (mắc ói) và ngất xỉu khi nhìn thấy máu, đây có thể là dấu hiệu của chứng ngất do phản xạ thần kinh. Các tác nhân kích thích như đau, lo lắng, đứng lâu, khó khăn khi đi vệ sinh đều có thể làm giảm nhịp tim và huyết áp đột ngột, từ đó dễ khiến bạn bị ngất. Ảnh minh họa.

Theo Diệp Thảo/VOV

Link bài gốc Lấy link

https://vov.vn/suc-khoe/tai-sao-khong-nen-chu-quan-khi-thay-buon-non-post1001940.vov

Theo Diệp Thảo/VOV

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/tai-sao-khong-nen-chu-quan-khi-thay-buon-non/20230810062617478)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY