Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bộ Y tế ban hành hướng dẫn phòng chống bệnh COVID-19 ở chung cư

Bộ Y tế vừa ban hành hướng dẫn phòng chống dịch bệnh COVID-19 tại chung cư với 3 nội dung: Hướng dẫn đối với người dân, hướng dẫn đối với ban quản lý, người cho thuê căn hộ chung cư.

Đến ngày 12/3, Việt Nam ghi nhận 39 trường hợp mắc bệnh COVID-19; trong đó có 16 ca đã được chữa khỏi, xuất viện và 23 ca được cách ly, điều trị tại các bệnh viện.

Trước tình hình đó, Bộ Y tế ngày 12/3 ban hành hướng dẫn phòng chống dịch tại chung cư với 3 nội dung: Hướng dẫn đối với người dân; Hướng dẫn đối với ban quản lý/ban quản trị/ban đại diện; Hướng dẫn đối với người quản lý khu nhà/chung cư cho thuê, người cho thuê căn hộ chung cư

I. Hướng dẫn đối với người dân

1. Thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch, đặc biệt ngay sau khi về nhà.

2. Che kín mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi bằng khuỷu tay áo, khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy. Giặt sạch khăn hoặc bỏ ngay khăn giấy vào thùng rác sau khi sử dụng và rửa sạch tay. Bỏ rác đúng nơi quy định.

3. Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng; Không khạc nhổ bừa bãi.

4. Súc miệng, súc họng bằng nước muối hoặc nước súc miệng thường xuyên.

5. Giữ ấm cơ thể, tập thể dục, ăn chín, uống chín và đảm bảo chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng.

6. Thay và giặt sạch quần áo đi làm, đi chơi hoặc đến chỗ đông người ngay sau khi về nhà.

7. Hạn chế nói chuyện, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các bề mặt khi sử dụng cầu thang máy, cầu thang bộ.

8. Hạn chế đến chỗ đông người. Đeo khẩu trang khi đến chỗ đông người.

9. Hạn chế tiếp xúc với người có biểu hiện ho, sốt, khó thở. Giữ khoảng cách trên 2 mét và đeo khẩu trang nếu phải tiếp xúc.

10. Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ hàng ngày bằng các dung dịch tẩy rửa thông thường. Đặc biệt là tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can.

11. Thường xuyên mở cửa ra vào và cửa sổ; hạn chế sử dụng điều hòa.

12. Thu gom rác hàng ngày và đổ đúng nơi quy định.

13. Tự theo dõi sức khỏe, đo nhiệt độ hàng ngày. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở thì (i) đeo khẩu trang; (ii) hạn chế tiếp xúc với mọi người; (iii) gọi cho đường dây nóng 1900 3228 hoặc 1900 9095 để được tư vấn và (iv) đến ngay cơ sở gần nhất để khám và điều trị.

14. Thông báo ngay cho Ban quản lý/Ban quản trị/Ban đại diện nếu nghi ngờ có người thuộc diện phải quản lý sức khỏe hoặc cách ly.

15. Cập nhật thông tin hàng ngày về dịch trên các website chính thức của Bộ Y tế, cơ quan y tế địa phương; Không thông tin, tuyên truyền sai lệch về tình hình dịch bệnh COVID-19.

16. Thực hiện đúng quy định về phòng chống dịch bệnh COVID-19 của chung cư, cơ quan y tế địa phương.

17. Khi có trường hợp bệnh xác định, nghi ngờ mắc bệnh, cách ly tại nhà thì thực hiện theo của Ban quản lý/Ban quản trị/Ban đại diện.

II. Hướng dẫn đối với ban quản lý/ban quản trị/ban đại diện

1. Phân công và công khai thông tin liên lạc (tên, số điện thoại) của cán bộ đầu mối phụ trách về công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 tại chung cư.

2. Tại khu vực công cộng: bố trí đủ thùng đựng chất thải có nắp đậy; đảm bảo nhà vệ sinh sạch sẽ, luôn có đủ nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay có chứa ít nhất 60% cồn.

3. Không tổ chức các sự kiện có tập trung đông người tại khu chung cư. Khuyến cáo các hộ dân không tổ chức các sự kiện có đông người tại căn hộ.

4. Vệ sinh môi trường, khử khuẩn chung cư:

a. Khử khuẩn bằng các chất tẩy rửa thông thường như dung dịch tẩy rửa đa năng hoặc các dung dịch khử khuẩn có chứa 0,05% Clo hoạt tính hoặc có chứa ít nhất 60% cồn; ưu tiên khử khuẩn bằng cách lau rửa.

b. Tổ chức khử khuẩn khu chung cư như sau:

- Đối với nền nhà, tường, bàn ghế, các đồ vật tại khu vực công cộng (sảnh chờ, khu vui chơi, khu thể dục thể thao…), khu vệ sinh chung, cầu thang bộ, thang máy: khử khuẩn ít nhất 01 lần/ngày.

- Đối với vị trí có tiếp xúc thường xuyên như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, nút bấm thang máy, tay vịn lan can: khử khuẩn ít nhất 02 lần/ngày.

c. Chất thải phải được thu gom và đưa đi xử lý hàng ngày.

5. Thông báo, đề nghị các đơn vị cung cấp dịch vụ tại khu chung cư (siêu thị, nhà hàng, phòng tập gym…) cam kết đảm bảo thực hiện các quy định về phòng chống dịch bệnh COVID-19.

6. Cung cấp đầy đủ khẩu trang cho người lao động có tiếp xúc với cư dân hoặc khách đến chung cư.

7. Tổ chức tập huấn cho tất cả người lao động về phòng chống dịch bệnh COVID-19 và những khuyến cáo của Bộ Y tế đối với người lao động.

8. Tổ chức thông tin, truyền thông về phòng chống dịch bệnh COVID-19 cho cư dân, khách vào chung cư, người lao động.

[Video] Hướng dẫn cách phòng bệnh COVID-19:

9. Khi có trường hợp sốt, ho, khó thở hoặc nghi ngờ mắc bệnh COVID-19, cần thông báo ngay cho cơ quan y tế địa phương hoặc đường dây nóng 1900 3228 hoặc 1900 9095.

10. Phối hợp với cơ quan y tế địa phương khi có trường hợp bệnh xác định, nghi ngờ mắc bệnh, cách ly tại nhà để: (i) thực hiện việc điều tra y tế (ii) quản lý các trường hợp phải cách ly tại nhà; (iii) xử lý môi trường theo hướng dẫn của cơ quan y tế địa phương khi cần thiết; (IV) thông tin cho cư dân

11. Đảm bảo điều kiện và tổ chức thực hiện các nội dung của khuyến cáo này.

III. Hướng dẫn đối với người quản lý khu nhà/chung cư cho thuê, người cho thuê căn hộ chung cư

1. Cung cấp cho người thuê căn hộ thông tin liên lạc (tên, số điện thoại) của người quản lý khu nhà/chung cư cho thuê, người cho thuê căn hộ chung cư để liên lạc khi cần thiết; Thông tin liên lạc của Ban quản lý/ban quản trị/ban đại diện chung cư.

2. Yêu cầu người thuê căn hộ cam kết thực hiện đúng các quy định, khuyến cáo về phòng chống dịch bệnh COVID-19 và quy định của chung cư đối với cư dân.

3. Yêu cầu người thuê căn hộ vệ sinh căn hộ, thu gom rác thải sinh hoạt hàng ngày và đổ đúng nơi quy định.

4. Yêu cầu tránh tụ tập đông người tại căn hộ cho thuê.

5. Yêu cầu người thuê căn hộ khai báo tạm trú.

6. Yêu cầu người thuê căn hộ nếu có biểu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở hoặc nghi ngờ 8. Thường xuyên liên lạc với người thuê căn hộ, Ban quản lý/ban quản trị/ban đại diện chung cư và cơ quan y tế địa phương (nếu cần) để có các biện pháp xử trí kịp thời khi cần thiết./.

PV (Vietnam+)

Dòng sự kiện:Dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19

Mạng Y Tế
Nguồn: VietNamPlus (https://www.vietnamplus.vn/bo-y-te-ban-hanh-huong-dan-phong-chong-benh-covid19-o-chung-cu/628091.vnp)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Để phòng chống bệnh trĩ, nhất là khi búi trĩ sa xuống khi đi ngoài, có nhiều phương pháp nhưng có một cách không tốn kém mà vẫn đem lại hiệu quả: Vận động hậu môn.
  • Em mới té xe bị chảy máu cùi chỏ. Mọi người khuyên đi chích ngừa uốn ván nhưng em không biết ngày tết thì nên đến đâu để chích ngừa? Các bệnh viện thì thứ 2 tuần sau mới làm việc. Nhờ Mangyte chỉ giúp. (Ngân Hà - TPHCM)
  • Xin chào các bác sĩ Mangyte, Em ở phà Vàm Cống tỉnh Đồng Tháp. Em xin được tư vấn của bác sĩ như sau: Mẹ em bị áp huyết cao, bị đau nửa đầu, đi khám uống Thu*c đã hết nhưng bây giờ lại đau nhức tay chân, lúc nào cũng nóng rát, nhức mỏi như có kiến cắn ở chân, có lúc lại sưng tấy đỏ cả chân lên, đi đứng rất khó khăn, nhất là khi ngồi xuống đứng lên.
  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
  • Chi tiết nội dung mô tả Mục tiêu và ý tưởng xây dựng mạng y tế - Kết nối vì sức khỏe cộng đồng.
  • Năm 2014, một năm thật nhiều khó khăn và thách thức đối với đất nước cũng như ngành y tế.
  • Nghẹt thở xảy ra khi một vật lạ kẹt trong cổ họng hay khí quản, ngăn chặn luồng không khí ra vào. Vì nghẹt thở gây ra thiếu oxy não nên cần cấp cứu càng nhanh càng tốt
  • Sốt là một dấu hiệu của nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm cả nhiễm trùng. Nhiệt độ bình thường của bạn có thể khác chút ít so với nhiệt độ cơ thể trung bình (98,6oF hay 37oC).
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Bệnh viêm não Nhật Bản (VNNB) là bệnh nhiễm vi rút cấp tính làm tổn thương hệ thần kinh trung ương, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Bệnh gây nên do vi rut VNNB