Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bộ Y tế: Bệnh nhân COVID-19 cần tăng cường chế độ dinh dưỡng

(MangYTe) - Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu bệnh nhân nặng chỉ sử dụng Thu*c mà không tăng cường dinh dưỡng sẽ bị suy dinh dưỡng, suy kiệt và chậm phục hồi.

Sáng 15/8, tại trung tâm quản lý và điều hành trực tuyến hỗ trợ chẩn đoán và điều trị covid-19, cục quản lý khám chữa bệnh tổ chức lớp tập huấn trực tuyến về chế độ dinh dưỡng trong điều trị cho người nhiễm covid-19 cho các cán bộ khoa dinh dưỡng, khoa hồi sức tích cực, khoa cấp cứu, khoa truyền nhiễm và các cán bộ y tế đang làm việc tại bệnh viện, khu cách ly người nghi nhiễm trên toàn quốc.

Pgs.ts lương ngọc khuê, cục trưởng cục quản lý khám, chữa bệnh - phó trưởng tiểu ban điều trị, ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch covid-19 cho biết, ngành y tế đang căng mình chiến đấu với đại dịch covid-19. nhiều nhóm giải pháp được thực hiện để giúp điều trị bệnh nhân trong đó dinh dưỡng là biện pháp quan trọng giúp cho người bệnh phục hồi, nâng cao thể trạng.

"bệnh nhân 91 là điển hình trong kết hợp nhiều biện pháp từ nội khoa, hồi sức tích cực, nhiều chuyên khoa cùng phối hợp, trong đó dinh dưỡng đã đồng hành trong quá trình hồi phục của bệnh nhân này", cục trưởng nói.

Theo pgs khuê, hiện bệnh nhân nặng chiếm khoảng 20% tổng số ca bệnh đang điều trị, trong đó bệnh nhân rất nặng khoảng từ 5-7%, tỷ lệ Tu vong chiếm 2,1%, nhóm các bệnh nhân nặng có bệnh lý nền, các bệnh không lây nhiễm như huyết áp tim mạch tiểu dường, thận nhân tạo…chiếm số lượng khá lớn.

Việc điều trị là một thách thức lớn cho các cơ sở khám, chữa bệnh do đó dinh dưỡng luôn là mối quan tâm hàng đầu của cục quản lý khám, chữa bệnh và hội đồng chuyên môn.

Để thực hiện tốt hơn công tác dinh dưỡng trong bệnh viện, ts chu thị tuyết, giám đốc trung tâm dinh dưỡng lâm sàng bệnh viện bạch mai chia sẻ, trong thời gian qua trung tâm cử các bác sỹ hỗ trợ dinh dưỡng cho bệnh nhân nặng tại bệnh viện bệnh nhiệt đới tw,...

Nếu bệnh nhân nặng chỉ sử dụng Thu*c mà không tăng cường dinh dưỡng sẽ dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng, suy kiệt, chậm phục hồi và phải nằm viện dài ngày. do đó, các bệnh viện phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng lâm sàng giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi của người bệnh.

Cùng ngày, cục quản lý, khám chữa bệnh (bộ y tế) có công văn đề nghị tăng cường công tác sàng lọc, phân luồng và cách ly ca bệnh nghi ngờ tại bệnh viện.

Theo công văn, ca mắc COVID-19 thứ 867 đã đến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Bệnh viện Thanh Nhàn khám. Sau 2 lần được CDC Hà Nội và Bệnh viện Thanh Nhàn lấy mẫu, đến ngày 11/8 có kết quả xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2.

Cục quản lý Khám, chữa bệnh hoan nghênh và biểu dương Bệnh viện Thanh Nhàn đã đề cao tinh thần cảnh giác, thực hiện nghiêm các hướng dẫn sàng lọc, phân luồng, cách ly phòng chống dịch COVID-19. Việc sàng lọc đúng, chỉ định xét nghiệm sớm và kỹ lưỡng 2 lần (lần đầu kết quả âm tính) đã tránh được Bệnh viện lớn của Thủ đô nguy cơ bị phong tỏa và bệnh dịch lây lan ra cộng đồng.

Đồng thời, đề nghị Cục Quân y - Bộ Quốc phòng, Bệnh viện Trung ương quân đội 108 và các bệnh viện thuộc bộ, ngành có người bệnh đến khám cần khẩn trương rút kinh nghiệm việc sàng lọc, phân luồng, cách ly, lấy bệnh phẩm xét nghiệm và quản lý các ca nghi nhiễm COVID-19, tuyệt đối không để người nghi nhiễm tự ý di chuyển.

Bộ y tế cũng yêu cầu toàn bộ bệnh viện trên toàn quốc cần rút kinh nghiệm sâu sắc từ bài học của hai bệnh viện trên. thực hiện nghiêm các công điện và hướng dẫn của ban chỉ đạo quốc gia, bộ y tế ban hành.

Hà Cường

Mạng Y Tế
Nguồn: VTC (https://vtc.vn/bo-y-te-benh-nhan-covid-19-can-tang-cuong-che-do-dinh-duong-ar564005.html)

Tin cùng nội dung

  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Chế độ ăn ít purine được bác sĩ khuyên áp dụng nếu bạn mắc bệnh gút hoặc tăng acid uric máu. Áp dụng chế độ ăn ít purine giúp giảm đau, tấy đỏ và nhức ở các khớp xương.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Chế độ ăn low-carb cắt giảm lượng calo từ đường và tinh bột. Những người ăn low-carb ăn ít bánh mì, mì ống, khoai tây, gạo và các loại ngũ cốc. Họ trường ăn nhiều rau, thịt, cá, pho mát, trứng và các loại hạt.
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Ăn chay - Làm sao để có đủ dưỡng chất cần thiết. Ăn chay có nghĩa là gì? Vì sao nhiều người chọn ăn chay? Điều này có thể mang lại những lợi ích và những hạn chế gì?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY