Sau một tuần điều trị tích cực, được đặt nội khí quản và thở máy, ngày 26/5, bé V.D.N. (2 tháng tuổi, Hà Đông, Hà Nội) đã bắt đầu tỉnh dần.
Trước đó ngày 19/5, khi bé N. đang ngủ, chị Dương Hồng H. - mẹ bé N. - tranh thủ đi ra ngoài mua sữa.
Không ngờ chỉ sau khoảng 20 phút vắng mặt, quay lại chị H. hốt hoảng khi thấy con mình nằm sấp, người tím tái, trên cơ thể có nhiều vết cắn. Nguyên do được xác định là chú chó nuôi bấy lâu trong nhà bị tuột xích đã lao vào vờn cắn bé N..
Theo bác sĩ Nguyễn Trọng Dũng - khoa hồi sức tích cực Bệnh viện Nhi trung ương, bé N. nhập viện trong tình trạng sốc chấn thương nặng, suy mạch, toàn thân chi chít thương tích, da bị cào rách nhiều nơi với vết răng của chó, riêng phần bẹn còn nguyên vết cắn sâu chảy nhiều máu.
Trước đó, đã có rất nhiều trường hợp đau lòng khi trẻ con bị chó dữ tấn công.
Tháng 2/2010, sờ đầu chú chó đang gặm cục xương, bé Nam (hơn 2 tuổi, ở Bình Phước) bất ngờ bị “gã trông nhà” quay lại cào cắn tới tấp vào vùng đầu mặt.
Tháng 12/2010, bé H.G.T. 23
tháng tuổi (ngụ Q.12, TP.HCM) giành cây tăm xỉa răng trong miệng con chó nên bị chó tấn công, mất rất nhiều máu. Phần môi trên và cả nửa mặt bên trái bị chó cắn rách nham nhở.
Trưa 8/9/2009, chị Đặng Thị Hiền, (trú tại xóm Sơn Thuỷ, xã Mỹ Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) vừa đặt con tên là H, 8
tháng tuổi nằm chơi ở sàn nhà để tranh thủ phơi thải lúa vụ mùa thì bỗng thấy con khóc thét lên. Khi chị Hiền chạy vào thì thấy người con be bét máu, phần D**ng v*t đã bị một con chó nuôi trong nhà cắn đứt, chỉ còn lại bộ phận tinh hoàn.
Theo các bác sĩ khoa cấp cứu của một số bệnh viện tại TP.HCM, hiện tượng chó tấn công người thường xảy ra trong mùa nắng, có lẽ do đây là mùa dễ kích thích thần kinh của những chú chó vốn có tính nết hung hăng.
Để hạn chế T*i n*n tương tự, các bác sĩ khuyên nếu trong nhà có nuôi chó, phụ huynh cần khóa mõm chú khuyển hoặc không cho trẻ tiếp xúc. Cũng nên dạy trẻ không trêu chó hàng xóm, biết nhà nào có chó dữ thì không nên cho trẻ đi qua.
Theo Bắc Lưu - Báo Khoa học và Đời Sống Online