(MangYTe) Bói bài Tây chưa được xác nhận về độ chính xác tới đâu nhưng vẫn được rất nhiều người Việt yêu thích. Tuy nhiên, ít ai hiểu được hết ý nghĩa hay ho trên từng quân bài 52 lá này.
Trong những lúc rảnh rỗi, dịp lễ Tết chúng ta thường mang bộ bài Tây với 52 lá ra chơi vài ván để giải trí hoặc hơn thế, sát phạt lẫn nhau. Sử dụng bộ bài này có thể chơi các trò chơi như tiến lên, phỏm, ba cây… hoặc sử dụng để xem bói bài dự đoán về
vận trình tình duyên, dự đoán về sự nghiệp tiền tài… Nhưng ít ai biết rằng nó có nguồn gốc và ý nghĩa như thế nào?
Nguồn gốc bói bài Tây
Ở Việt Nam, thường gọi bộ bài này là bộ bài Tây vì xuất xứ từ Tây phương (tiếng Anh: Playing cards) và để phân biệt với bộ bài Trung Quốc hay bộ bài ta (để chơi Tam cúc, tứ sắc, tổ tôm,...).
Bộ bài đầu tiên trên thế giới xuất hiện ở Trung Quốc vào khoảng thế kỉ thứ 9 thời nhà Đường (năm 618 - 907). Chúng được làm bằng giấy và phổ biến trong giới quý tộc, vương gia. Trò chơi này được cái thương gia phương Tây đưa về đất nước mình.
Bộ bài Tây bao gồm có 54 lá bài (có cặp bài chỉ có 52 con), trong đó có 52 lá thường: K, Q, J, 10, 9, 8, 7, 6, 5, 4, 3, 2, A kết hợp với 4 chất: Cơ, Rô, Chuồn (Tép), Bích và hai lá Joker (còn gọi là phăng teo hay chú hề).
Joker - quân Thằng hề, quân phăng teo, lại là một lá bài đặc biệt trong bộ bài 54 cây hiện đại. Mỗi bộ thường có hai lá bài này, Joker thường có 1 lá màu đen trắng và 1 lá màu sắc sặc sỡ.
Trong khi đó 52 quân bài còn lại có 2 màu chủ đạo là đỏ và đen. Chất rô và chất cơ thì có màu đỏ, chất bích và chất nhép thì có màu đen.
Mỗi chất đều có 13 cây theo thứ tự là Một (Át), Hai, Ba, Bốn, Năm, Sáu, Bẩy, Tám, Chín, Mười, J, Q, K.
Cho tới nay, chưa có bất cứ tài liệu nào giải thích được thời điểm xuất hiện của bộ bài Tây hiện nay nhưng vào thế kỷ 13-14 ở châu Âu, thú chơi bài dã được tiếp đón nồng nhiệt ở Venise, Tây Ban Nha... Thậm chí tại Pháp, để thỏa mãn đam mê của nhà vua Charles VI lúc bấy giờ, ngành công nghiệp sản xuất bài tây đã cực phát triển. Giới vua chúa trong triều đình Pháp thích chơi loại bài này đến nỗi đã có một sắc lệnh ban bố cấm dân đen không được chơi.
Đến năm 1480, người cũng bị mê hoặc bởi bộ bài 52 lá. Quốc Hội Anh thấy cần phải nhanh chóng ra lệnh cấm những người hầu và học việc không được chơi bài vào kỳ nghỉ lễ Noel. Đến thế kỷ 16 và 17, bộ bài 52 lá trở nên thông dụng trong tất cả các tầng lớp dân chúng ở Anh. Lúc đầu 4 nước bài có dạng là tim, chuông, lá và quả sồi. Đến thế kỷ 14 người ta thay thế bằng hình ảnh tiền, cốc, kiếm và gậy. Bốn nước bài này được giữ suốt trong 200 năm và chúng mang đặc tính của thời phong kiến. - Tiền tượng trưng cho giới thương nhân
- Cốc cho Nhà Thờ
- Kiếm cho giới quân sự
- Gậy là cho tầng lớp lao động. Tương tự ba quân bồi, đầm, già cao nhất tượng trưng cho một nhân vật lịch sử có thật: - Già Cơ chính là Hoàng Đế Charlemagne (747-814).
- Đầm Cơ chính là bà Judith mà theo truyền thuyết đã giải thoát dân tộc Judeé khỏi ách bạo tàn của người Assyrien.
- Bồi Cơ chính là La Hire (1390-1443) người bạn đường thân tín của nữ anh hùng Joan d’Arc.
- Lai lịch của con đầm Bích vẫn chưa được xác định. Có người cho rằng đó có thể là một bà Hoàng Hậu nào đó của Pháp. Mãi sau này bốn nước bài mới được đổi thành: tim, cơ, cánh chuồn, ngọn giáo (mà ta vẫn quen gọi là cơ, rô, chuồn (nhép), bích do bắt chước lối phát âm). Tuy vậy, có điều khá lạ là nước bích không tượng trưng cho giai cấp nông dân hoặc công nhân - những người nghèo khổ.
Ý nghĩa bộ bài 52 lá
Bộ bài mang ý nghĩa 1 năm dương lịch: 4 chất (suit) là 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông; 52 quân là 52 tuần trong năm, tức mỗi mùa gồm 13 tuần, tượng trưng bởi 13 quân. 52 tuần là 364 ngày, gần bằng số ngày thực tế trong 1 năm. Mỗi hạng (rank) trong từng bộ 13 quân cùng chất cũng đại diện cho 1 tháng trăng kéo dài 28 ngày, gồm 4 quân khác nhau tức 4 tuần. Do đó cả bộ bài gồm 13 tháng, mỗi tháng có 4 tuần cũng ứng với 52 tuần trong 1 năm. 13 loại lá bài tượng trưng cho 13 giai đoạn của mặt trăng, có thể hiểu nó được sử dụng như một cuốn lịch âm song hành. Những chất bài còn được sử dụng cho các yếu tố ma thuật trong bói toán. Spades - quân Bích. Đại diện cho thanh kiếm, không khí, sức mạnh của hơi thở và tâm lực, hiện thân cho người đàn ông. Trong bói toán, nó đại diện cho sự cách trở, không thuận lợi. Ví như quân hai bích mang hàm ý bạn gặp tổn thương do bạn đặt niềm tin quá nhiều ở một người rồi không được đền đáp xứng đáng. Heart - quân Cơ. Chúng đại diện cho nước, sức mạnh của tiềm thức và sự chữa lành bệnh tật, hiện thân cho người phụ nữ. Ví như quân 9 Cơ trong thuật bói toán có nghĩa về thời vận, bạn có người âm hay thần linh phò tá, che chở. Diamonds - quân Rô. Chất Rô mang ý nghĩa của lá chắn, trái đất, sức mạnh, sức chịu đựng và sự phong phú, đa diện. Chúng còn mang biểu tượng của sự giàu có, do hình dáng khiến người xem liên tưởng tới các viên ngói lớp trên mái nhà của giới thương nhân phương Tây. Clubs - quân Nhép. Đại diện cho hình ảnh cây đũa thần, lửa, ý chí và sự biến đổi vạn năng. Ví như quân Át nhép có nghĩa là sự tương quan về nhân quả nợ nần với nhau, sự vay trả trong đời. Trong bói toán người bốc phải quân này có nghĩa là người có nhiều tiền, song không phải tiền của mình mà là tiền của người khác hoặc đi vay mượn.
Trong số các truyền thuyết của bộ bài 52 lá có cả truyền thuyết về lá bài 9 Rô. Trong một thời gian dài, quân bài này đã được gọi là “tai họa của xứ Scottland”. Có giả thiết cho rằng chính trên lá bài 9 Rô, công tước Cumberland (1721-1765) đã viết lệnh tàn sát các tù binh bị thương sau trận Culloden (1746).
Một lời giải thích khác nói, trong một kiểu chơi bài do bà Marie, hoàng hậu của xứ Scottland đề xướng, con 9 Rô được xem là quân bài chủ cần tìm kiếm và người dân Scottland thích chơi kiểu bài này đến nỗi nhiều gia đình phải tán gia bại sản và thế là từ đó con số 9 Rô được biết đến dưới tên “tai họa”.
Tìm hiểu về cách thức bói bài Tây
Mỗi lá bài Tây trong bộ 52 lá bài đều chứa những bí ẩn về vận mệnh của con người trong đó. Ở Việt Nam thì phương pháp sử dụng bộ bài gồm 52 quân bài để xem bói là khá phổ biến. Mặc dù có khá nhiều phương pháp xem bói bài khác nhau, tuy nhiên tất cả các cách xem bói chỉ được truyền lại theo phương pháp “truyền miệng” chứ không có sự nghiên cứu và kiểm chứng. Mỗi chất đều chứa đựng trong nó một ý nghĩa riêng, nó mang trong mình một nhóm các yếu tố về tính cách, vận số hiện tại và tương lai của người xem bói bài. Một điều rất lý thú là khi các quân bài khác chất nhau mà đi cùng nhau thì nó lại có một ý nghĩa hoàn toàn khác khi chúng chỉ đứng có một mình. Quân bài chất bích: Lá bài bích mang trong nó ý nghĩa đại diện cho những khó khăn, không suôn sẻ của người xem bói như: – Về tình cảm: Khó khăn, trắc trở, bị cấm cản – Về công danh: Khó khăn, trắc trở, nhiều người cản đường – Về bản thân: Khá vất vả trong cuộc sống, hay mắc phải bệnh tật Quân bài chất nhép: Lá bài nhép mang trong nó ý nghĩa đại diện cho những hạnh phúc, sự viên mãn của người xem bói như: – Về tình cảm: Hạnh phúc, tình duyên tốt đẹp như ý – Về đường công danh: Thành đạt, được cất nhắc để thăng chức – Bản thân: mạnh khỏe, vui tươi Quân bài chất rô: Lá bài rô mang trong nó ý nghĩa về việc đồi dào tiền bạc vật chất – Về tiền tài: Công việc làm ăn rất phát đạt, tiền vào như nước – Về công danh: Công việc rất thành công, sự nghiệp vững chắc và lên cao Quân bài chất cơ: Lá bài cơ mang trong nó ý nghĩa về tình yêu, tình duyên, gia đình và hôn nhân, hạnh phúc giữ vợ chồng. Còn có tốt hay không thì lại tùy thuộc vào từng con số.
Người bói bài Tây
Người bói bài Tây 52 lá được gọi là thầy bói. Không gian xem bói thường mang tính linh thiêng, có bàn thờ to, đẹp, hoặc trong nhà luôn đốt nhang, có tượng Phật, Bồ Tát… Các thầy thường ăn mặc đơn giản, không phô trương, thậm chí là thầy nào có gia cảnh khó khăn, nhìn người khắc khổ, lớn tuổi…thì được xem là coi bói rất linh.
Quy trình bói bài
+ Thầy sẽ hỏi bạn năm sinh, hoặc tuổi (tính theo âm lịch), có thầy sẽ hỏi thêm họ tên. + Sau đó thầy cầm bộ bài trong tay, khấn tên tuổi của bạn, rồi xào bài (hoặc không), đưa bộ bài cho bạn xào (thường là nam xào 7 cái, nữ xào 9 cái), kinh bài. Thầy trải bài và nói bạn (dùng tay trái hoặc tay phải) bốc mấy lá. + Thầy lật bài lên và bắt đầu nói, thông thường sẽ xem trước về bổn mạng (tính tình, tình trạng hiện tại), sau đó xem tiếp công việc, tình cảm, tiền bạc, gia đạo… + Kết thúc các vấn đề, thầy hỏi bạn có câu hỏi gì muốn hỏi không, lúc này mới đi vào chi tiết những vấn đề bạn thắc mắc. Như vậy, quá trình xem bói bài Tây, thầy bói là người chủ động, người đi xem là thụ động. Người đi xem không cần đặt câu hỏi trước cho thầy. Cách xem bói bài Tây hợp với tâm lý người Á Đông, không thích sự chủ động, thích biết trước tương lai, thích biết chuyện gì tốt, không tốt để lựa chọn.
Khi lật bài lên và nói, phần lớn các thầy đều dựa vào cold reading (đọc nguội – nôm na là nhìn vào ngoại hình, cách nói chuyện của người đi xem) để nói lên tính cách của người đó. Các chủ đề khác sẽ nói khái quát, chung chung; như tháng này kiếm được nhiều tiền, cẩn thận bị công an bắt, mất trộm, gia đình bất hoà, không nên đi chơi xa… Chủ yếu thầy sẽ nói về vận hạn trong tương lai. Khi xem về vấn đề tình cảm, thì các thầy sẽ dựa vào sự tương hợp tuổi tác và ngũ hành.
Độ chính xác
Khách tìm đến bói bài Tây thường có 2 nguyên nhân: + Vì tò mò muốn nghe thầy bói nói trước số phận:
bao nhiêu tuổi lấy chồng, chồng giàu hay nghèo, có mấy đứa con, số mình có làm giàu, có thăng quan tiến chức được hay không? + Vì có chuyện cần quyết định trong tương lai mà không biết có nên hay không, hoặc nên tiến hành vào thời điểm nào,
ngày tốt xấu như thế nào? Ví dụ: năm sau xây nhà có hợp tuổi với 2 vợ chồng không? Sắp tới xin việc làm có được không? Do bài Tây chủ yếu sử dụng yếu tố tâm linh, nên độ chính xác của bài Tây phụ thuộc rất lớn vào năng lực của thầy. Nhiều thầy có căn âm, có người trên độ, hoặc sử dụng ma xó, bùa ngải nên xem rất chính xác.
Minh MinhNhập môn bói bài Tarot - những kiến thức cơ bản