Sách châm cứu học hôm nay

Bong gân chi dưới: cách châm cứu, xác định huyệt, chỉ định chống chỉ định

Trong tổn thương cấp tính ở phần mềm, trước hết châm các huyệt A thị. Nếu cần kết quả không rõ ràng, châm vào khu vực tương ứng về phía bên lành.

Bong gân thường do những động tác đột ngột như bị ngã hoặc bị đè ép bất ngờ gây nên làm cho các phần mềm như cơ, gân và dây chằng…bị tổn thương.

Bong gân xảy ra chủ yếu ở vùng quanh ổ khớp, gây đau âm ỉ tại chỗ, sưng tấy và giảm vận động, chi bị tổn thương, ảnh hưởng đến lao động sản xuất bình thường. Không có hiện tượng gãy xương hay sai khớp. Nếu không được chữa chạy cẩn thận, tổn thương có thể trở thành mạn tính, các triệu chứng sẽ tái diễn do căng dãn tại chỗ gây nên.

Điều trị: Dùng huyệt vị cục bộ. Kích thích vừa phải. Có thể áp dụng cứu.

Chỉ định huyệt: Các huyệt A thị, huyệt vị tại chỗ và lân cận.

Huyệt theo vị trí tổn thương:

Khớp háng: Hoàn khiêu.

Khớp gối: Dương lăng tuyền.

Khớp mắt cá: Huyền chung.

Ghi chú: Trong tổn thương cấp tính ở phần mềm, trước hết châm các huyệt A thị. Nếu cần kết quả không rõ ràng, châm vào khu vực tương ứng về phía bên lành. Yêu cầu bệnh nhân co duỗi chi bị bệnh trong khi tiến hàng điều trị, nhằm góp phần làm bớt căng các gân và các dây chằng ỏ vùng bị bong gân, làm dịu bớt đau đớn.

Các bệnh về bao gân:

Có 3 loại bệnh về bao gân thường gặp:

Viêm bao hoạt dịch co thắt gân mỏm trâm quay: Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là đau, đau nhói khi ấn vào mé quay xương cổ tay, đau tăng về đêm, giảm vận động ngón tay cái.

Viêm bao hoạt dịch gân cơ gấp chung ngón tay: Bệnh này có thể biểu hhiện trên tất cả các ngón tay, đau buốt các khớp xương bàn tay về phía gan tay. Khi co duỗi các ngón tay bị bệnh, có thể nghe tiếng răng rắc và sờ thấy một khối di động theo gân.

U nang bao hoạt dịch: Bệnh này thường gặp về phía mu cổ tay, đôi khi ổ mắt cá hoặc ở khớp gối. Thường thấy một khối u nhỏ, bờ nhẵn, và hơi đau. Khớp bị bệnh cảm thấy yếu. Sờ nắn, thấy hiện tượng phồng căng của khối u, di động và có cảm giác đàn hồi khi ấn vào.

Điều trị: Chọn huyệt tại chỗ. Kích thích vừa phải. Có thể áp dụng cứu.

Chỉ định huyệt: Các huyệt A thị hoặc lân cận.

Huyệt vị theo từng loại bệnh.

Viêm bao hoạt dịch co thắt gân mỏm trâm quay: Dương khê, Liệt khuyết. Châm 3 - 4 kim quanh chỗ viêm.

Viêm bao hoạt dịch gân cơ gấp chung ngón tay:

Đau ngón cái: Liệt khuyết.

Đau ngón trỏ và ngón giữa: Đại lăng.

Đau ngón nhẫn và ngón út: Thần môn.

U nang bao hoạt dịch: Châm 3 - 4 kim quanh chỗ đau. Có thể cứu hoặc gõ kim hoa mai.

Ghi chú: Đối với các chứng bệnh ở mục a và b, có thể tiêm axetat hydrococtison vào gân, dưới hình thức như phong bế; nếu cần, ngâm tay vào nước nóng, xoa bóp, và tập cử động các ngón tay; ở giai đoạn sau, khi nghe tiếng kêu răng rắc rõ, có thể dùng phẫu thuật giải phóng gân.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/chamcuucotruyen/cham-cuu-bong-gan-chi-duoi/)

Chủ đề liên quan:

bong gân chi dưới châm cứu

Tin cùng nội dung

  • Nghiên cứu mới chỉ ra rằng châm cứu có thể là một giải pháp thay thế Thuốc giảm đau an toàn và hiệu quả trong thời gian dài cho những bệnh nhân bị đau nặng.
  • Để phòng chống béo phì chúng ta cần kết hợp áp dụng nhiều biện pháp như chế độ dinh dưỡng, luyện tập... cũng như xoa bóp châm cứu.
  • Y học cổ truyền quan niệm sốt xuất huyết Dengue thuộc ôn bệnh, do nhiệt độc xâm nhập vào cơ thể gây ra. Khi phát bệnh ôn nhiệt dịch độc uất ở kinh dương minh gây sốt cao,
  • Bệnh viện Châm cứu Trung ương đã tổ chức ký cam kết “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng đến sự hài lòng của người bệnh” Bệnh viện đã chọn hai khẩu hiệu “Châm cứu Việt Nam tôn vinh văn hóa Việt Nam” và “Người Việt Nam yêu châm cứu Việt Nam”
  • Giữa “châm kim” và “châm cứu” bao giờ cũng có một khoảng cách. Đóchính là sự khác biệt giữa kỹ thuật y khoa đau đâu chữa đó và y thuật toàn diện trị bệnh tận gốc.
  • Diện châm là phương pháp châm cứu vào các huyệt trên mặt để phòng hay chữa bệnh. Cách đây hàng ngàn năm người Trung Hoa phát hiện ra hệ thống kinh lạc trên cơ thể.
  • Tăng huyết áp (THA) là bệnh thường gặp. 90% là THA vô căn (không rõ nguyên nhân), 10% THA thứ phát (phát sinh sau các bệnh khác như: giai đoạn tiền mãn kinh, bệnh đái tháo đường, bệnh viêm cầu thận mạn, u tuyến thượng thận...).
  • Liệt dây thần kinh ngoại biên số VII Đông y gọi khẩu nhãn oa tà (gọi liệt mặt ngoại biên) là hiện tượng mặt người bệnh bị kéo lệch gây méo mồm, mắt không nhắm được.
  • Tự kỷ đang ám ảnh nhiều gia đình có con nhỏ vì căn bệnh này đang có chiều hướng gia tăng và chưa có phương pháp chữa khỏi.
  • Ba tôi 60 tuổi, gần đây bị đau nhức bên hông, BS nói là bị đau thần kinh tọa. Gia đình muốn đưa ông đi châm cứu nhưng không rõ nơi nào uy tín. Nhờ Mangyte chỉ giúp. Chúng tôi xin cảm ơn! (Hoài Văn - Đà Nẵng)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY