Cây thuốc quanh ta hôm nay

Bìm bìm chân cọp, trừ độc chó cắn

Rễ thường dùng trị ho ra máu và hạt dùng trị thủy thũng. Rễ và lá cũng được dùng trị đinh nhọt và cụm nhọt. Cây dùng làm thức ăn gia súc

Bìm bìm chân cọp hay Cây chân chó - Ipomoea pes-tigridis L., thuộc họ Khoai lang - Convolvulaceae.

Mô tả

Cây thảo hàng năm, cứng quấn, mọc bò hay leo, dầy lông cứng. Lá hình chân vịt, dài 3 - 5cm, rộng 5 - 6cm, có 7 - 9 thuỳ hình ngọn giáo, nhọn sắc ở đỉnh, thon lại và rất hẹp ở phía gốc, dài 25 - 40mm, rộng ở khoảng giữa 15 - 25mm, với những lông trắng nằm ở cả hai mặt; cuống là dài 2 -5cm, có lông cứng. Hoa hồng hay trắng, khoảng 10 cái, xếp thành đầu gần hình cầu có cuống dài ở nách lá, có lá bắc tạo thành bao chung, có lông mềm màu trắng. Quả nang xám, hình cầu đường kính 8mm, bao bởi đài hoa cùng lớn lên với quả, có 4 van. Hạt 4, màu hung nâu, có 3 góc và lún phún lông tơ.

Bộ phận dùng

Rễ, hạt và lá - Radix, Semen et Folium Ipomoeae.

Nơi sống và thu hái

Loài phân bố ở Ân Độ, Inđônêxia, Thái Lan, Philippin, Việt Nam... Mọc khá phổ biến ở nước ta, dọc theo đường đi, đất hoang ráo vùng đồng bằng. Thường dùng tươi.

Thành phần hoá học

Có nhựa.

Tính vị, tác dụng

Rễ xổ, trừ độc chó cắn.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Rễ thường dùng trị ho ra máu và hạt dùng trị thủy thũng. Rễ và lá cũng được dùng trị đinh nhọt và cụm nhọt. Cây dùng làm thức ăn gia súc.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/caythuocdongy/bim-bim-chan-cop-tru-doc-cho-can/)

Tin cùng nội dung

  • Chó cắn người là một loại T*i n*n thường hay gặp tại cộng đồng. Có trường hợp nạn nhân bị Tu vong do chó dại cắn xảy ra ở nhiều địa phương.
  • Sau một tuần điều trị tích cực, được đặt nội khí quản và thở máy, ngày 26/5, bé V.D.N. (2 tháng tuổi, Hà Đông, Hà Nội) đã bắt đầu tỉnh dần.
  • Một số người vội vàng giã các loại Thu*c nam để đắp vào vết cắn để không bị dại mà quên mất đi rằng khi này ta cần vệ sinh vết cắn để tránh nhiễm trùng thương.
  • Thời gian qua nhiều người đã dương tính với vi rút dại sau khi bị chó cắn, như gần đây là 10 trường hợp cùng xảy ra trên địa bàn thôn Tất Viên, xã Thủ Sĩ ở tỉnh Hưng Yên.
  • Chó, mèo là vật nuôi khá quen thuộc và gần gũi, nguy cơ bị chó, mèo cắn hoàn toàn có thể xảy ra. Sẽ rất nguy hiểm nếu như những con vật đó chưa được tiêm phòng, mang virút dại.
  • Chó là một vật nuôi quen thuộc và gần gũi trong mỗi gia đình, trẻ có nhiều cơ hội để tiếp xúc, đùa giỡn với chúng nên nguy cơ bị chó cắn rất dễ xảy ra.
  • Khi bị chó cắn, phải xử trí như thế nào để bảo đảm an toàn?
  • (Mangyte) - Nguy cơ lớn nhất khi bị chó cắn là bạn có thể mắc bệnh dại. Căn bệnh này có thể gây Tu vong nên tuyệt đối không được coi thường.
  • Tôi muốn hỏi địa điểm chích ngừa bệnh dại do bị chó cắn khu vực quận Tân Phú, Bình Tân. Nếu có làm việc thứ 7 và chủ nhật càng tốt. Xin cảm ơn! (Tuấn - Bình Tân) Cho tôi hỏi, ngày tết nếu chẳng may đi đường bị va quệt xe trầy chân tay cần phải đi chích ngừa phong đòn gánh thì phải làm sao? Hình như trong 24h đầu chích kiểu khác, sau 24h chích kiểu khác phải không Mangyte? (Thanh Bình - Q. Gò Vấp)
  • Chó thường không cắn trừ khi cảm thấy bị đe dọa và trẻ em thường là nạn nân của chúng. Không bao giờ được để trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ một mình với chó. Bài viết này giúp cho bạn biết cách dạy con bạn làm thế nào để tránh bị chó cắn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY