Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Bỏ túi các mẹo giúp trẻ bớt quấy khóc vì khó chịu khi mọc răng

Với những bí quyết này, trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nhiều trong thời kỳ mọc răng, từ đó bố mẹ cũng sẽ khỏe hơn nhiều khi chăm sóc trẻ trong giai đoạn này.

Khi được 6-7 tháng tuổi, thông thường bé sẽ mọc răng đầu tiên. Trong giai đoạn này, trẻ thường quấy khóc vì đau, lợi thì sưng, bị sốt, bỏ bú… và có lẽ tồi tệ nhất là vào ban đêm khi trẻ khó chịu, không ngủ được nên quấy khóc, kéo theo đó là những đêm mất ngủ cho cả nhà.

Trong giai đoạn mọc răng này, nướu của trẻ sẽ bị sưng, gây đau và chảy nước dãi, gặp khó khăn trong việc ăn uống. Vì vậy, để giai đoạn này trở nên dễ dàng và thoải mái hơn cho tất cả mọi người, điều quan trọng là biết cách làm thế nào để giảm đau và giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Sau đây là 8 cách mà bố mẹ có thể tham khảo để làm được điều đó:

1. Gây tê cho nướu

Hiện nay có nhiều loại kem và gel bôi nướu giúp giảm bớt những cơn đau cho bé vì chúng có thể mang đến tác dụng gây tê. Tuy nhiên bố mẹ cũng không nên lạm dụng, dùng nhiều và đặc biệt lưu ý không bôi trước khi ăn vì chúng cũng có thể gây tê lưỡi, khiến bé khó nuốt thức ăn.

2. Dùng Thu*c giảm đau

Nếu như bé có vẻ cực kì khó chịu và đau thì bố mẹ có thể dùng paracetamol để giảm đau nhưng chỉ nên cho bé dùng đúng liều lượng phù hợp với độ tuổi. Ngoài ra, Thu*c này chỉ nên sử dụng cho bé trên 2 tháng tuổi và để chắc chắn nhất thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ cẩn thận về liều lượng nên cho bé dùng. Đây cũng là cách không nên lạm dụng.

3. Luôn giữ cho bé được mát mẻ

Một triệu chứng thường gặp khi bé mọc răng là má ửng đỏ và một vài phụ huynh cho rằng đó là do nhiệt độ cơ thể của trẻ tăng nhưng vẫn chưa có bằng chứng nào chứng minh cho điều này cả. Tuy nhiên, điều bố mẹ cần lưu ý là đảm bảo trẻ luôn cảm thấy thoải mái (nhiệt độ lý tưởng cho phòng của trẻ là 16-20 độ C). Chỉ dùng chăn mỏng nhẹ cho trẻ và dùng nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ của trẻ thường xuyên.

4. Xoa dịu cả phần mông cho bé

Không chỉ có má mà trong thời gian mọc răng, mông của bé cũng có thể bị rộp hoặc tấy đỏ vì trẻ có xu hướng đi phân lỏng nhiều hơn. Nguyên nhân được cho là do trẻ nuốt nhiều nước dãi hơn trong thời kỳ này. Vì vậy, bố mẹ đừng quên phần này để giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn. Để làm dịu thì bố mẹ có thể bôi kem chống hăm.

5. Sử dụng đồ chơi dành cho trẻ mọc răng

Những món đồ chơi này có thể là những chiếc vòng cao su hoặc các món đồ khác, có đủ hình dạng và kích cỡ, có thể chịu sự nhai, cắn của bé. Mẹ cũng có thể vắt nước vào núm vú cao su để cho bé thư giãn. Tuy nhiên cần lưu ý là nên cất những đồ chơi này đi khi cho trẻ đi ngủ vì chúng có thể gây sao nhãng cho trẻ, khiến trẻ quên hoặc không muốn ngủ.

6. Mát xa nướu

Đầu tiên, rửa sạch ngón tay hoặc sử dụng dụng cụ massage nướu chuyên dụng nhẹ nhàng chà nhẹ lên phần nướu răng đang sưng lên của bé để giúp giảm cảm giác khó chịu. Mẹ cũng có thể bôi một ít vaseline quanh miệng cho trẻ vào giờ ngủ để tránh cảm giác đau vào giữa đêm gây ra bởi chảy nước dãi.

7. Đánh lạc hướng

Hãy thử đánh lạc hướng sự khó chịu của bé bằng cách thu hút sự chú ý của trẻ với những bài hát nhẹ nhàng, trò chuyện hoặc bế và âu yếm.

8. Giữ bình tĩnh, mọi việc sẽ qua thôi

Thật khó khăn khi nghĩ tới việc bạn vừa rèn thói quen ngủ cho bé thành công thì giai đoạn mọc răng này lại đến và phá vỡ mọi nỗ lực của bạn, và bạn sẽ phải làm lại một lần nữa. Nhưng hãy nhớ rằng vì bạn đã từng làm được thì dù có phải làm lại bao nhiêu lần đi chăng nữa, bạn cũng sẽ làm lại được. Hãy luôn bình tĩnh, từ từ giải quyết mọi vấn đề và giai đoạn này cũng sẽ sớm qua thôi.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/bo-tui-cac-meo-giup-tre-bot-quay-khoc-vi-kho-chiu-khi-moc-rang-20200719161041479.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Chấn thương răng ở trẻ là một điều không ai mong muốn nhưng lại rất hay gặp do trẻ hiếu động, nghịch ngợm...
  • Một nghiên cứu mới đây được đăng tải trên tạp chí của Hiệp hội Thận học ở Mỹ (JASN) cho biết, việc mở rộng điều trị steroid cho đa số trẻ em mắc bệnh thận không đem lại bất kỳ lợi ích nào trong việc giúp ngăn ngừa sự tái phát cũng như làm giảm các biến chứng.
  • Chuyện chăn gối có nhiều kẻ thù, nội công ngoại kích đều có, to như núi có mà nhỏ cỡ việc… kémvệ sinh cũng có.
  • Em chuẩn bị cai sữa cho con nhưng sợ sau khi cai sữa cháu sụt cân. Vậy xin bác sĩ cho biết dinh dưỡng sau khi cai sữa cho bé thế nào là tốt nhất để bé không bị sụt cân.
  • Suy tim (hay còn gọi là suy tim ứ huyết) là thuật ngữ dùng để mô tả tình trạng mà trong đó tim không còn khả năng bơm đủ máu theo nhu cầu của cơ thể.
  • Bệnh sâu răng thực chất là sự tiêu hủy cấu trúc vôi hóa vô cơ (tinh thể canxi) của men răng và ngà răng, tạo nên lỗ hổng trên bề mặt răng, do vi khuẩn gây ra.
  • Y học cổ truyền và y học hiện đại đều đã công nhận trà là một dược liệu tốt cho sức khỏe.
  • Ợ nóng là cảm giác bỏng rát trong lồng ngực, ngay sau xương ức và có cảm giác đau, nhất là khi nằm hoặc cúi xuống. Hầu hết mọi người có thể quản lý những khó chịu của chứng ợ nóng bằng việc thay đổi lối sống và dùng một số Thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Tuổi dậy thì là một giai đoạn, một quá trình hay còn gọi là một phần đời sống giúp bé gái dần đạt độ chín về S*nh l*.
  • Mọc răng là sự kiện quan trọng trong cuộc đời bé, được các mẹ đặc biệt quan tâm và lo lắng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY