Bộ Y tế vừa có tờ trình gửi Chính phủ báo cáo về việc mua vaccine phòng Covid-19 đề xuất những chủ trương liên quan đến việc tiêm vaccine Covid-19. Theo Bộ Y tế, trước đó Nghị quyết số 21/NQ-CP của Chính phủ giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan mua, nhập khẩu, tiếp nhận viện trợ, tài trợ khoảng 150 triệu liều vaccine Covid-19 cho các đối tượng từ 18 tuổi trở lên; căn cứ yêu cầu phòng chống dịch, quyết định số lượngvaccine cụ thể cần mua, nhập khẩu theo từng giai đoạn. Theo quy định này, có 9 nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm và miễn phí.
Hà Nội thực hiện tiêm vaccine cho các trường hợp nguy cơ cao
Bộ Y tế cho biết sau khi tổng hợp từ các địa phương, tổng nhu cầu đối tượng được ưu tiên tiêm miễn phí là 19,4 triệu người. Cao nhất là TP Hồ Chí Minh với khoảng 1,56 triệu người, thấp nhất là tỉnh Bắc Kạn với khoảng 41,7 ngàn người.Theo Bộ Y tế, trong năm 2020, Bộ Y tế đã phối hợp với các bộ, ngành và các tổ chức quốc tế hoàn thiện hồ sơ trình COVAX Facility hỗ trợ vaccine Covid-19 cho Việt Nam. Theo thông báo, COVAX Facility dự kiến cung cấp vắc-xin cho 20% dân số của các nước, nếu có nhu cầu có thể mua qua COVAX Facility hoặc UNICEF với hình thức chia sẻ chi phí (dự kiến có giá 7 USD/liều). Sau khi trao đổi, đàm phán, ngày 15-4, COVAX Facility có thư gửi cho Bộ Y tế thông báo sẽ cung cấp cho Việt Nam 38,9 triệu liều để bao phủ 20% dân số như đã thông báo, dự kiến sẽ đủ để sử dụng cho số đối tượng ưu tiên là 19,4 triệu người.Bộ Y tế cho biết trước đây dự kiến sẽ mua thêm 10 triệu liều vaccine Covid-19 của AstraZeneca từ nguồn Công ty VNVC đã đàm phán mua được của nhà sản xuất, do số được COVAX hỗ trợ theo kế hoạch trước đây là 30 triệu liều, không đủ tiêm cho nhóm ưu tiên. Nay theo kế hoạch mới, COVAX hỗ trợ khoảng 40 triệu liều để đáp ứng cho 9 nhóm đối tượng. Tức là đủ vaccine cho nhóm đối tượng ưu tiên.Căn cứ nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm miễn phí và căn cứ nguồn cung vaccine Covid-19 cho Việt Nam của COVAX Facility, Bộ Y tế trình Chính phủ, cho phép Bộ Y tế thực hiện việc mua 107.600 liều vaccine đã tiếp nhận của VNVC theo Điều 26 của Luật đấu thầu hoặc huy động nguồn kinh phí xã hội hóa để mua số vaccine này.Đối với nguồn vaccine của VNVC đã đặt mua của Astra Zeneca, Bộ Y tế đề xuất Chính phủ cho phép thực hiện theo phương thức xã hội hóa để tiêm cho các đối tượng có nhu cầu nhằm tăng miễn dịch cộng đồng, phục vụ phát triển kinh tế và phòng chống dịch.Với số lượng nguồn đã có như trên, Việt Nam có đủ 40% vaccine theo nhu cầu, số còn lại đang tiếp tục đàm phán tìm nguồn mua và cũng sẽ sử dụng theo cơ chế xã hội hóa, tức là tiêm dịch vụ (người tiêm tự trả tiền), hoặc các tổ chức, cá nhân hỗ trợ tài chính để mua vaccine ...