Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Biến đổi khí hậu khiến tăng khả năng xảy ra lũ lụt ở Tây Âu đến 9 lần

Theo một nghiên cứu nhanh của một nhóm các nhà khoa học khí hậu quốc tế, biến đổi khí hậu đã khiến các hiện tượng mưa lớn cực đoan, tương tự như những trận lũ lụt tháng trước ở Đức, Bỉ, Hà Lan và Luxembourg, có khả năng xảy ra cao hơn từ 1,2 đến 9 lần.

Kết quả của nghiên cứu nêu trên đã củng cố kết luận của báo cáo lớn trong tháng này của ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (ipcc).

Báo cáo của ipcc cho biết hiện có bằng chứng rõ ràng rằng con người đang làm khí hậu trái đất nóng lên và biến đổi khí hậu do con người gây ra là nguyên nhân chính dẫn đến những thay đổi khiến thời tiết khắc nghiệt hơn. báo cáo cho thấy, khi nhiệt độ tăng, khu vực tây và trung âu sẽ phải hứng chịu tình trạng mưa lớn cực đoan và lũ lụt ngày càng tăng.

Ví dụ, lượng mưa lớn đã ảnh hưởng đến các khu vực của tây âu từ ngày 12 đến 15/7, trong một ngày lượng mưa đổ xuống khu vực sông ahr và erft ở đức là khoảng hơn 90mm, lớn hơn nhiều so với các kỷ lục trước đó. các trận lũ lụt đã khiến ít nhất 220 người ở bỉ và đức thiệt mạng.

Bão Ciara càn quét Anh và Bắc Âu hôm 9/2 khiến hàng trăm chuyến bay, tàu hỏa và nhiều hoạt động bị hủy

Để xác định ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với lượng mưa lớn gây ra lũ lụt, các nhà khoa học đã phân tích các báo cáo thời tiết và mô phỏng trên máy tính để thực hiện phép so sánh cho tình trạng khí hậu ngày nay, sau khi trái đất nóng lên khoảng 1,2°c kể từ cuối những năm 1800, với khí hậu trong quá khứ, sau khi thực hiện các phương pháp đánh giá ngang hàng, thứ là nền tảng cho một số phát hiện chính trong báo cáo của ipcc.

Nghiên cứu tập trung vào lượng mưa rất lớn gây ra lũ lụt ở 2 khu vực bị ảnh hưởng đặc biệt: khu vực Ahr và Erft của Đức, nơi lượng mưa trung bình là 93mm trong 1 ngày và khu vực Meuse của Bỉ, nơi có lượng mưa 106mm trong 2 ngày. Các nhà khoa học đã phân tích lượng mưa thay vì mực nước sông một phần là do một số trạm đo đạc đã bị lũ lụt phá hủy.

Trong khi các nhà khoa học nhận thấy xu hướng gia tăng lượng mưa lớn ở những khu vực nhỏ này, thì cũng có nhiều biến động trong tình trạng mưa cục bộ từ năm này qua năm khác. Để đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, các nhà khoa học đã xem xét dữ liệu từ một khu vực rộng lớn hơn và phân tích khả năng xảy ra tình trạng mưa lớn cực đoan tương tự tại một nơi bất kỳ của Tây Âu, bao gồm miền Đông nước Pháp, miền Tây nước Đức, miền Đông nước Bỉ, Hà Lan, Luxembourg và miền Bắc Thụy Sĩ. Bên cạnh đó họ cũng phân tích xem lượng mưa lớn cực đoan đã bị ảnh hưởng như thế nào khi nhiệt độ toàn cầu ngày càng tăng.

Bão lũ làm thiệt mạng hàng chục người dân châu Âu trong tháng 7/2021

Đối với khu vực rộng lớn hơn này, các nhà khoa học nhận thấy rằng biến đổi khí hậu do con người gây ra đã làm tăng lượng mưa trong 1 ngày lên 3-19%. biến đổi khí hậu cũng làm cho khả năng xảy ra những trận mưa lớn tương tự, yếu tố gây ra các trận lũ lụt, cao từ 1,2 đến 9 lần.

Các hiện tượng tương tự có thể xảy ra tại bất kỳ khu vực nào của tây âu khoảng 400 năm/lần trong điều kiện khí hậu hiện tại, điều này nghĩa là, trong cùng khung thời gian đó, một số sự kiện như vậy có khả năng xảy ra trên toàn khu vực rộng lớn. nếu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính ngày càng nhiều và nhiệt độ tiếp tục tăng, tình trạng mưa lớn như vậy sẽ ngày càng phổ biến hơn.

Nghiên cứu được thực hiện bởi 39 nhà nghiên cứu thuộc nhóm nghiên cứu của tổ chức World Weather Attribution, bao gồm các nhà khoa học từ các trường đại học và cơ quan khí tượng thủy văn ở Bỉ, Pháp, Đức, Luxembourg, Hà Lan, Hoa Kỳ và Anh.

Tùng Dương

Bùng phát biến đổi khí hậu sẽ tăng thiệt hại kinh tế lên gấp 3 lần
Loài người đã "làm hại" hành tinh xanh như thế nào?
Báo cáo quan trọng về khí hậu của LHQ: Phải cắt giảm phát thải khí nhà kính ngay bây giờ
Các nước phát triển phải có trách nhiệm chống biến đổi khí hậu hơn

Mạng Y Tế
Nguồn: PetroTimes (https://petrotimes.vn/bien-doi-khi-hau-khien-tang-kha-nang-xay-ra-lu-lut-o-tay-au-den-9-lan-622729.html)

Tin cùng nội dung

  • Các nhà khoa học ở Nhật Bản phát hiện một lõi băng 720.000 năm tuổi có thể dự báo những thay đổi chi tiết của tình hình khí hậu trên Trái Đất trong hàng trăm nghìn năm tới.
  • Quá trình biến đổi khí hậu, suy thoái sinh thái và áp lực dân số đã góp phần làm cho các bệnh truyền nhiễm có thể truyền từ động vật
  • Biến đổi khí hậu đã xảy ra trên phạm vi toàn cầu, gây tác động ngày càng mạnh mẽ đến mọi quốc gia và sự sống trên trái đất, đặc biệt là ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của con người. Trước thực trạng này Cục Quản lý môi trường y tế đã tổ chức hội thảo “Biến đổi khí hậu và sức khỏe môi trường trong thời kỳ hội nhập”. Và những con số khảo sát được công bố tại hội thảo thực sự đáng báo động.
  • Trong khi bão, lũ xảy ra, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng thực phẩm tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm, thủy sản ch*t bệnh,
  • Quá trình đô thị hóa, biến đổi khí hậu, thiếu vốn... là các nguyên nhân khiến công tác chống ngập tại TP HCM chưa hiệu quả.
  • Hiện nay số ca mắc sốt xuất huyết đang gia tăng trên cả nước. Dù số mắc lẫn Tu vong giảm so với cùng kỳ năm ngoái nhưng các chuyên gia vẫn lo ngại dịch bùng phát vào tháng 8.
  • Nam và bạn gái đã phượt qua hàng chục địa danh nổi tiếng châu Âu, tham quan đấu trường La Mã, tháp Eiffel hay dạo biển Hy Lạp.
  • Ổ dịch ngộ độc thực phẩm E.coli đi tiêu ra máu ở Đức đang làm điên đầu các nhà khoa học thế giới vì họ vẫn chưa tìm ra nguồn lây bệnh.
  • Bác sĩ Nhi khoa ở châu Âu có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe trẻ em, với tiêu chí: mang lại những gì tốt đẹp nhất cho những mầm non của đất nước.
  • Khi sơ cứu nạn nhân sạt lở đất, cần chú ý đến triệu chứng khó thở nặng, hô hấp đảo chiều, thiếu oxy phát triển
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY