Trẻ em hôm nay

Chăm sóc trẻ em

Bé mấy tháng tuổi mọc răng?

Trẻ mấy tháng tuổi thì mọc răng là quan tâm của rất nhiều cha mẹ. Việc chờ đón chiếc răng đầu tiên của bé yêu là một trải nghiệm tuyệt vời mà cha mẹ luôn mong đợi.

Trẻ mấy tháng tuổi mọc răng?

Trẻ sơ sinh khi mới chào đời không có răng trong miệng. Thông thường thì đến tháng thứ 6, trẻ sẽ mọc chiếc răng đầu tiên, 12 tháng có khoảng 6 răng, 24-36 tháng về cơ bản bé sẽ mọc đủ một hàm răng sữa gồm 20 răng, 10 cái ở hàm trên và 10 cái ở hàm dưới.

Tuy nhiên, không phải bạn nhỏ nào cũng có thời gian mọc răng giống nhau, còn tùy vào cơ địa và sự phát triển của con nữa. ví dụ, có bạn 4 tháng đã nhú lên 2 chiếc, nhưng có bạn tới 1 tuổi mới bắt đầu có dấu hiệu mọc răng. bố mẹ không nên vì thấy con mọc muộn hơn các bé cùng tháng mà sốt ruột. chỉ trong trường hợp quá muộn mà bé chưa mọc răng, mẹ mới cần đưa con tới gặp bác sĩ.

Trẻ sẽ giữ răng sữa cho tới khoảng 6-7 tuổi, lúc này bé sẽ thay răng. Những chiếc răng sữa rụng dần, thay vào đó là răng vĩnh viễn. Việc thay răng thường kết thúc lúc trẻ 12 tuổi, số lượng răng sẽ là 28 răng trưởng thành.

Dấu hiệu trẻ mọc răng

Chảy dãi

Đây là biểu hiện phổ biến nhất khi trẻ mọc răng. nguyên nhân là do quá trình mọc răng kích thích nước dãi trong khoang miệng bé chảy ra nhiều hơn.

Nổi mẩn quanh miệng

Khi trẻ mọc răng chảy dãi nhiều, nước dãi tiếp xúc với các vùng da quanh miệng khiến da trẻ bị mẩn đỏ.

Bé ho hắng

Khi lượng nước dãi chảy quá nhiều, bé có thể bị ho. Tuy nhiên nếu bé ho húng hắng mà không kèm sốt, cúm... thì mẹ không cần quá lo lắng nhé.

Bé sốt

Thông thường, trẻ mọc răng thường hay sốt vì lợi sẽ sưng trắng, gây đau nhức để răng nhú ra ngoài. khi nào lợi nứt hẳn, răng mọc được ra thì bé sẽ cắt sốt.

Tiêu chảy

Nhiều mẹ thường thấy con mình tiêu chảy khi mọc răng, nguyên do là vì khi mọc răng bé dễ bị tiêu chảy vì lợi nứt ra tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. không phải bé nào cũng gặp tình trạng này.

Thích cắn

Khi mọc răng, bé sẽ cảm thấy ngứa lợi, bứt rứt, vì thế thường hay cắn, gặm mọi thứ mà bé lấy được.

Cách chăm sóc khi bé mọc răng

Mọc răng là việc hết sức bình thường với mọi em bé. Tuy nhiên, vì cơ thể bé lúc này rất non nớt, nên nó cũng được coi là một việc ''trọng đại''. Cha mẹ cần chú ý để bé không bị khó chịu hay tránh được các bệnh qua đường răng miệng.

Nếu bé sốt trên 38.5 độ, mẹ nên cho bé uống hạ sốt, kèm chườm ấm, theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Nếu bé bị đi ngoài với mức độ vừa phải, mẹ nên bù nước, cho con ti nhiều. Nếu bé đi nhiều, liên tục, kèm sốt, cần cho bé đi khám ngay.

Rơ lưỡi thường xuyên cho bé ngày 2 lần.

Bé ngứa lợi, thích cắn, mẹ nên mua cho con đồ chuyên để gặm, không cho bé cắn những vật hình khối dễ làm đau bé.

Hạn chế thực phẩm nhiều đường cho bé trong thời điểm này.

Theo Thạch Thảo/ Gia Đình Mới

https://www.giadinhmoi.vn/be-may-thang-tuoi-moc-rang-d46505.html

Theo Gia Đình Mới

Link bài gốc

Copy link

https://www.giadinhmoi.vn/be-may-thang-tuoi-moc-rang-d46505.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/cham-soc-con-114/be-may-thang-tuoi-moc-rang-380000)

Tin cùng nội dung

  • Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng và chất đạm cũng như các yếu tố vi lượng khác để đảm bảo cho cơ thể phát triển
  • Tiêu chảy là một bệnh thường gặp ở trẻ dưới 12 tháng tuổi. Trẻ suy dinh dưỡng khi mắc bệnh tiêu chảy dễ bị tiêu chảy kéo dài.
  • Tại sao trẻ ăn nhiều mà không lớn? - Đó là câu hỏi của không ít cha mẹ hiện nay khi mà con ăn đủ bữa, đủ chất dinh dưỡng nhưng không tăng cân.
  • Nôn trớ là hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản rồi trào ra ngoài theo đường miệng. Việc xử trí đúng sẽ giúp trẻ cải thiện chứng bệnh này.
  • Với những mẹo nhỏ, giúp bé khám phá thế giới rau quả và tự làm đồ ăn ngộ nghĩnh, bé sẽ có lòng say mê với những đồ ăn có lợi cho sức khỏe.
  • Theo một nghiên cứu mới được đăng trên tạp chí Pediatrics, trẻ sơ sinh nhẹ cân gia tăng nguy cơ mắc trầm cảm, rối loạn tăng động kém chú ý...
  • Tình trạng bạo lực ở giới trẻ, gây không ít quan ngại cho các bậc phụ huynh và cộng đồng. Những trận ức hiếp bạn trang lứa ngày càng nhiều, và hình thức gây hấn cũng càng nham hiểm và nguy hại hơn. Vì sao những thanh thiếu niên này lại chọn gây hấn, thay vì ôn hòa và thù ghét, thay vì tử tế?
  • Chăm con khi bé mọc răng thật gian nan. Để con bớt quấy khóc, mẹ hãy áp dụng những mẹo dưới đây nhé!
  • Phát hiện và can thiệp sớm trước tuổi đi học có thể tác động lớn tới khả năng học các kỹ năng và sự hòa nhập xã hội của trẻ.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY