Bạn nên biết hôm nay

Bỗng dưng hay say cà phê, có phải là bệnh?

Tôi có thói quen uống cà phê đậm. Thế nhưng nửa năm trở lại đây, tôi rất hay bị say sẩm, nặng ngực, hồi hộp, buồn nôn, tim đập nhanh…
Bạn đọc Trần Văn An (nam, 61 tuổi, quận 8, TP HCM) hỏi: Thói quen uống cà phê , pha thật đậm mà tôi có từ thời trẻ giờ làm tôi khá hoang mang khi cơ thể mình bỗng dưng không chịu được cà phê nữa, hay say. Có lần tôi nằm cả ngày khiến các con hoảng sợ, đòi đưa đi viện. Phải chăng do tuổi tác hay tôi có bệnh? Tôi lo nhất là triệu chứng nặng ngực, hồi hộp ngày càng xảy ra thường xuyên và kéo dài lâu hơn mỗi lần tôi bị say cà phê. Điều này có nguy hiểm? Tôi có cần bỏ cà phê?

Bác sĩ chuyên khoa II Trương Quang Anh Vũ, Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Thống Nhất (TP HCM), trả lời:

Chào chú, trong cà phê có chất caffeine, khi uống vào sẽ kích thích tuyến thượng thận tăng tiết catecholamine. Catecholamine là hoạt chất làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp, tăng chuyển hóa tế bào, tạo ra sự tỉnh táo và hưng phấn.

Tuy nhiên, khi cơ thể mệt mỏi, đói, say rượu hay khi mới ốm dậy (mới bình phục sau bệnh), cà phê sẽ gây các triệu chứng "say cà phê" như chú mô tả: chóng mặt, bồn chồn, nặng ngực, hồi hộp, buồn nôn, tim đập nhanh…

Ở người cao tuổi có các bệnh lý tim mạch (như tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim), bệnh thận; khi uống cà phê vào sẽ làm tăng huyết áp, tăng nhịp tim, gây ra các triệu chứng đau đầu, nặng ngực hoặc đau tức ngực, khó thở… rất nguy hiểm.

Như vậy, các biểu hiện chú gặp phải cho thấy chú nên đi khám, tầm soát chuyên khoa tim mạch, chuyên khoa thận. Nếu thực sự có bệnh thì phải điều trị, đồng thời bác sĩ sẽ hướng dẫn chú về chế độ dinh dưỡng, vận động hợp lý.

Trong trường hợp chú không mắc bệnh thì cũng không nên uống cà phê quá đậm và quá nhiều như thời còn trẻ.

cà phê đem lại một số lợi ích sức khỏe nhưng các gì quá cũng không tốt, nhất là khi cơ thể ngày một lão hóa, không thể đáp ứng được một lượng chất kích thích quá lớn.

Chú không cần bỏ cà phê nhưng nên uống loãng hơn, giảm lượng cà phê uống trong ngày và chia lượng đó làm nhiều cữ trong ngày. Không nên uống quá nhiều trong một lần. Ngoài ra, chú nên tránh uống cà phê khi mệt mỏi, đói bụng, khi bị cảm, hoặc sau khi uống rượu bia.

Ở tuổi của chú, khi gặp các triệu chứng nặng ngực, tức ngực, khó thở…, không nên xem thường. Tình huống đi không nổi, phải nằm cả ngày như chú kể trong thư nếu còn lặp lại thì nên để người nhà đưa đi bệnh viện kiểm tra.

Theo Anh Thư

Người lao động

Mạng Y Tế
Nguồn: Dân trí (http://dantri.com.vn/suc-khoe/bong-dung-hay-say-ca-phe-co-phai-la-benh-20180516111022791.htm)

Tin cùng nội dung

  • Sơn tra còn gọi hồng quả, sơn lý hồng, yên chi..., là quả chín già của cây Bắc sơn tra. Ở Việt Nam có 2 cây được bán với tên sơn tra là chua chát.
  • Tôi 45 tuổi, khoảng nửa năm nay chuyện “sinh hoạt” với vợ suy giảm hẳn. Tôi đi khám, bác sĩ cho biết tôi bị cao huyết áp.
  • Lúc đi học, em thường hay phát biểu. Nhưng dạo gần đây, khi em đứng lên nói rồi ngồi xuống thì tim đập nhanh và khó chịu sau gáy
  • Người bị tăng huyết áp nhẹ: có số đo huyết áp tối đa từ 140 - 159mmHg và/hoặc số đo của huyết áp tối thiểu từ 90-99mmHg
  • Con tôi bị bệnh u tuyến thượng thận đã đi chụp phim và BS chỉ định phải mổ. Cho tôi hỏi hiện tại BHYT của con tôi ở Trung tâm cấp cứu 115, nếu tôi muốn đưa cháu đến mổ và điều trị tại BV Nội tiết tố TW hoặc BV Việt Đức thì phải BHYT hỗ trợ được bao nhiêu? Chi phí cho 1 ca mổ là bao nhiêu? Mong sớm được hồi đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn! (Thu Anh - Hà Nội)
  • Chào Mangyte, xin vui lòng cho tôi biết gói kiểm tra tăng huyết áp ở Phòng khám đa khoa quốc tế Yersin. Xin cảm ơn Mangyte nhiều nhiều. Đầu năm mới, xin kính chúc quý BS một năm An Khang - Thịnh Vượng và gặp nhiều điều vui, may mắn trong cuộc sống. (Phùng Sang - Quận 6, TPHCM),
  • Tôi có u tuyến thượng thận phải mổ nội soi nhưng không biết phải nằm viện bao lâu? Và tôi phải chuẩn bị bao nhiêu tiền là đủ vậy BS (tôi có BHYT)? Gần tết quá rồi, nếu tôi để qua tết mới mổ thì có sao không? Tôi xin chân thành cảm ơn! (L.V.H. Nam - nam.super…@gmail.com)
  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
  • Thật không may, các món ăn đặc trưng và truyền thống của người Việt trong ngày Tết hình như lại chưa phù hợp với người thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY