Biến chứng thận ở người ĐTĐ: Nhận biết và điều trị
Để dự phòng hoặc làm chậm sự tiến triển bệnh thận do ĐTĐ cần kiểm soát tốt glucose máu, huyết áp, lipid máu, ăn chế độ giảm protein
Tổn thương thận
Các tổn thương giải phẫu bệnh tại thận của bệnh nhân bị bệnh thận do ĐTĐ bao gồm các tổn thương ở cầu thận, mạch máu và ống - kẽ thận:
Các tổn thương cầu thận
- Xơ cứng gian mạch cầu thận lan tỏa
- Xơ cứng gian mạch cầu thận khu trú
- Tổn thương bao dạng giọt (Capsular drop lesion)
- Dày màng nền cầu thận.
Tổn thương mạch máu
- Xơ cứng dưới nội mạch tiểu động mạch do hyalin
- Vữa xơ động mạch lành tính.
Tổn thương ống thận và kẽ thận
- Tổn thương dạng giọt nhỏ do hyalin ở ống lượn gần.
- Lắng đọng glycogen (tổn thương Armanni – Ebstain)
- Teo đét ống thận
- Xơ hóa khe thận.
Làm thế nào để phát hiện bệnh?
Nên xét nghiệm MAU từ 5 năm sau khi được chẩn đoán mắc ĐTĐ týp 1, bắt đầu ngay khi chẩn đoán ĐTĐ týp 2.
Định lượng nồng độ creatinine máu và tính hệ số thanh thải creatinin.
- Nồng độ creatinine máu cần được kiểm tra hàng năm.
- Dựa vào nồng độ creatinine máu để ước lượng mức lọc cầu thận.
Thận là cơ quan dễ bị ảnh hưởng bởi ĐTĐ.
Dự phòng và điều trị bệnh thận do đái tháo đường
Để dự phòng hoặc làm chậm sự tiến triển bệnh thận do ĐTĐ cần tiến hành kiểm soát tốt glucose máu, kiểm soát huyết áp, bỏ Thu*c lá và ăn chế độ giảm protein, kiểm soát lipid máu.
Kiểm soát tốt glucose huyết đối với cả bệnh nhân ĐTĐ týp 1 và týp 2 có thể phòng làm giảm 50-70% sự phát tiển của MAU cũng như sự tiến triển của MAU thành bệnh thận.
Kiểm soát huyết áp: Huyết áp mục tiêu cần duy trì ở bệnh nhân ĐTĐ < 130/80 mmHg.
Sử dụng Thu*c chống tăng huyết áp:
Khi MAU (-) hoặc biến chứng chưa rõ thì mục tiêu của việc điều trị là giảm nguy cơ biến chứng tim mạch. Các Thu*c có thể dùng là: ức chế men chuyển, ức chế thụ thể angiotensin (ức chế AT1), ức chế thụ thể bêta, lợi tiểu, ức chế kênh calci.
Khi đã có MAU ( ) thì nên dùng ức chế men chuyển, ức chế thụ thể angiotensin.
Khi đã có biến chứng thận rõ ở bệnh nhân ĐTĐ týp 1 thì ức chế men chuyển có thể làm chậm tiến triển bệnh thận, còn ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 thì cả ức chế men chuyển và ức chế thụ cảm thể angiotensin đều có tác dụng giảm protein niệu và kiểm soát huyết áp tốt hơn. Trong quá trình sử dụng ƯCMC hoặc ƯCAT1 cần định kỳ kiểm tra creatinin huyết và K máu để phát hiện tác dụng phụ gây tăng creatinin và K do Thu*c. Nếu mức tăng creatinin < 30% trong một thời gian ngắn thì không cần dừng các Thu*c trên. Những bệnh nhân không dung nạp Thu*c ƯCMC và ức chế AT1 có thể chuyển dùng Thu*c chẹn kênh calci không chứa dihydropyridin.
Việc điều trị cần đạt mục tiêu giảm albumin niệu càng nhiều càng tốt.
Kiểm soát lipid máu tối ưu có thể làm chậm tiến triển của bệnh thận do ĐTĐ. Tốt nhất là sử dụng Thu*c hạ lipid máu thuộc nhóm statin.
Chế độ ăn hạn chế protein: Ăn hạn chế protein có thể làm chậm quá trình tiến triển suy thận mạn ở bệnh nhân ĐTĐ týp 1 đã có biến chứng thận rõ rệt, tuy vậy đối với ĐTĐ týp 2 còn chưa được biết rõ. Khuyến cáo bệnh nhân ĐTĐ đã có biến chứng thận rõ rệt nên duy trì chế độ ăn với protein ở mức 0,8 g/kg cân nặng/ngày.
Bỏ Thu*c lá có thể hạn chế được tiến triển bệnh thận do ĐTĐ kể cả bệnh nhân đã có MAU ( ).
Khi có một trong các biểu hiện sau: chức năng thận giảm nhanh chóng hoặc không tìm được nguyên nhân; tăng kali máu khó điều trị; đái ra máu, không có tổn thương đáy mắt do ĐTĐ hoặc có trụ trong khi xét nghiệm nước tiểu; có tiếng thổi ở vùng động mạch thận; tăng huyết áp khó kiểm soát; protein niệu nhiều gần mức có hội chứng thận hư thì cần đi khám chuyên khoa thận.
AloBacsi.vn
Theo Sức khỏe & Đời sống
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/bien-chung-than-o-nguoi-dtd-nhan-biet-va-dieu-tri-n4980.html)