Rối loạn dẫn truyền có thể xảy ra giữa nút xoang và nhĩ, trong nút nhĩ thất và tại các đường dẫn truyền trong thất.
Blốc đường ra xoang nhĩ gây ra một khoảng ngừng tim đúng bằng nhiều lần khoảng PP cơ sở. Thường có sự ngắn dần khoảng PP trước khi ngừng (blốc xoang rihĩ Wenckebach). Rối loạn này có thể do tăng trương lực phế vị quá mức, thiếu máu xơ hóa hoặc calci hóa đường dẫn truyền hoặc do tác dụng của Thu*c (đặc biệt là digitalis, các Thu*c chẹn dòng calci, các Thu*c chống loạn nhịp và các Thu*c hủy giao cảm). Blốc xoàng nhĩ thường không có triệu chứng, mặc dù ngừng dài tương đương với ngừng xoang hiếm khi xảy ra như là một phần của hội chứng nút xoang bệnh lý và được điều trị như được phác thảo dưới đây.
Chẩn đoán mơ hồ này được áp dụng cho những bệnh nhân bị ngừng xoang, blốc xoang nhĩ, nhịp chậm xoang bền bỉ. Những rối loạn nhịp này thường do hoặc làm nặng lên bởi các Thu*c điều trị (digitalis, các Thu*c chẹn dòng calci, các Thu*c chẹn beta, các Thu*c hủy giao cảm và các Thu*c chống loạn nhịp). Các Thu*c có thể là thủ phạm của rối loạn nhịp này nên được ngừng trước khi đưa ra chẩn đoán. Biểu hiện khác là nhịp nhanh trên thất tái phát (nhịp nhanh kịch phát do vào lại, cuồng động nhĩ và rung nhĩ) kết hợp với những đoạn nhịp chậm ("hội chứng tim nhanh - chậm"). Những đoạn ngừng tim dài thường xảy ra ngay sau khi kết thúc cơn tim nhanh gây các triệu chứng kết hợp.
Những điểm đặc trưng điện tâm đồ của hội chứng nút xoang bệnh lý gặp hầu hết ở các bệnh nhân già. Những thay đổi bệnh lý thường không đặc hiệu, được đặc trưng bằng sự xơ hóa đốm của nút xoang và hệ dẫn truyền tim. Thoái hóa dạng tinh bột tim cũng làm tổn thương ưu tiên các cấu trúc này. Hội chứng nút xoang bệnh lý cũng có thể do các tình trạng bệnh lý khác gây ra như sarcoid, thoái hóa dạng tinh bột, bệnh Chagas, và các bệnh cơ tịm khác. Bệnh mạch vành là một nguyên nhân hiếm gặp.
Hầu hết các bệnh nhân có thể có những dấu hiệu điện tâm đồ của hộị chứng nút xoang bệnh lý không có biểu hiện lâm sàng, nhưng một số ít người có thể bị ngất, choáng váng, co giật, hồi hộp đánh trống ngực, suy tim hoặc đau thắt ngực. Bởi vì các triệu chứng này, đặc biệt là ở những bệnh nhân có tuổi, hoặc không đặc hiệu hoặc do các nguyên nhân khác gây ra nên điều cần thiết là phải chứng minh được chúng xảy ra đồng thời với rối loạn nhịp. Để thực hiện được điều đó cần phải theo dõi điện tâm đồ di động kéo dài hoặc sử dụng máy ghi các biến cố. Điều trị Thu*c cho hội chứng nút xoang bệnh lý rất khó, nhưng những nghiên cứu mới đây đã chứng tỏ rằng theophylin uống có thể có hiệu quả, đặc biệt khi nhịp chậm xoang là biểu hiện chính. Hầu hết các bệnh nhân có triệu chứng sẽ phải tạo nhịp cấy. Bởi vì bệnh nút nhĩ thất cũng thường gặp nên tạo nhịp thất hoặc tạo nhịp cả hai buồng là phương thức thích hợp trừ khi thăm dò điện S*nh l* cho thấy dẫn truyền nhĩ thất bình thường. Điều trị nhịp nhanh kết hợp thường rất khó nếu không tiến hành tạo nhịp trước tiên bởi vì digoxin và các Thu*c chống loạn nhịp khác có thể làm nhịp chậm nặng lên. Đáng tiếc là việc loại bỏ triệu chứng sau khi đã tạo nhịp đã không thực hiện được mà chủ yếu là do không đầy đủ các tài liệu về vai trò bệnh sinh của nhịp chậm trong việc sinh ra các triệu chứng. Hơn nữa, nhiều trong số bệnh nhân này có thể kết hợp rối loạn nhịp thất và cần phải điều trị, tuy nhiên các bệnh nhân được chọn lọc cẩn thận có thể trở thành không có triệu chứng với tạo nhịp đơn thuần.
Nguồn: Internet.Chủ đề liên quan:
8 bệnh nhân 8 bệnh nhân khỏi bệnh bệnh lý bệnh nhân Bệnh nhân khỏi bệnh ca mắc ca mắc mới Các biện pháp các cơ chống dịch dịch covid dự kiến hội chứng khỏi bệnh mắc mới nâng cấp sở y tế thêm ca mắc Thêm ca mắc mới