Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Bị viêm da tiếp xúc cần kiêng gì để giảm nhanh?

Nắm rõ vấn đề bị viêm da tiếp xúc cần kiêng gì sẽ hỗ trợ đắc lực cho quá trình kiểm soát triệu chứng, giúp quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng hơn...

các chuyên gia da liễu khuyến cáo, khi bị viêm da tiếp xúc nếu kiêng cữ nghiêm ngặt sẽ giúp kiểm soát và đẩy lùi các triệu chứng của bệnh nhanh chóng hơn. vậy bị viêm da tiếp xúc cần kiêng gì để hỗ trợ quá trình điều trị? những thông tin được cập nhật dưới đây sẽ giúp bạn nắm rõ vấn đề này.

Bị viêm da tiếp xúc cần kiêng gì để kiểm soát bệnh tốt hơn?

Viêm da tiếp xúc là bệnh lý da liễu thường bùng phát sau khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng hoặc kích ứng. thương tổn do bệnh lý này gây ra thường có mức độ nhẹ và phạm vi ảnh hưởng nhỏ. chỉ cần chăm sóc và điều trị đúng cách thì sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

Để hỗ trợ tốt hơn cho việc kiểm soát triệu chứng viêm da tiếp xúc, các bác sĩ khuyên rằng bạn nên thực hiện việc kiêng cữ nghiêm ngặt trong suốt quá trình điều trị. bị viêm da tiếp xúc nên kiêng gì? dưới đây là các vấn đề cần lưu ý:

1. Kiêng tiếp xúc với các loại hóa chất

Các loại hóa chất trong sinh hoạt thường ngày có thể là nguyên nhân làm bùng phát triệu chứng viêm da tiếp xúc. nhất là ở những người có làn da nhạy cảm thì tiếp xúc nhiều với hóa chất sẽ khiến tổn thương da nặng nề thêm.

Để giúp ích cho quá trình kiểm soát triệu chứng và đẩy lùi bệnh, cần hạn chế tiếp xúc với các loại hóa chất. bao gồm:

    Chất tẩy rửa và dung dịch làm sạch: Bột giặt, nước rửa bát, nước lau sàn…

2. Hạn chế tiếp xúc ánh nắng mặt trời

Vùng da bị tổn thương do viêm da tiếp xúc thường sẽ trở nên nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. việc thường xuyên ra ngoài khi trời nắng có thể khiến da bị thâm sạm hay ngứa ngáy nhiều hơn.

Chính vì thế mà người bị viêm da cơ địa cần kiêng tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. nếu ra ngoài cần chú ý che chắn cẩn thận và sử dụng kem chống nắng để hạn chế những ảnh hưởng xấu.

3. Kiêng ăn một số loại thực phẩm

Các chuyên gia da liễu cho biết, việc tiêu thục một số thực phẩm không phù hợp có thể kích thích phản ứng viêm, gây sưng đau và khiến vùng da tổn thương bị thâm sẹo sau điều trị. đồng thời các thành phần trong nhiều loại thực phẩm còn kích hoạt triệu chứng viêm da tiếp xúc nặng nề thêm và kéo dài dai dẳng.

Người bị viêm da tiếp xúc nên kiêng một số thực phẩm sau đây:

    Các loại thịt đỏ: Đa phần các loại thịt đỏ như thịt bò, dê, cừu… đều chứa sắc tố gây tối màu da, dễ để lại thâm sẹo. Đặc biệt những người có cơ địa nhạy cảm khi tiêu thụ 1 lượng protein quá dồi dào có thể gây ngứa ngáy dữ dội ở vùng da tổn thương.
  • Hải sản: Đây chính là nhóm thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng rất cao. Ăn hải sản khi đang bị viêm da tiếp xúc sẽ gây kích thích phản ứng dị ứng. Đồng thời làm bùng phát các triệu chứng như nổi mề đay, ngứa cổ họng, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy…
  • Thực phẩm chứa nhiều gia vị: Các bác sĩ Da liễu cho biết, các loại gia vị như muối, bột ngọt, đường, ớt, tiêu… có thể khiến các triệu chứng trên da trở nên nghiêm trọng hơn. Đồng thời chúng còn làm tăng độ nhạy cảm của hệ miễn dịch, kích thích triệu chứng viêm da tiếp xúc bùng phát mạnh.
  • Rau muống: Đây là thực phẩm có thể gây ra sẹo lồi ở các vết thương hở. Nên kiêng ăn rau muống trong thời gian điều trị để tránh tình trạng này.
  • Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ: Tiêu thụ nhóm thực phẩm này có thể sẽ làm gián đoạn quá trình điều trị. Chất béo bão hòa trong nhóm thực phẩm này thường kích thích phản ứng viêm và làm tăng mức độ sưng viêm, đau rát ở vùng da tổn thương.

4. Rượu bia và chất kích thích

Rượu bia, thức uống chứa cồn và chất kích thích (caffeine có trong cà phê và trà đặc) là các loại đồ uống mà người bị viêm da tiếp xúc nên kiêng cữ. bởi chúng có thể khiến cho cơ thể bị mất nước và làm tăng độ nhạy cảm của hệ thống miễn dịch. từ đó dẫn tới tình trạng tổn thương trên da lan tỏa rộng, có thể gây sưng đau và rất dễ để lại thâm sẹo.

Đặc biệt tuyệt đối không sử dụng các loại đồ uống này khi đang điều trị bệnh viêm da tiếp xúc bằng các loại Thu*c uống. bởi chúng có thể gây tương tác, tăng nguy cơ phát sinh phản ứng phụ cùng các tình huống rủi ro.

5. Kiêng cào gãi và chà xát lên vùng da bị bệnh

Bệnh viêm da tiếp xúc không chỉ khiến da bị tổn thương mà còn kích hoạt triệu chứng ngứa ngáy, nóng rát khó chịu. chính vì thế mà thường khiến cho người bệnh có xu hướng thích cào gãi, chà xát để giảm ngứa.

Tuy nhiên, cào gãi, chà xát lên vùng da tổn thương là thói quen xấu có thể khiến làn da bị trợt loét, gây sưng viêm nặng và tăng nguy cơ nhiễm trùng. chính vì thế, khi bị viêm da tiếp xúc, người bệnh cần chú ý kiêng cào gãi để hỗ trợ kiểm soát triệu chứng tốt hơn.

6. Stress, căng thẳng thần kinh

Stress và căng thẳng thần kinh cũng được cho là một trong những triệu chứng có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. từ đó khiến triệu chứng bệnh viêm da tiếp xúc bùng phát mạnh mẽ hơn.

Chính vì thế, bạn cần chú ý kiểm soát tốt stress, căng thẳng và tránh các suy nghĩ tiêu cực. Căng thẳng kéo dài có thể khiến tổn thương da lan tỏa và làm tăng nguy cơ kích hoạt viêm nhiễm.

Một số lưu ý khi điều trị bệnh viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là bệnh lý có mức độ nhẹ, có thể được cải thiện nhanh chóng khi sớm phát hiện và can thiệp đúng cách. tuy nhiên, nếu chậm trễ trong việc điều trị hay chăm sóc không đúng cách thì tổn thương da có thể lan rộng. đồng thời tăng nguy cơ nhiễm trùng cùng các biến chứng nghiêm trọng khác.

Vì vậy, trong quá trình điều trị bệnh viêm da tiếp xúc, cần chú ý đến các vấn đề sau đây:

    Cần chú ý đến sức khỏe của làn da để sớm phát hiện ngay khi các triệu chứng đầu tiên của bệnh bùng phát. Có thể chăm sóc và điều trị tại nhà khi bệnh còn nhẹ.

Bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc “bị viêm da tiếp xúc cần kiêng gì?”. đồng thời đề cập đến các vấn đề cần lưu ý trong quá trình điều trị để giúp bệnh nhanh khỏi hơn. nếu được điều trị và chăm sóc tốt thì triệu chứng viêm da tiếp xúc có thể được kiểm soát và dần cải thiện chỉ sau 7 – 10 ngày.

Có thể bạn quan tâm:

    Cách chăm sóc và chữa viêm da tiếp xúc tại nhà

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/bi-viem-da-tiep-xuc-can-kieng-gi)

Tin cùng nội dung

  • Trả lời thắc mắc của cử tri, TTND.PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, Tổ Đại biểu nói chung và bản thân Bộ trưởng nói riêng rất chia sẻ với những thắc mắc, mong muốn của cử tri.
  • Âm thanh của một pha hỗn độn giao thông, một bản nhạc rock... cũng góp phần làm mất thính lực.
  • Viêm da thần kinh y học cổ truyền gọi là ngưu bì tiễn, can tiễn. Nguyên nhân là do phong nhiệt làm ảnh hưởng đến da, sau đó gây huyết táo làm da không được nuôi dưỡng.
  • Theo y học cổ truyền cây sông chua có vị đắng, chua, tính bình; vào các kinh can, thận. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết tiêu thũng, tức phong chỉ khái (trừ phong, chống ho).
  • Viêm da dị ứng là bệnh viêm da mạn tính khó chẩn đoán và khó điều trị. Biểu hiện là dị ứng ở da do sự đáp ứng quá mức đối với các kháng nguyên trong môi trường.
  • Tôi làm ở tiệm tóc nên thường tiếp xúc với hoá chất gội, nhuộm. Mỗi lần như vậy, tay tôi bị ngứa rất khó chịu.
  • Bố tôi mổ sỏi thận hở được 3 tuần. BS bảo sỏi thận sẽ tái phát nên 3 tháng đi khám 1 lần. Bố tôi nên kiêng gì để tránh tái phát?
  • Theo y học cổ truyền, củ khúc khắc có vị ngọt, nhạt, tính bình, có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt, thanh nhiệt, chữa tê thấp, đau mỏi, viêm da, tiêu hóa kém,…Củ khúc khắc còn có tên gọi là củ kim cang, thổ phục linh, dây khum, cậm cù,… Là một loại cây sống lâu năm, thuộc họ hành tỏi, dài 4 - 5m, có nhiều cành nhỏ, không có gai, thường có tua cuốn dài. Lá hình xoan thuôn. Hoa mọc thành tán. Quả mọng hình cầu, có 3 hạt.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Các chuyên gia về vệ sinh cảnh báo mặc đồ ngủ quá 1 tuần không giặt có thể dẫn đến viêm da, viêm bọng đái và thậm chí bị nhiễm vi khuẩn MRSA (tụ cầu vàng kháng Methicillin).
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY