Hô hấp hôm nay

Bị lao tiềm ẩn có cần điều trị không?

Để điều trị bệnh lao tiềm ẩn cho người bị bệnh lao hoạt động là một lỗi nghiêm trọng: bệnh lao sẽ không được điều trị đầy đủ và có nguy cơ nghiêm trọng phát triển các chủng vi khuẩn lao kháng Thu*c.

Ảnh minh họa - Nguồn Ineternet

Chào bác sĩ! Tôi là nữ, năm nay 44 tuổi. Một năm trước, tôi làm xét nghiệm bệnh lao trên da và kết quả là âm tính, tuy nhiên năm nay kết quả kiểm tra của tôi là dương tính. Kết quả chụp X-quang ngực cho thấy không có bệnh lao. Tôi được chỉ định dùng Thu*c để điều trị lao. Liệu lao tiềm ẩn có cần dùng Thu*c không và tôi nên làm gì để bảo vệ sức khỏe?

Trả lời:

Chào bạn!

Bệnh lao (tuberculosis - TB) là do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra. Bệnh có thể lây từ người này sang người khác khi bị nhiễm vi khuẩn từ dịch tiết cơ thể người bệnh (qua ho, hắt hơi...).

Những người bị nhiễm vi khuẩn lao nhưng không có dấu hiệu hoặc triệu chứng bệnh lao và không lây nhiễm bệnh cho người khác, được gọi là lao tiềm ẩn. Tuy nhiên, lao tiềm ẩn có nguy cơ tiến triển thành bệnh lao và sẽ trở thành nguồn lây truyền bệnh trong cộng đồng.

Cách duy nhất để phát hiện một người có bị lao tiềm ẩn hay không là thực hiện xét nghiệm.

Người bị lao tiềm ẩn thường sẽ có phản ứng dương tính với xét nghiệm tuberculin (xét nghiệm lao qua da). Xét nghiệm này được thực hiện bằng cách tiêm một lượng nhỏ một protein tên là tuberculin của vi khuẩn lao vào lớp da trên cánh tay của bạn. Nếu bạn đã bị nhiễm vi khuẩn lao thì trong vòng 48 đến 72 giờ, tại vị trí tiêm, da sẽ sưng đỏ.

Kết quả kiểm tra tùy thuộc vào nguy cơ nhiễm bệnh lao của từng người. Nếu bạn nằm trong nhóm có nguy cơ cao, một vết sưng nhỏ trên da cũng được coi là dấu hiệu của nhiễm lao. Ở những người có nguy cơ thấp thì vết sưng lớn hơn mới có thể được chẩn đoán là mắc bệnh lao.

Nếu bị nhiễm lao tiềm ẩn, bạn cần điều trị để ngăn ngừa tiến triển thành bệnh lao. Điều này có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn và những người khác. Phương pháp điều trị lao tiềm ẩn là dùng Thu*c isoniazid trong 9 tháng. Tuy nhiên khi sử dụng isoniazid để trị lao tiềm ẩn bạn có thể gặp một số tác dụng phụ như tiêu chảy, có vấn đề về thị lực và tổn thương gan. Vì nguy cơ này, khi dùng Thu*c, bạn cần kiểm tra chức năng gan định kỳ. Bạn cũng cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sỹ, không bỏ Thu*c giữa chừng.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>> Sàng lọc lao và lao tiềm ẩn - Đừng quên những bệnh nhân ung thư

>> 30% người Việt nhiễm vi khuẩn lao tiềm ẩn

Lao tiềm ẩn (LTBI) là một trạng thái đáp ứng miễn dịch liên tục với sự kích thích bởi các kháng nguyên Mycobacterium tuberculosis mà không có bằng chứng về biểu triệu chứng trên lâm sang.

Vì đây chỉ là phản ứng miển dịch nên sẽ không gây lây nhiễm bệnh cho người khác, nhưng lao tiềm ẩn có nguy cơ phát triển thành thể bệnh lao hoạt động và trở thành nguồn lây truyền bệnh.

5-10% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong vòng 5 năm đầu tiên sẽ trở thành bệnh lao. Tuy nhiên nguy cơ để trở thành bệnh lao phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng quan trọng nhất là tình trạng miển dịch của cá thể. Cổng thông tin tư vấn sức khỏe AloBacsi.com
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/bi-lao-tiem-an-co-can-dieu-tri-khong-n404345.html)

Tin cùng nội dung

  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Estrogen là nội tiết tố nữ được tiết ra từ buồng trứng, một hormon quan trọng trong cơ thể phụ nữ. Estrogen giúp cơ thể phát triển mềm mại, nở nang đầy nữ tính.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Dụng cụ tử cung (DCTC), là một dụng cụ nhỏ, hình chữ T, phía cuối của dụng cụ được nối với một sợi dây (sợi dây này sẽ được kéo ra ngoài cổ tử cung để có thể kiểm tra định kỳ xem dụng cụ vẫn ở đúng chỗ hay không)
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY