Bệnh thường gặp hôm nay

Bí kíp hay trị đau lưng tận gốc cho mẹ bầu

Đau lưng là triệu chứng dễ gặp, gây không ít những rắc rối cho các mẹ bầu trong suốt thai kỳ.

Thông thường, mẹ bầu thường có cảm giác đau ở phần khớp giữa xương chậu và xương sống. các nguyên nhân gây đau lưng ở phụ nữ mang thai thường là:

Thừa cân

Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu thường có xu hướng tăng cân bất thường nên xương sống phải làm việc nhiều hơn để nâng đỡ trọng lượng cơ thể. đồng thời, em bé trong bụng, cùng dạ con cũng tạo áp lực lên các mạch máu, dây thần kinh ở vùng xương chậu và lưng, nên dẫn tới hiện tượng đau lưng.

Thay đổi tư thế

Khi mang thai, cơ thể bạn sẽ thay đổi trọng tâm để giữ thăng bằng. kết quả là mẹ bầu hay bị đau lưng vì phải kéo căng các cơ bụng.

Các cơ bị kéo căng

Khi thai nhi ngày càng lớn, hai mảng cơ song song chạy từ khung sườn tới xương chậu bị kéo căng hơn. điều này càng khiến tình trạng đau lưng trở nên tồi tệ.

Stress

Tâm lý căng thẳng có thể ảnh hưởng đến tình trạng các cơ ở lưng, gây ra đau lưng.

Đau lưng là triệu chứng dễ gặp, gây không ít những rắc rối cho các mẹ bầu trong suốt thai kỳ. (ảnh minh họa)

hiểu rõ nguyên nhân nào gây ra đau lưng, mẹ bầu sẽ có liệu pháp điều trị thích hợp và hiệu quả theo một số gợi ý dưới đây:

1. Hiểu rõ giới hạn sức chịu đựng của bản thân

Không nên nâng vật nặng. Trong trường hợp bắt buộc phải làm, bạn chỉ nên bê đỡ đồ có trọng lượng trong giới hạn sức chịu đựng. Không gập bụng, chọn tư thế quỳ hay xuống tấn mỗi khi nhấc đồ.

2. Hình thành thói quen tốt

Tránh ngồi hay đứng liên tục quá lâu. Nên chọn loại ghế có tựa lưng hoặc đệm lưng, phải ngồi thẳng. Khi đứng, hai vai nên thẳng và thả lỏng. Tắm nước ấm mỗi ngày, thêm vài giọt tinh dầu oải hương sẽ giúp cơ thể thư giãn, dùng khăn ấm để chườm vùng bị đau.

3. Chú ý khi ngủ

Khi ngủ, mẹ bầu nên nằm nghiêng, duỗi thẳng chân. nên sử dụng gối dành cho bà bầu để cải thiện giấc ngủ, hạn chế nằm đệm quá mềm hoặc cứng.

4. Mặc quần áo thoải mái

Chọn quần áo đúng kích cỡ, đặc biệt là áo ngực sẽ giúp bạn hạn chế bị đau lưng. hãy đảm bảo quả áo ngực đủ rộng và thoải mái để nâng đỡ vòng 1 của mẹ bầu đang lớn dần. ngoài ra, có một số loại quần dành riêng cho phụ nữ mang thai, tác dụng hỗ trợ nâng đỡ bụng một cách tự nhiên. tránh mặc đồ quá chật trong suốt thai kỳ, dẫn tới hạn chế máu lưu thông, giảm lượng ô-xy được cung cấp tới các cơ. cuối cùng, tuyệt đối không đi giày cao gót.

5. Châm cứu

Châm cứu là liệu pháp an toàn để giảm cơn đau lưng kéo dài khi mang bầu. bạn lựa chọn cơ sở có uy tín để thực hiện.

6. Một số bài tập để giảm đau lưng

Một số hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe và bơi, thực hiện từ 10-15 phút mỗi ngày, 3 tới 5 ngày trên tuần, sẽ có công dụng giảm đau lưng.

7. Chườm nóng hay lạnh

Tùy vào thời tiết, mẹ bầu có thể chọn chườm nóng hay lạnh để giảm đau lưng tức thời. sau đó, bạn nên massage đều phần lưng để có hiệu quả lâu dài. bên cạnh đó, suy nghĩ tích cực, điềm tĩnh cũng mang lại tác dụng ngoài mong đợi.

8. Chế độ ăn uống

Kiểm soát cân nặng của bạn thông qua chế độ ăn uống hợp lý. Không chỉ ngăn ngừa tình trạng đau lưng, dinh dưỡng hợp lý, gồm đẩy đủ carb, chất béo, protein, còn giúp bạn có thai kỳ khỏe mạnh.

Theo Nhật Minh (Theo Momjunction) (Khám phá)

Mạng Y Tế
Nguồn: EVA (https://eva.vn/ba-bau/bi-kip-hay-tri-dau-lung-tan-goc-cho-me-bau-c85a252322.html)

Tin cùng nội dung

  • Yêu thô bạo có thể mang đến cho bạn cảm giác mới lạ, nhưng đừng quá lạm dụng nó bởi những tác hại dưới.
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY