Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bị rắn cạp nia chui vào nhà cắn khi đang ngủ

Quảng Ninh-Người đàn ông 52 tuổi đang ngủ dưới sàn nhà thì cảm giác vật gì đó trườn qua người, thức dậy soi đèn phát hiện rắn cạp nia.

Con rắn dài khoảng 20 cm. Kiểm tra cơ thể không thấy vết rắn cắn, ông đi ngủ tiếp. Hai giờ sau, ông có cảm giác đau mỏi người, nặng mí, sưng phù mặt, cứng hàm, nói khó... Người nhà đưa ông đến Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí cấp cứu, ngày 29/7.

Bệnh nhân nhập viện với biểu hiện bứt rứt khó chịu, nặng mí, nhìn mờ... Các bác sĩ thăm khám toàn trạng, khai thác tiền sử bệnh, tiến hành các xét nghiệm, chẩn đoán rắn độc cắn.

Người bệnh thở máy, điều trị tích cực... sau 4 ngày, sức khỏe cải thiện, tự thở, rút nội khí quản.

Rắn độc cắn là một trong những T*i n*n xảy ra nhiều từ tháng 4 đến tháng 11 hàng năm (mùa sinh sôi, phát triển của rắn độc). việt nam có khoảng 60 loại rắn độc, trong đó rắn cạp nia là một trong những loại rắn độc nhất.

Hầu hết trường hợp bị rắn độc cắn sẽ xuất hiện tình trạng suy hô hấp do liệt cơ, xuất huyết do rối loạn đông máu, hoại tử... có thể dẫn đến Tu vong nếu không được cấp cứu, điều trị kịp thời. việc xác định được vết rắn cắn rất khó khăn, thường không có dấu vết rõ ràng, đôi khi chỉ có 2 vết móc nhỏ như đầu kim, đặc biệt với rắn cạp nia thì móc rất nhỏ. các bác sĩ cho biết rất may người bệnh được đưa đến viện kịp thời nên điều trị kết quả khả quan.

các bác sĩ khuyến cáo tại nơi cư trú, người dân cần dọn dẹp, phát quang bụi rậm, thường xuyên kiểm tra nhà cửa. cần cảnh giác với rắn, đặc biệt là các loại rắn độc trong mùa mưa lũ, mùa gặt và ban đêm, nếu đi ban đêm cần có đèn soi. cần mắc màn khi ngủ, không ngủ dưới đất vì rắn hay lui tới những chỗ ẩm thấp. không nên lật tảng đá, đống gạch, đống củi hay thân cây đổ bằng tay trần...

Nếu không may bị rắn cắn, cần sơ cứu người bị nạn, không để người bệnh tự đi lại, bất động vị trí bị cắn (có thể bằng nẹp). Để bộ phận có vết cắn ở vị trí ngang bằng hoặc thấp hơn vị trí của tim... và nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời.

Thúy Quỳnh

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/bi-ran-cap-nia-chui-vao-nha-can-khi-dang-ngu-4139871.html)

Tin cùng nội dung

  • Kể từ khi xuất viện đến nay, cháu Phan Anh học sinh lớp 5G, trường Tiểu học Phương Mai, Hà Nội đã khỏe mạnh và lại được đến trường, nhìn Phan Anh lúc này ít ai nghĩ nếu trước đó bé bị bệnh viêm cơ tim và chỉ chậm vài phút em sẽ không bao giờ ở lại với cuộc sống này.
  • Khó thở là một biểu hiện của sự cản trở lưu thông không khí trong đường thở. Nó là một dấu hiệu thường gặp và do nhiều nguyên nhân, đa số do bệnh lý ở bộ máy hô hấp, nhưng đôi khi còn do bệnh tim, do rối loạn chuyển hóa, do hệ thần kinh bị tổn thương…
  • Cơn đau thắt ngực. Để phân biệt đây là cơn đau thắt ngực hay nhồi máu cơ tim (cấp) hay là bệnh tim thiếu máu cục bộ, cần phải có điện tâm đồ (ECG), men tim.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Cả hai cháu bé đều nhập viện trong tình trạng khó thở, khàn tiếng. Tiến hành mổ nội soi, bác sĩ gắp ra nhiều u sùi nhú mọc trên thanh quản.
  • Nếu bị rắn độc cắn bệnh nhân cần được sơ cứu ngay trước khi vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện.
  • Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) vừa cho biết, 5 - 6 tuần gần đây liên tục tiếp nhận 20 ca nhập viện do bị rắn độc cắn.
  • “Thời gian vàng” khi bị rắn lục cắn là 6h. Tuyệt đối không được chích, rạch vết cắn để nặn máu; không đắp lá, chườm lạnh vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, máu chảy không đông.
  • Đường xâm nhập của nọc độc rắn theo con đường mạch bạch huyết (không phải mạch máu thông thường). Con đường di chuyển nọc độc này sẽ trở nên nhanh hơn và nhiều hơn khi cơ thể vận động.
  • Chào Mangyte, Bố em năm nay ngoài 50 tuổi. Gần đây bố em hay bị đau lồng ngực và khó thở, đi khám thì BS bảo bố em bị thiếu máu tim cục bộ. Em rất mong Mangyte tư vấn cho người nhà em bệnh viện nào khám bệnh tim tốt nhất hiện nay ở TPHCM? Chi phí khoảng bao nhiêu? Và có thể khám trong ngày hay không? Em cảm ơn Mangyte. (Ái Nguyễn - ainhu...@gmail.com)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY