Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Bộ phận của lợn được ví tốt như 10 vị Thuốc: Ăn vào rất bổ, không phải ai cũng biết để dùng

Nhờ có giá trị dinh dưỡng cao, phần thịt này của con lợn rất tốt cho việc bồi bổ sức khỏe, thậm chí có thể dùng trị bệnh nếu biết sử dụng đúng cách.

Thịt lợn là món ăn quen thuộc với mọi gia đình, có thể dùng để chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Ngoài phần thịt, những bộ phận khác của con lợn như tim, gan, dạ dày... đều có giá trị dinh dưỡng cao, mang lại những lợi ích nhất định đối với cơ thể.

Trong đó, dạ dày lợn là một phần như vậy. Người Trung Quốc xưa còn cho rằng "một dạ dày lợn bằng 10 vị Thuốc", được sử dụng làm nhiều món ăn bài Thuốc trị bệnh, bồi bổ sức khỏe.

Theo sách y học Bản thảo cương mục, dạ dày lợn có tác dụng bổ tỳ vị, tăng cường sinh lực, làm dịu thần kinh, bồi bổ dưỡng khí, thích hợp với người suy nhược, thể trạng yếu.

Ảnh minh họa.

Một số lợi ích của dạ dày lợn mang lại cho sức khỏe

Cải thiện tình trạng thiếu máu

Cơ thể bị thiết sắt sẽ dẫn đến tình trạng không sản xuất đủ máu, dẫn đến thiếu máu. Trong khi đó, nội tạng lợn là bộ phận có chứa nhiều dinh dưỡng, đặc biết là sắt.

Tùy theo thể trạng mà bổ sung một lượng dạ dày lợn phù hợp có thể giúp cải thiện tình trạng thiếu máu.

Tăng cường sinh lực

Dạ dày lợn là một lựa chọn tốt để tăng cường sinh lực, bổ sung dương khí cần thiết cho cơ thể. Nam giới có vấn đề liên quan có thể ăn một số món nấu từ dạ dày lợn để cải thiện.

Dưỡng khí và huyết

Nhiều phụ nữ bị lạnh chân tay vào mùa đông, đau nhức toàn thân, suy nhược do thiếu khí và huyết trong cơ thể. Ăn một chút dạ dày lợn có thể đạt hiệu quả dưỡng khí, bổ huyết, giảm cảm lạnh.

Tăng cường lá lách, nuôi dưỡng dạ dày

Dạ dày lợn là thực phẩm có tính ấm, tác dụng bồi bổ nhất định với lá lách, dạ dày. ăn một lượng dạ dày lợn vừa phải có thể giảm đau bụng, đầy hơi, giảm khó chịu đường tiêu hóa.

Một số món ăn bổ dưỡng từ dạ dày lợn

- Dạ dày bát bảo: 1 cái dạ dày lợn, dùng nước ấm rửa sạch trong ngoài. Dùng dây buộc chặt một đầu. Trộn đều 100 gram hạt sen, 100 gram hạt khiếm thực, 150 gram hạt ý dĩ, 60 gram hạt hạnh nhân ngọt, 100 gram giấm ăn, 100 gram tôn nõn, 60 gram chân giò hun khói thái quân cờ, 250 gram gạo nếp. Nhồi các nguyên liệu này vào bên trong dạ dày lợn rồi buộc chặt đầu còn lại. Bỏ nguyên liệu vào nồi, thêm nước và hầm chín. Ăn cả nước và cái. Món ăn này có tác dụng bổ tỳ vị, trị mệt mỏi, ăn uống kém.

- Dạ dày hầm hạt sen: 1 cái dạ dày lợn cỡ vừa, rửa sạch trong ngoài; 500 gram hạt sen, bỏ tâm rồi ngâm mềm. Buộc một đầu dạ dày lợn rồi bỏ hạt sen vào bên trong. Buộc đầu còn lại của dạ dày lợn cho kín. Bỏ nguyên liệu vào nồi, đổ ngập nước và thêm 20ml rượu. Ninh nhừ. Khi chín thì lấy dạ dày lợn ra thái miếng và ăn nóng. Có thể chấm nước mắm cho vừa miệng. Món ăn này tốt cho người sa dạ dày, sa tử cung.

3 nhóm người không nên ăn dạ dày lợn

Người cao huyết áp, có bệnh tim mạch

Dạ dày lợn nói riêng và nội tạng động vật nói chung đều có hàm lượng cholesterol cao, không thích hợp với những người bị bệnh huyết áp, tim mạch.

Bệnh nhân có mỡ máu cao

Những người có tiền sử mỡ máu cao cần hạn chế ăn dạ dày lợn và các loại nội tạng động vật khác vì nó chứa nhiều cholesterol, lipid, có thể khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Người béo phì

Người béo phì càng cần phải hạn chế ăn các loại phủ tạng tránh tăng thêm lượng mỡ nạp vào cơ thể, tăng nguy cơ mắc bệnh mạn tính.

Dạ dày lợn tuy là thực phẩm bổ dưỡng nhưng cần phải chú ý đến số lượng và cách tiêu thụ, tránh ăn quá nhiều, quá thường xuyên kẻo làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Theo Thể thao & Văn hóa

Link bài gốc Lấy link

https://saigonthethao.thethaovanhoa.vn/phu-nu-today/bo-phan-cua-lon-duoc-vi-tot-nhu-10-vi-thuoc-an-vao-rat-bo-khong-phai-ai-cung-biet-de-dung.html

Theo Thể thao & Văn hóa

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/bo-phan-cua-lon-duoc-vi-tot-nhu-10-vi-thuoc-an-vao-rat-bo-khong-phai-ai-cung-biet-de-dung/20220120110116575)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Bên cạnh các biện pháp thông thường như tránh để trẻ đến nơi đông người, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đeo khẩu trang mỗi khi ra đường v.v, để phòng sởi hiệu quả, các mẹ cần chú ý tới chế độ ăn của bé sao cho vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch.
  • Nếu rụng trứng không đều, bạn sẽ gặp khó khăn khi mang thai. Khi ấy, một số thực phẩm kích thích sự rụng trứng có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này.
  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY