Vitamin c tăng cường miễn dịch, có nhiều trong trái cây và rau như bưởi, đủ đủ, quýt, cam, chanh hoặc rau ngót, rau mùi tàu, rau dền, rau đay, mồng tơi, hành hoa... ăn các loại rau quả này thường xuyên giúp cơ thể tăng hấp thu các chất khoáng vi lượng (sắt, kẽm), tăng đề kháng, nhất là khi có dịch. thiếu hụt vitamin c khiến da khô ráp, chảy máu chân răng, viêm miệng, viêm lợi, thiếu máu, giảm sức đề kháng.
Tuy nhiên, lạm dụng vitamin c liều cao trên 1.000 mg một ngày kéo dài dẫn đến cơ thể dư thừa, khiến bạn mất ngủ, tiêu chảy, viêm bàng quang, loét dạ dày, sỏi thận, tăng huyết áp, cản trở hấp thu các loại vitamin khác.
Nhu cầu về vitamin c của cơ thể được tính như sau: trẻ 6 đến 11 tháng tuổi nên bổ sung 25-30 mg một ngày; trẻ 1 đến 6 tuổi cần 30 mg một ngày; trẻ 7 đến 9 tuổi bổ sung 35 mg một ngày. trẻ từ 10 đến 18 tuổi cần 65 mg. người trưởng thành nhu cầu 70 mg, phụ nữ có thai 80 mg, bà mẹ cho con bú 95 mg, tính trong một ngày.
Một số trường hợp đặc biệt cần bổ sung vitamin c như người hút thu*c lá, người nghiện rượu, người cao tuổi, bệnh kém hấp thu đường ruột, bệnh thận.
Bạn có thể bổ sung vitamin bằng dạng viên nén, dạng sủi vì có bọt khí tạo cảm giác sảng khoái khi uống. Nếu hàng ngày ăn đủ nhu cầu rau xanh và hoa quả chín thì không cần bổ sung vitamin C. Người hấp thu kém có thể bổ sung theo liều lượng và chỉ định của bác sĩ.
Lưu ý, vitamin c có tính axit cao nên dễ gây buồn nôn nếu uống khi bụng đói. không thích uống sau bữa ăn, bạn có thể bổ sung giữa bữa ăn để ngăn cảm giác buồn nôn.
Ngoài ra, cần tăng cường vitamin a, e, d, chất khoáng sắt, kẽm từ rau, củ và bữa ăn hàng ngày để cải thiện hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh tật. ăn phối hợp nhiều loại rau quả để cơ thể đủ các loại vitamin và chất khoáng, tạo điều kiện thuận lợi tiêu hóa và hấp thu các thành phần dinh dưỡng khác.