Thuốc A - Z hôm nay

Hướng dẫn sử dụng thuốc và biệt dược tìm theo danh mục, dạng thuốc, cơ chế tác dụng, dược động học, chỉ định, chống chỉ định, liều lượng, tác dụng phụ

Biocalyptol - Thuốc điều trị ho

Pholcodine được đào thải chủ yếu qua đường tiểu và có khoảng 30 đến 50% liều sử dụng được tìm thấy dưới dạng không đổi.

Sirô: chai 60 ml.

Thành phần

Cho 1 muỗng café

Pholcodine 6,55 mg.

Cinéole 9,17 mg.

Gaiacol .0,99 mg

(Alcool) (24,6 mg).

(Saccharose) (4,2 g).

Cho 1 muỗng canh

Pholcodine 19,65 mg.

Cinéole 27,51 mg.

Gaiacol 2,97 mg.

(Alcool) (73,8 mg).

(Saccharose) (12,6 g).

Dược lực học

Thuốc ho có opium.

Pholcodine: dẫn xuất của morphine, chống ho có tác động trên thần kinh trung ương, ít gây suy hô hấp hơn so với codéine.

Ciné ole (hay eucalyptol): sát trùng đường hô hấp.

Gaiacol: long đàm.

Dược động học

Pholcodine được hấp thu hoàn toàn sau khi uống Thuốc.

Pholcodine được đào thải chủ yếu qua đường tiểu và có khoảng 30 đến 50% liều sử dụng được tìm thấy dưới dạng không đổi.

Ciné ole được hấp thu ở niêm mạc dạ dày-ruột. Ciné ole được đào thải chủ yếu qua đường tiểu và đường hô hấp.

Chỉ định

Thuốc ho, được chỉ định trong các chứng ho khan, ho do kích ứng.

Chống chỉ định

Tuyệt đối

Suy hô hấp.

Ho suyễn.

Có tiền sử dị ứng với một trong các thành phần của Thuốc.

Phụ nữ có thai: xem Lúc có thai và Lúc nuôi con bú.

Tương đối

Acool: xem Tương tác Thuốc.

Thận trọng khi dùng

Chú ý đề phòng

Biệt dược này có chứa cinéol (dẫn xuất của terpène), khi dùng liều cao có thể gây các tai biến trên thần kinh kiểu gây co giật ở nhũ nhi và trẻ em.

Trường hợp ho có đàm cần phải để tự nhiên vì là yếu tố' cơ bản bảo vệ phổi-phế quản.

Không hợp lý khi phối hợp Thuốc long đàm hoặc Thuốc tan đàm với Thuốc ho.

Trước khi kê toa Thuốc chống ho, cần tìm nguyên nhân gây ho để có điều trị đặc hiệu.

Nếu ho vẫn dai dẳng sau khi đã điều trị với một loại Thuốc ho ở liều thông thường, không nên tăng liều mà cần khám lại tình trạng lâm sàng của bệnh nhân.

Nên tôn trọng liều lượng và thời gian điều trị khuyến cáo.

Thận trọng lúc dùng

Không nên uống rượu và các Thuốc có chứa alcool (xem Tương tác Thuốc) trong thời gian điều trị.

Nếu bệnh nhân có tiền sử bị động kinh, cần lưu ý sự hiện diện của cinéole trong thành phần của Thuốc.

Lái xe và sử dụng máy móc: cần lưu ý các đối tượng này về khả năng có thể bị buồn ngủ sau khi uống Thuốc.

Khi có thai và cho con bú

Lúc có thai

Không có số liệu về khả năng gây quái thai của Thuốc trên động vật.

Trên lâm sàng, cho đến nay không ghi nhận có trường hợp nào bị dị dạng hoặc độc tính trên bào thai do dùng Thuốc. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên phụ nữ có thai chưa đủ để có kết luận thật chính xác.

Trong 3 tháng cuối thai kỳ, nếu sản phụ dùng pholcodine dài hạn có thể gây hội chứng cai nghiện cho trẻ sơ sinh sau này.

Vào cuối thai kỳ, dùng liều lượng cao dù đợt điều trị ngắn cũng có thể gây ức chế hô hấp ở trẻ sơ sinh.

Do đó, vì lý do thận trọng, không nên chỉ định Thuốc có chứa pholcodine cho phụ nữ mang thai.

Lúc nuôi con bú

Pholcodine được bài tiết qua sữa mẹ; với codéine, một vài trường hợp bị giảm trương lực và ngưng thở đã được mô tả ở nhũ nhi sau khi bú mẹ mà người mẹ lại uống codéine quá liều điều trị. Do suy luận từ codéine, chống chỉ định pholcodine cho phụ nữ nuôi con bú.

Tương tác Thuốc

Không nên phối hợp

Alcool: làm tăng tác dụng an thần của Thuốc ho có tác động trên thần kinh trung ương.

Tránh uống rượu và các Thuốc có chứa alcool trong thời gian điều trị.

Lưu ý khi phối hợp

Các Thuốc gây ức chế hệ thần kinh trung ương khác (Thuốc giảm đau và trị ho dẫn xuất morphine, một vài Thuốc chống trầm cảm, Thuốc kháng histamine H1 gây buồn ngủ, nhóm barbiturate, benzodiazépine, clonidine và các Thuốc cùng họ, Thuốc ngủ, Thuốc an thần kinh, Thuốc giải lo âu không thuộc nhóm benzodiaz épine): tăng tác động gây ức chế' hệ thần kinh trung ương.

Tác dụng ngoại ý

Liên quan đến pholcodine

Có thể gây táo bón, buồn ngủ.

Hiếm gặp: chóng mặt, nôn, mửa, co thắt phế' quản, phản ứng dị ứng ở da.

Liên quan đến cinéole

Có thể’ gây kích động hoặc lú lẫn ở người già trong trường hợp không chấp hành liều lượng khuyến cáo, có thể’ gây co giật ở trẻ em.

Liều lượng và cách dùng

Điều trị triệu chứng phải ngắn hạn (vài ngày) và dùng trong những thời điểm xảy ra cơn ho. Trường hợp không dùng một Thuốc nào khác có chứa pholcodine hoặc tất cả các Thuốc ho khác có tác động lên thần kinh trung ương, liều hàng ngày của pholcodine không được vượt quá 90 mg ở người lớn và 1 mg/kg ở trẻ em.

Trẻ em từ 30 tháng đến 6 tuổi: 0,5 mg pholcodine/kg/24 giờ, tương ứng với nửa muỗng café xirô/6 kg thể’ trọng/ngày.

Trẻ em từ 6 đến 15 tuổi: 1 mg pholcodine/kg/24 giờ, tương ứng với 1 muỗng café xirô/6 kg thể’ trọng/ngày.

Người lớn: 90 mg pholcodine/24 giờ, tương ứng 4 muỗng canh/ngày.

Nên chia liều thành 4 hoặc 6 lần/ngày, cách nhau tối thiểu 4 giờ.

Người già hoặc suy gan: khởi đầu nên uống nửa liều người lớn, sau đó có thể’ tăng liều tùy theo mức độ dung nạp và nhu cầu.

Quá liều

Liên quan đến pholcodine

Dấu hiệu sau khi dùng liều rất cao: hôn mê, suy hô hấp, co giật.

Điều trị triệu chứng: gây ói, trường hợp bị suy hô hấp: dùng naloxone, trợ hô hấp, trường hợp bị co giật: dùng benzodiazépine.

Liên quan đến cinéole

Các dấu hiệu ngộ độc gồm nóng rát thượng vị, nôn, ói, choáng váng, yếu cơ, nhịp tim nhanh và cảm giác ngạt thở. 

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/b/biocalyptol/)
Từ khóa: biocalyptol

Chủ đề liên quan:

biocalyptol điều trị trị ho

Tin cùng nội dung

  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Dược liệu dâu tằm bao gồm nhiều bộ phận của cây dâu: lá (tang diệp), cành (tang chi), quả (tang thầm), vỏ rễ (tang bạch bì) và tầm gửi cây dâu (tang ký sinh).
  • Sắc vỏ quýt với một ít bột gừng và mật ong để uống, lấy ít vỏ quýt tươi xắt nhỏ, cho thêm một ít đường cát trắng uống như trà hàng ngày giúp trị ho hiệu quả.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Thân rễ của cây này có các củ bện xoắn như con ốc, bám chi chít vào rễ trụ nom giống đàn con bám vào vú mẹ, nên được gọi là Bối mẫu. Chính phần này được sử dụng làm Thu*c. Do được trồng ở Tứ Xuyên nên vị này được gọi là Xuyên bối mẫu.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY