Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Bí quyết dùng gừng để chân tay không bị lạnh vào ban đêm

Cách dưới đây sẽ giúp bạn không bị lạnh chân tay vào ban đêm vô cùng đơn giản.

Nguyên nhân không ngờ khiến chân bị lạnh

Xơ vữa động mạch

Gừng giúp chân tay không lạnh vào ban đêm. Nguồn ảnh: Internet

Xơ vữa động mạch là tình trạng mà các mảng bám cholesterol tích tụ bên trong thành động mạch. các mảng bám này làm tắc nghẽn lưu thông máu. nếu các mảng xơ vữa xuất hiện ở động mạch dẫn đến bàn chân thì có thể khiến chân bị thường xuyên bị lạnh, theo insider.

“khi những động mạch ở bàn chân bị tắc nghẽn, bạn có thể cảm thấy lạnh và đôi khi là đau bàn chân”, bác sĩ phẫu thuật chân danielle despres, giảng viên tại đại học y khoa new york (mỹ), giải thích.

Những người có nguy cơ cao dễ bị xơ vữa động mạch là những người hút thu*c lá, mắc cao huyết áp, nồng độ cholesterol cao và lớn tuổi.

Tiểu đường

Có nhiều nguyên nhân khiến bàn chân lạnh ở người mắc tiểu đường. nguyên nhân đầu tiên là tổn thương dây thần kinh. bản thân bệnh tiểu đường không khiến bàn chân lạnh nhưng đường huyết cao thời gian dài sẽ gây tổn thương dây thần kinh.

Các thống kê cho thấy khoảng 50% người bị tiểu đường loại 2 có thể bị tổn thương dây thần kinh. tỷ lệ này ở người tiểu đường loại 1 là 20%.

Nguyên nhân tiếp theo là lưu thông máu kém. rất nhiều người bị tiểu đường gặp tình trạng này. đường huyết cao trong thời gian dài sẽ làm tổn thương niêm mạc các mạch máu, khiến mạch máu bị thu hẹp và cứng. kết quả là làm giảm lưu thông máu đến chân, gây lạnh bàn chân.

Bệnh thần kinh ngoại biên

Bệnh thần kinh ngoại biên cũng là một trong các biến chứng của tiểu đường. Triệu chứng thường xuất hiện trước tiên là ở bàn chân lạnh. Người bệnh cũng có cảm giác ngứa ran, bỏng rát hay đau như bị kim chích vào bàn chân.

Ngoài tiểu đường, những vấn đề sức khỏe như bệnh gan, thận hay tiền sử gia đình cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh thần kinh ngoại biên.

Thiếu máu

Thiếu máu là tình trạng mà cơ thể tạo ra ít hồng cầu hơn bình thường. Nguyên nhân thường gặp là do thiếu sắt vì sắt là khoáng chất cần thiết để tạo ra hồng cầu.

Hồng cầu có chức năng đưa ô xy đi khắp cơ thể. Khi lượng hồng cầu trong máu giảm thì bàn chân và nhiều cơ quan khác sẽ không nhận đủ ô xy. Do đó, thiếu máu có thể dẫn đến hàng loạt vấn đề sức khỏe, trong đó có cả bàn chân lạnh, theo Insider.

Cách để chân không lạnh vào ban đêm

Ngâm chân bằng nước ấm

Ngâm chân trong nước ấm không chỉ giúp giảm đau mà còn giúp chúng ta đi vào giấc ngủ nhanh hơn vì kích thích tuần hoàn máu. Nhiệt độ nước thích hợp để ngâm chân là từ (36°C đến 38°C. Đây chính là phương pháp trị liệu bằng nước cho bàn chân lạnh.

Mọi người nên ngâm chân trong nước ấm từ khoảng 10 đến 15 phút sau đó dùng khăn lau khô rồi bôi kem dưỡng ẩm.

Uống trà gừng

Gừng có tác dụng giúp lưu thông máu và làm ấm cơ thể. vào mùa đông nhiều người thường uống trà gừng để giúp cơ thể ấm hơn và chúng ta cũng có thể uống trà gừng để giúp đôi chân không còn bị lạnh vào ban đêm.

Cách làm đơn giản là mọi người chỉ cần đun sôi nước sau đó cho thêm 3 đến 4 lát gừng rồi tiếp tục đun sôi khoảng 10 phút. cuối cùng chỉ cần chắt ra cốc rồi thưởng thức.

Theo tieudung.vn

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.vn/khoe-dep/bi-quyet-dung-gung-de-chan-tay-khong-bi-lanh-vao-ban-dem-63669.html

Theo tieudung.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/bi-quyet-dung-gung-de-chan-tay-khong-bi-lanh-vao-ban-dem/20220601092539911)

Tin cùng nội dung

  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu.
  • Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
  • Phình động mạch chủ bụng (abdominal aortic aneurysm - AAA) là tình trạng giãn nở ( phình ) của một phần động mạch chủ trong vùng bụng mà đường kính …
  • Bệnh động mạch vành (thiếu máu cơ tim) được gây ra khi lòng động mạch bị hẹp hay tắt nghẽn, thường do xơ vữa động mạch. Với những triệu chứng như đau thắt ngực, khó thở, bệnh động mạch vành là nguyên nhân gây Tu vong hàng đầu ở Mỹ và các nước phát triển.
  • Viêm động mạch Takayasu là dạng hiếm của các rối loạn viêm mạch máu. Bệnh có thể gây đau ngực, đau tay, cao huyết áp và cuối cùng là suy tim hoặc đột quỵ.
  • Xơ vữa động mạch (atherosclerosis) là bệnh làm động mạch của bạn trở nên cứng và hẹp đi. Thậm chí, động mạch có thể bị tắc hoàn toàn. Động mạch là những mạch máu mang máu từ tim đến những phần còn lại của cơ thể.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Nong động mạch cảnh (Carotid angioplasty) là một thủ thuật nhằm mở rộng lòng động mạch cảnh bị hẹp để phòng ngừa hay điều trị đột quỵ. Động mạch cảnh là động mạch nằm ở hai bên vùng cổ và là động mạch chính cấp máu cho não. Thủ thuật này liên quan đến việc luồn và bơm phồng một bóng nhỏ để nong và mở rộng lòng động mạch cảnh bị hẹp.
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY