Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bổ sung thực phẩm trong những ngày giá rét

Sử dụng thực phẩm giúp bạn tăng cường sức đề kháng, chống cảm cúm cảm lạnh cực hiệu quả trong tiết trời chuyển lạnh đột ngột như hiện nay.

Ngày mai trời sẽ chuyển lạnh, rét đậm, rét hại, nhiệt độ đột ngột suy giảm khiến sức đề kháng của bạn suy yếu, nguy cơ virus, vi khuẩn tấn công dẫn đến những chứng bệnh thường gặp như cảm cúm, cảm lạnh. một số thực phẩm chữa bệnh cảm cúm cảm lạnh sẽ hữu ích với bạn:

Súp gà

Theo bác sĩ đông y, thịt gà là món ăn giàu dinh dưỡng, giúp bồi bổ cơ thể suy yếu rất tốt, đồng thời làm tăng cường miễn dịch. thịt gà có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, đồng thời là Thu*c quý trong đông y có khả năng chữa bệnh cảm cúm, cảm lạnh.

Thịt gà mái đem nấu cháo sẽ giúp phụ nữ có món ăn bổ dưỡng, tăng cường miễn dịch cực tốt. tuy nhiên, khi nấu súp gà và ăn, bạn không được ăn cùng tỏi, gan chó, rau cải vì rất dễ bị đi ngoài, kiết lỵ.

Thịt gà là món ăn giàu dinh dưỡng, giúp bồi bổ cơ thể suy yếu rất tốt, đồng thời làm tăng cường miễn dịch.

Tăng cường thịt bò

Một chất dinh dưỡng bạn cần bổ sung vào cơ thể khi bị bệnh cảm cúm là kẽm. chất khoáng này giúp chống lại nhiễm trùng bằng cách điều chỉnh hệ thống miễn dịch và giảm thời gian bệnh cảm cúm hoành hành, có nhiều trong thịt bò.

Thịt bò rất giàu protein và vitamin B, giúp bạn nhanh chóng phục hồi nếu chẳng may mắc cảm lạnh cảm cúm. Đồng thời, sử dụng chúng để phòng tránh cảm lạnh cảm cúm cũng là ý tưởng tuyệt vời.

Thịt bò rất giàu protein và vitamin B, giúp bạn nhanh chóng phục hồi nếu chẳng may mắc cảm lạnh cảm cúm.

Ăn nhiều các loại đậu

Ngoài thịt gà, bạn có thể lựa chọn nguồn protein hoàn hảo từ đậu để phòng tránh cảm lạnh, cảm cúm. Nhất là nếu bạn đã bị tiết trời lạnh hành hạ khiến đau nhức cơ thể, đau họng đến nỗi không thể nuốt được cái gì quá cứng, lúc này ăn những món từ đậu là lựa chọn hoàn hảo.

Bạn có thể bổ sung những loại đậu khác nhau trong các món hầm, món súp sẽ rất thơm ngon, mềm, dễ ăn lại giúp tăng cường miễn dịch hoàn hảo, tránh bị đau nhức cơ thể cũng như nguy cơ mắc bệnh cảm cúm, cảm lạnh khi trời chuyển lạnh đột ngột.

Bạn có thể bổ sung những loại đậu khác nhau trong các món hầm, món súp sẽ rất thơm ngon, mềm, dễ ăn lại giúp tăng cường miễn dịch hoàn hảo, tránh bị đau nhức cơ thể cũng như nguy cơ mắc bệnh cảm cúm, cảm lạnh.

Uống trà gừng

Với đặc tính kháng viêm cực mạnh nên nhâm nhi một ly trà gừng ấm nóng sẽ vô cùng thích hợp để chữa cảm cúm, cảm lạnh. Theo y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm, đi vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có công dụng phát biểu, tán hàn ôn trung, giải độc, hành thủy…

Trong hầu hết các thang Thu*c Đông y, dù bệnh hàn hay nhiệt, hư hay thực, các thầy Thu*c vẫn thường dùng từ 3 đến 5 lát gừng sống. Chưa hết, sử dụng gừng đúng cách còn giúp cải thiện tiêu hóa, tăng cường miễn dịch, giảm đau nhức hiệu quả.

Vào những ngày trời trở lạnh đột ngột, bạn chỉ cần thưởng thức một cốc trà gừng ấm nóng là đủ để khỏe mạnh hơn. ngoài việc uống trà gừng, bạn cũng có thể bổ sung gừng vào những món ăn khác nhau để tăng cường miễn dịch, sức đề kháng, phòng chống cảm cúm cảm lạnh.

Với đặc tính kháng viêm cực mạnh nên nhâm nhi một ly trà gừng ấm nóng sẽ vô cùng thích hợp để chữa cảm cúm, cảm lạnh.

Tăng cường những món ăn có nghệ

Trong Đông y, uất kim (những củ nghệ mọc ra xung quanh 1 củ chính) có vị cay, đắng, hơi ngọt, tính mát, trong khi khương hoàng (củ nghệ to) có vị cay, đắng, hơi ngọt nhưng tính nóng. Uất kim vào gan, kinh tâm, kinh phế có tác dụng hành khí, giải uất; trong khi khương hoàng hành phế, phá huyết, thông kinh.

Đây là loại gia vị có tính kháng viêm vô cùng mạnh mẽ, giúp tăng cường hệ miễn dịch mà bạn nên bổ sung vào các món ăn hàng ngày khi trời lạnh hơn.

Ngoài ra, bạn nên ăn thêm chút sô cô la đen bởi chúng chứa hàm lượng theobromine cao – chất chống oxy hóa giúp giảm ho hiệu quả.

Ớt chuông có chứa nhiều vitamin C nên cũng giúp chống lại cảm lạnh cực tốt.

Tăng cường ăn sữa chua, việt quất… cũng là lựa chọn không tồi để phòng tránh cảm cúm cảm lạnh.

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/bo-sung-thuc-pham-trong-nhung-ngay-gia-ret-548281.html)

Tin cùng nội dung

  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Những người được chẩn đoán bị Ung thư sẽ quan tâm đến việc dùng các Vitamin và các chế phẩm bổ sung như thực phẩm chức năng, các thảo dược và các chiết xuất đang được dùng rộng rãi để tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị.
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY