Tai , Mũi , Họng hôm nay

Biểu hiện và cách phòng tránh viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng song làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nghiêm trọng hơn, đây là một trong số các nguyên nhân chính dẫn đến viêm xoang mãn tính.

Dưới đây là một số biểu hiện và cách phòng tránh viêm mũi dị ứng:

Biểu hiện dễ nhận thấy của viêm mũi dị ứng

Hắt hơi: triệu chứng điển hình của viêm mũi dị ứng. Những cơn hắt hơi mang tính đột ngột, nhiều lần, hắt hơi liên tục, kéo dài nhiều phút và thường xuyên tái phát trong đợt dị ứng.

Bệnh viêm mũi dị ứng khiến nhiều người khổ sở. Ảnh minh họa.

Ngứa mũi: Cơn ngứa mũi thường xuất hiện sớm, nhất là ở trẻ em. Đôi khi, người bệnh ngứa cả mũi, mắt, họng hoặc cả ngoài da vùng cổ, da ống tai ngoài.

Chảy nước mũi: Chảy nước mũi thường đi kèm với hắt hơi hoặc sau hắt hơi. Người bệnh bị chảy cả 2 bên, nước màu trong suốt, không có mùi.

Tắc ngạt mũi: Do chảy nhiều nước mũi và sự phù nề của niêm mạc làm cho ngạt mũi, có khi ngạt hoàn toàn cả hai bên mũi. Người bệnh phải thở bằng miệng và ở trẻ em có thể bị cảm giác ngạt thở.

Đau: Ngoài cảm giác đầy trong mũi, ngạt cứng trong mũi, vì thiếu thở nên người bệnh có cảm giác nhức đầu, mệt mỏi, uể oải, giảm khả năng lao động chân tay, trí não. Một số trường hợp của đau ở vùng mũi, vùng xoang mặt và kèm theo cả rối loạn vận mạch vùng mặt.

Trong cơn dị ứng mũi thường kèm theo dị ứng cả vùng mặt, ổ mặt nên màng tiếp hợp bị đỏ, chảy nhiều nước mắt, ngứa mắt đi kèm với ngứa mũi và hắt hơi.

Những hệ lụy của viêm mũi dị ứng

Theo một số nghiên cứu, 30% người viêm mũi dị ứng sẽ bị hen suyễn và 80% người bị hen suyễn bị viêm mũi dị ứng cùng lúc. Điều này cho thấy cả hai căn bệnh cần phải được điều trị song song. Nhiều người chỉ điều trị một bệnh và khi hết viêm mũi thì lại bị hen suyễn. Cứ thế, công tác chữa trị trở nên khó khăn và kéo dài.

Phát biểu tại "Hội thảo thách thức trong điều trị bệnh viêm mũi dị ứng" được tổ chức mới đây tại TP HCM, Gíao sư Glenis Kathleen Scadding - Bệnh viện Tai mũi họng Hoàng gia Anh cho biết: các triệu chứng viêm mũi dị ứng gây phiền toái cho 93% bệnh nhân vào ban ngày và 47% bệnh nhân vào ban đêm. Một số bệnh nhân than phiền: tình hình càng nghiêm trọng hơn khi làm việc hằng ngày trong văn phòng máy lạnh vì gần như không thể tập trung vào công việc, cứ vài chục giây lại hắt hơi một lần.

Một số cách phòng tránh viêm mũi dị ứng

Những trường hợp có cơ địa dễ bị dị ứng cần đề phòng bệnh viêm mũi dị ứng. Để phòng tránh, bạn cần hạn chế tối đa việc nuôi chó, mèo trong nhà hoặc cho chúng ngủ trên giường; cần giặt giũ định kỳ chăn, ga, gối, đệm, vải bọc ghế, bọc đệm, màn cửa. Môi trường sống, học tập, làm việc cần thoáng, mát, sạch sẽ, tránh ẩm ướt để hạn chế nấm mốc phát triển.

Vệ sinh răng miệng hằng ngày, đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy; hạn chế tối đa việc hút Thu*c lá; tránh hoặc hạn chế tiếp xúc với bụi. Mọi người cần đeo khẩu trang khi quét dọn nhà và khi ra đường. Đồng thời giữ ấm cơ thể khi nhiệt độ cơ thể thay đổi hoặc khi chuyển mùa.

Đối với việc dùng Thu*c, Thu*c hiện nay chia thành 2 nhóm là Thu*c dùng tại chỗ (nhỏ mũi, xịt mũi) và Thu*c uống. Thu*c xịt có tác dụng thông mũi và giảm triệu chứng nhanh nhưng không được dùng kéo dài và dễ gây tác dụng phụ. Về lâu dài, phương pháp này không nhiều hiệu quả trong điều trị dứt điểm.

Điều trị bằng các loại Thu*c có chất antihistamine thế hệ 2 Histamine - một trong những thủ phạm chính gây các triệu chứng. Các loại Thu*c antihistamines như Telfast bất lực hóa tác dụng của chất histamine nên làm giảm các triệu chứng dị ứng mũi. Hiện nay, các loại Thu*c chữa viên mũi dị ứng đã được bán rộng rãi trên thị trường dưới dạng Thu*c không kê toa, mang lại sự tiện lợi cho người mua, bệnh nhân có thể chủ động trong việc chữa trị và phòng tránh căn bệnh phiền toái này.

Ngọc Bích

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/suc-khoe/bieu-hien-va-cach-phong-tranh-viem-mui-di-ung-2805247.html)

Tin cùng nội dung

  • Kính chào Mangyte, BV Tai mũi họng TPHCM có khám cho trẻ em không? Tôi có thể tìm hiểu các chuyên khoa của BV này không? Xin cảm ơn và mong chờ các thông tin hữu ích từ Mangyte.
  • Chào Mangyte, Tôi bị viêm dây thanh quản và khó thở muốn đi khám ở BV Tai mũi họng TP.HCM - Khoa dịch vụ. Kính mong Mangyte tư vấn giúp thủ tục, quy trình và chi phí thế nào? Trân trọng cảm ơn. (Mỹ Duyên - Quận Bình Thạnh)
  • Cho tôi hỏi: đăng ký khám dịch vụ theo yêu cầu tại viện Tai mũi họng TW như thế nào? Khám vào các ngày nào? Có khám dịch vụ cho trẻ em dưới 6 tuổi không? số điện thoại đăng ký khám dịch vụ? Cảm ơn Mangyte! (Tuấn Doanh - Hà Nam)
  • Mangyte ơi, Tôi muốn đến khám bệnh tại BV Tai Mũi Họng TPHCM nhưng nhà ở xa và công việc bận rộn, không có thời gian để chờ khám. Có cách nào đặt lịch hẹn khám bệnh với bác sĩ trước không thưa Mangyte? Kính mong Mangyte giúp đỡ tôi. Chân thành cảm ơn quý báo. (Kiều Trang - Củ Chi, TPHCM)
  • Theo nghiên cứu, đơn tướng quân có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh. Trong nhân dân thường dùng lá đơn tướng quân dị ứng,
  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY