Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bí quyết giúp trẻ không bị các bệnh “hỏi thăm” trong dịp Tết

Dịp Tết Nguyên đán 2021, thời tiết nóng lạnh thất thường khiến nhiệt độ, độ ẩm trong môi trường thay đổi, gia tăng nguy cơ mắc bệnh, nhất là với trẻ nhỏ.

Theo các chuyên gia, ở trẻ em, các bệnh thường gặp vào dịp Tết gồm bệnh cảm cúm, viêm đường hô hấp, viêm phế quản, tay chân miệng, trong đó, đáng chú ý là các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.

Bs trần văn đào, khoa nhi (bệnh viện phụ sản – nhi đà nẵng) cho biết, rối loạn tiêu hóa là một trong những bệnh rất hay gặp ở trẻ nhỏ trong dịp tết nguyên đán. nguyên nhân là do thói quen sinh hoạt thất thường và do thức ăn cho trẻ chưa đảm bảo an toàn.

“những ngày tết, trẻ thường ham vui nên quên ăn, dẫn đến tình trạng trẻ bỏ bữa hoặc ăn uống thất thường, không đủ chất dinh dưỡng làm đảo lộn đồng hồ sinh học của hệ tiêu hóa ở trẻ. mặt khác, để chuẩn bị cho những ngày nghỉ tết, nhiều bố mẹ thường có thói quen “chất” đầy thực phẩm trong tủ lạnh để dùng dần. điều này dẫn tới nguy cơ thực phẩm tươi sống có thể bị nhiễm khuẩn trong khi bảo quản.

Hơn nữa, việc đồ ăn từ bữa này lưu cữu sang bữa khác cũng thường diễn ra trong những ngày Tết. Nếu không được xử lý đúng cách, những loại đồ ăn này có thể gây hại đến hệ tiêu hóa của trẻ”, BS Trần Văn Đào phân tích.

Giữ thói quen ăn uống hợp lý, khoa học dịp Tết giúp trẻ phòng ngừa bệnh tật. Ảnh minh họa

Theo đó, ở mức độ nhẹ, trẻ có thể bị rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện tiêu chảy hoặc táo bón.tiêu chảy cấp thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi. triệu chứng của bệnh là trẻ đại tiện ra phân lỏng nhiều lần trong ngày, có thể kèm nôn, sốt cao. bên cạnh đó, nếu cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt, nhiều thịt và uống nhiều các loại nước ngọt có gas thì nguy cơ bị táo bón rất cao, gây cho trẻ cảm giác khó chịu và giảm cảm giác ngon miệng trong các bữa ăn.

Theo ths.bs lê thị hải, nguyên giám đốc trung tâm khám và tư vấn dinh dưỡng (viện dinh dưỡng quốc gia), chúng ta, nhất là đối với trẻ nhỏ luôn phải có một chế độ dinh dưỡng tốt để có thể ngăn ngừa bệnh tật. tuy nhiên, vào các dịp nghỉ lễ đặc biệt là tết nguyên đán, việc ăn uống quá mức đi kèm với việc tích trữ thực phẩm không đảm bảo vệ sinh rất dễ dẫn đến tình trạng trẻ bị ngộ độc thực phẩm trong ngày tết.

BS Lê Thị Hải cho biết, đối với trẻ em, sau dịp Tết thường thấy có hai tình trạng xảy ra: Một là nhiều cháu rơi vào tình trạng ăn quá nhiều đồ ngọt, đồ xào rán khiến tăng cân vù vù dẫn đến béo phì. Trường hợp còn lại là do bố mẹ quá bận rộn, không có thời gian chăm sóc con nên trong dịp Tết, các cháu thường ăn uống thiếu khoa học, dẫn tới việc bị rối loạn tiêu hóa, bị sụt cân, suy dinh dưỡng.

Vì vậy, BS Hải khuyến cáo, bố mẹ có con nhỏ cần lưu ý vào dịp Tết là nên cố gắng giữ cho nhịp độ sinh hoạt của trẻ đều đặn, tránh tình trạng “no dồn đói góp” gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.

Để phòng các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa của trẻ, bố mẹ nên chuẩn bị một số Thu*c sẵn sàng trong tủ Thu*c gia đình như vài gói Oresol dùng để bù nước trong trường hợp nôn, tiêu chảy. Khi thấy trẻ có những biểu hiện như chán ăn, bỏ bú, đau bụng, mất nước, sốt cao… sau 2 ngày vẫn chưa khỏi thì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời. Tuyệt đối không được dùng Thu*c một cách tùy tiện gây hại đến trẻ.

Theo N.Mai/Gia đình & Xã hội

Link bài gốc Lấy link

https://giadinh.net.vn/song-khoe/bi-quyet-giup-tre-khong-bi-cac-benh-hoi-tham-trong-dip-tet-20190203141827023.htm

Theo N.Mai/Gia đình & Xã hội

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/bi-quyet-giup-tre-khong-bi-cac-benh-hoi-tham-trong-dip-tet/20210209093309201)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Viêm phế quản cấp là tình trạng nhiễm trùng cây phế quản, hệ thống ống mang khí đến hai lá phổi.
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Phòng ngừa cảm cúm là điều cần thiết trong các kì nghỉ hay các ngày làm việc đều suôn sẻ. Các phương pháp và các cách phòng ngừa cảm cúm.
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Đông y gọi viêm phế quản là khái thấu, đàm ẩm. Bệnh do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khí táo hoặc do công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận giảm sút. Hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh đàm ẩm; nhiệt làm thương phế, thận; phế thận âm hư dẫn đến ho, đờm nhiều. Đông y có rất nhiều phương pháp chữa bệnh này, xin giới thiệu một số bài Thuốc theo kinh nghiệm dân gian rất đơn giản, dễ tìm mà hiệu quả.
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY