Khoa học hôm nay

Cá kỳ dị có răng và giống bánh mì kẹp thịt xuất hiện ở Nga

Một ngư dân Nga đã vô cùng ngạc nhiên khi câu được con cá trông giống như bánh mì kẹp thịt nhưng có răng.
Cá kỳ dị có răng và giống bánh mì kẹp thịt xuất hiện ở Nga

Có rất nhiều sinh vật dưới đáy biển sâu mà đến nay các nhà thám hiểm chưa khám phá hết. đôi khi những thiết bị ghi hình công nghệ cao dưới đáy biển chụp được hoặc ngư dân tình cờ bắt gặp.

Gần đây, một ngư dân đánh bắt được một sinh vật kỳ lạ từ vùng biển sâu của nga. roman fedorstov, 39 tuổi, đến từ murmansk, đang làm việc trên một chiếc thuyền đánh cá khi anh phát hiện sinh vật ​​lạ.

Roman fedorstov thường đánh bắt tuyết, tuyết chấm đen và thu khi ra khơi ở vùng biển na uy và barents. anh thỉnh thoảng tìm thấy những sinh vật biển khác thường trong các chuyến đi và chia sẻ hình ảnh về những con 'quái thú vô danh sống dưới biển sâu' trên trang instagram nhân.

Sinh vật màu vàng mới đây roman fedorstov phát hiện có ngoại hình khác thường, miệng có răng và trông giống một chiếc bánh mì kẹp thịt.

Bức ảnh lan truyền và nhận được nhiều sự quan tâm của cư dân mạng. tuy nhiên, đến nay vẫn chưa ai tìm ra câu trả lời đây là loài gì.

Đây không phải lần đầu tiên roman fedorstov tìm ra những loài lạ, trước đó anh từng bắt gặp con có môi đỏ chót như tô son, một số có hoa văn khác thường, một con có nhãn cầu màu vàng sáng ...

Trong khi đó, ở bãi biển San Diego, Mỹ, một sinh vật biển trông khủng khiếp dạt vào bờ khiến những người đi biển sợ hãi. Jay Beiler là người chụp những bức ảnh về con quái vật biển mà anh tình cờ gặp ở bãi biển Torrey Pines.

Nhiều loài cá có hình dạng như... quái vật

Ban đầu jay beiler nghĩ rằng sinh vật là một "con sứa" nhưng sau khi kiểm tra kỹ hơn thì nhận ra rằng đó thực tế là một con cá. rất đông người tò mò đã tụ tập xung quanh để tận mắt trông thấy con lạ.

Viện hải dương học scripps đã xác định loài vật này là bóng đá thái bình dương, một trong những loài lớn với chiều dài tối đa là 0,6 mét. kẻ săn mồi dưới đáy đại dương nổi tiếng với phần râu thịt dài nhô lên, phát quang sinh học sử dụng để dụ những con mồi nhỏ.

bóng đá thường cư trú ở độ sâu từ 600 mét đến 900 mét nên việc nhìn thấy chúng trên cạn là cực kỳ hiếm. chỉ có khoảng 30 mẫu vật về bóng đá thái bình dương từng được thu thập và đang được cất giữ tại các bảo tàng thái bình dương.

Mạng Y Tế
Nguồn: Infonet (https://infonet.vietnamnet.vn/chuyen-la/ca-ky-di-co-rang-va-giong-banh-mi-kep-thit-xuat-hien-o-nga-399323.html)

Chủ đề liên quan:

bánh mì kẹp thịt ngư dân

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY