Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bí thư Vương Đình Huệ: Hà Nội sẵn sàng đáp ứng nhân lực cho Đà Nẵng khi cần thiết

(Tổ Quốc) - Chiều 6/8, Thường trực Thành ủy Hà Nội đã tiến hành họp trực tuyến với Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch Covid-19 thành phố và các quận, huyện, thị xã trên địa bàn.

Test nhanh là giải pháp để kịp thời khoanh vùng các ca dương tính

Báo cáo tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, Hà Nội vẫn đang làm tốt công tác phòng chống dịch. Đối với 3 ca nhiễm ngoài cộng đồng ở Hà Nội, TP xác định các ca bệnh đều có nguồn gốc lây nhiễm từ Đà Nẵng. TP cũng đã xác định 104 ca F1 liên quan đến với BN 714 và 6 bệnh nhân trên chuyến bay VN7189.

Liên quan đến vấn đề xét nghiệm mà người dân đang rất quan tâm, Chủ tịch UBND TP thông tin, số lượng test nhanh Hà Nội hiện có là do Bộ Y tế cung cấp từ giai đoạn 2 với tổng số là 100.000 test. Trong giai đoạn trước của dịch, TP đã dùng 20.000 test để thực hiện cho các khu chợ đầu mối và các phường xung quanh BV Bạch Mai, đã cho kết quả rất tốt.

Trong giai đoạn này, đến nay đã có hơn 96.000 người về từ Đà Nẵng cần được xét nghiệm, trong khi đó Hà Nội chỉ có hơn 80.000 test. Chủ tịch UBND TP nói thêm về việc độ nhạy và độ chính xác của test nhanh này cũng ở mức tương đối vì chủ yếu tìm kháng thể dựa trên mức độ vi rút.

"Chính vì thế, trường hợp của BN 714 mặc dù đã được test nhanh có kết quả âm tính, nhưng khi xét nghiệm PCR vẫn có kết quả dương tính" - ông Chung lý giải.

“Trên tinh thần công khai, minh bạch, BCĐ của TP cũng xác định test nhanh là giải pháp để kịp thời khoanh vùng những trường hợp dương tính. Từ đó để có những biện pháp chặt chẽ hơn, chứ không phải là biện pháp duy nhất để chúng ta xác định ca bệnh” - Chủ tịch UBND TP nói rõ.

Về năng lực xét nghiệm, Chủ tịch UBND TP cho biết, riêng CDC Hà Nội có thể xét nghiệm được 5.500 mẫu/ngày. Nếu huy động hết các nguồn lực từ các BV thì Hà Nội có thể xét nghiệm được 9.000-10.000 mẫu/ngày.

Xác định công tác xét nghiệm là nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay để xác định các ca bệnh, Chủ tịch UBND TP cho biết TP cũng quyết định tất cả những người đi từ ngày 15/7 đến 29/7 từ Đà Nẵng về đều phải làm xét nghiệm PCR.

Kiểm soát chặt chẽ người nhập cảnh

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị này, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ cho rằng, so với đợt dịch thứ 1 thì ở đợt 2 Thành phố đã có kinh nghiệm, có sự tin cậy của người dân, sự đồng lòng của các cơ quan, sự hợp tác chặt chẽ của người dân.

Về quan điểm, giải pháp, Bí thư Thành ủy Hà Nội đồng tình với cách đề xuất của Thành phố và nhấn mạnh: "Điều quan trọng là toàn Đảng bộ và nhân dân Thủ đô phải thực hiện nghiêm chỉ đạo của Trung ương, của Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ".

Về các nhiệm vụ trong thời gian tới, Thường trực Thành ủy Hà Nội yêu cầu kích hoạt toàn bộ hệ thống phòng chống dịch từ trước đến nay cả về con người, cơ chế, phương thức phối hợp giữa các lực lượng theo mức độ diễn biến dịch bệnh xẩy ra nhưng cao hơn 1 mức so với kịch bản phê duyệt từ đầu.

Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng yêu cầu, BCĐ phòng, chống dịch bệnh TP nghiên cứu để nâng mức cao hơn nữa cho một số khu vực có ổ dịch có rủi ro cao hơn mức chung của toàn Thành phố; một số hoạt động phải thực hiện như quy định của Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.

Từ Thành phố đến cơ sở rà soát các điều kiện để bảo đảm yêu cầu 4 tại chỗ, rà soát lại để xem khả năng đáp ứng yêu cầu, khả năng cung ứng cho dịch bệnh, mua sắm công khai minh bạch theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và Bộ Y tế. Sở Công Thương rà soát toàn bộ khả năng cung ứng vật tư hàng hóa, lương thực thực phẩm và nhu yếu phẩm khác, không để trường hợp thiếu hụt xảy ra.

Trong tình hình phức tạp hiện nay, Bí thư Thành ủy đề nghị các đơn vị làm tốt hơn nữa công tác truy vết, phát huy vai trò then chốt quan trọng của cán bộ thôn, tổ dân phố, công an xã... ngoài truy vết F1, các trường hợp có triệu chứng, trường hợp đi về từ vùng dịch phải lưu ý vấn đề rà soát để kiểm soát chặt chẽ người nhập cảnh.

Sẵn sàng đáp ứng nhân lực cho Đà Nẵng khi cần thiết

Về vấn đề xét nghiệm, Bí thư Thành ủy yêu cầu các đơn vị tập trung ưu tiên xét nghiệm bằng phương pháp PCR theo diện rộng. Ngoài các bệnh viện của Hà Nội phải huy động bệnh viện tư nhân theo hướng dẫn của Bộ Y tế, ưu tiên xét nghiệm các trường hợp F1, người có triệu chứng, bên cạnh đó kết nối với hiệu Thu*c để xác định trường hợp nghi nghờ.

Bên cạnh vấn đề khoanh vùng, cách ly và thực hiện giãn cách kịp thời theo mức độ phù hợp với thực tế, Bí thư Thành ủy Hà Nội nhắc nhở các đơn vị sẵn sàng, tập trung chữa trị; tính toán trường cho trờng hợp xấu nhất; rà soát các cơ sở y tế của Thành phố có khả năng chữa trị, xem xét lại phương án bệnh viện dã chiến tại Mê Linh để sẵn sàng cho phương án này.

"Công tác truyền thông phải đi trước một bước, phát huy được kinh nghiệm thành quả trong giai đoạn trước; gắn liền với việc nêu cao trách nhiệm cấp ủy, chính quyền, tính ưu việt của toàn bộ hệ thống chính trị" - Bí thư Vương Đình Huệ yêu cầu.

Về một số nhiệm vụ cụ thể, Bí thư Hà Nội lưu ý: Cần phải tổ chức tốt và tuyệt đối an toàn kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020; Tiếp tục tổ chức tốt đại hội đảng bộ cấp quận, huyện và các đơn vị còn lại theo hướng thiết thực không phô trương, hình thức; cắt biểu diễn văn nghệ, không tổ chức đưa đón đại biểu, tập trung cho vấn đề nội dung.

Cùng với đó là chuẩn bị tốt vật tư y tế để đáp ứng nhu cầu của Thành phố và sẵn sàng đáp ứng nhân lực cho Đà Nẵng khi cần thiết. Đồng thời, tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, lưu thông sản phẩm hàng hóa, thiết yếu, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của người dân trong mọi tình huống, bảo đảm an toàn vệ sinh, thực phẩm, bảo đảm tuyệt đối an toàn trong phòng, chống dịch.

Thế Công

Mạng Y Tế
Nguồn: Tổ quốc (http://toquoc.vn/bi-thu-vuong-dinh-hue-ha-noi-san-sang-dap-ung-nhan-luc-cho-da-nang-khi-can-thiet-20200806200933304.htm)

Tin cùng nội dung

  • Độ ẩm không khí quá cao, nền nhà, tường đều chảy nước, nấm mốc, vi khuẩn sinh sôi phát triển là những tác nhân khiến trẻ em đổ bệnh. Nếu trẻ không được điều trị và chăm sóc đúng cách sẽ gây ra những biến chứng nặng, thậm chí nguy hiểm tính mạng
  • Được mẹ cho nằm bú bình, sau đó bé ngủ. Khoảng 3 tiếng sau, người mẹ mang cháo vào cho con ăn thì đã thấy toàn thân tím tái. Ngay lập tức trẻ được đưa đến viện cấp cứu nhưng không kịp.
  • Nắng nóng như thiêu như đốt trên 40 độ C khiến nhiều trẻ nhỏ lũ lượt được đưa đi khám với biểu hiện sốt do say nóng, trẻ sốt cao nhưng mũi họng không có biểu hiện viêm nhiễm, chảy nước.
  • Thông tin y tế cập nhật từ các nạn nhân trong vụ sập giàn giáo: Hiện đang còn 4 bệnh nhân nặng, trong đó có 1 bệnh nhân gẫy cổ xương đùi, 1 bệnh nhân chấn thương lồng ngực có tràn khí màng phổi 2 bên.
  • Có không ít trường hợp bệnh nhân điều trị bệnh mạn tính, điều trị tốn kém lâu dài, bản thân họ cũng chịu sự đau đớn của bệnh tật nên đã Tu tu để kết liễu cuộc đời mình và họ coi đó là “lối thoát” cho bản thân
  • Ngày 25/4 tới, BV Bạch Mai sẽ tổ chức khám và tư vấn miễn phí hen phế quản cho người dân khu vực Hà Nội và một số tỉnh lân cận.
  • Với vai trò là một trong những trung tâm đào tạo lớn nhất Việt Nam, mỗi năm BV Bạch Mai cung cấp chương trình đào tạo nguồn cho gần 2.000 y bác sĩ trên khắp cả nước.
  • Chào Mangyte, Cháu muốn sang BV Bạch Mai xét nghiệm máu để biết bệnh Viêm gan B thì chi phí có cao không ạ? Khoảng bao nhiêu ạ? Cháu có bảo hiểm ở BV Tuệ Tĩnh sang đó có được hưởng không ạ? Cháu cảm ơn ạ!
  • Tôi hay nghe nói đến cụm từ xét nghiệm tế bào để tầm soát ung thư. Có thể tự ý đi xét nghiệm được không? Sự khác nhau giữa xét nghiệm này và sinh thiết? Độ chính xác? Giá cả và thời gian trả kết quả xét nghiệm tế bào? Nhờ Mangyte tư vấn giúp tôi. (Nguyễn Bảo Thoa)
  • Chào Mangyte, Bố em có các triệu chứng như ho lâu không khỏi, khó thở, thường xuyên khạc đờm vào buổi sáng... Em thấy có thông tin BV Bạch Mai có khám và tư vấn miễn phí cho những người bị ho lâu khônhg khỏi nhưng không rõ cụ thể như thế nào. Kính mong Mangyte tư vấn thêm cho em một số thông tin. Trân trọng. (Nông Hoàng Chiến - Nam Định)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY