Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Cùng ngư dân bám biển

Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và các bộ, ngành Trung ương đã có nhiều chủ trương, chính sách và các chương trình hỗ trợ, đồng hành cùng ngư dân vươn khơi, bám biển.
Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và các bộ, ngành Trung ương đã có nhiều chủ trương, chính sách và các chương trình hỗ trợ, đồng hành cùng ngư dân vươn khơi, bám biển. Từ những chương trình thiết thực này, bà con ngư dân đã có chỗ dựa vững chắc, vững tin bám biển, bám ngư trường, làm kinh tế và góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo quê hương.

Đầu tư phát triển y tế biển đảo

Theo thống kê của ngành y tế, cả nước hiện có 148 huyện, thị xã ven biển, đảo thuộc 28 tỉnh, thành phố, có diện tích tự nhiên là hơn 65 nghìn km2, chiếm khoảng 20% diện tích cả nước. Ngay sau khi Đề án “Phát triển y tế biển, đảo Việt Nam đến năm 2020” được phê duyệt, các bộ ngành và địa phương đã nhận thức đầy đủ ý nghĩa của đề án, hướng ra biển, hỗ trợ cho hệ thống y tế ven biển, trên biển và trên các huyện đảo bằng các hoạt động thiết thực. Công tác kết hợp quân dân y chăm sóc sức khỏe cho cư dân trên đảo đã được tăng cường; đã tổ chức cấp cứu, khám bệnh cấp Thu*c điều trị cho ngư dân và cư dân trên đảo và đặc biệt là đã tổ chức nhiều chuyến bay, chuyến tàu quân sự vận chuyển nhiều bệnh nhân về đất liền an toàn...

Làm gì để chăm sóc sức khỏe nhân dân vùng biển đảo tốt hơn, đặc biệt là những ngư dân đang ngày đêm vươn khơi bám biển, vừa bảo vệ chủ quyền đất nước vừa phát triển kinh tế biển đảo luôn là trăn trở của Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến - Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia về y tế biển, đảo. Từ trăn trở đến quyết tâm để rồi đi đến hành động cụ thể bằng Chương trình “Ngành y tế cùng ngư dân bám biển” đã được Bộ trưởng Bộ Y tế phát động tại huyện đảo Lý Sơn nhằm kêu gọi toàn thể cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế với tình cảm và trách nhiệm của mình hưởng ứng tích cực, hiệu quả các nội dung chương trình; phát huy tiềm năng, tri thức, công sức, thể hiện chiều sâu y đức, tinh thần yêu nước, tinh thần trách nhiệm của tập thể, cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế đồng hành cùng ngư dân bám biển. Đặc biệt, mỗi cán bộ y tế bằng tình cảm thiêng liêng cần nâng cao tinh thần trách nhiệm, biến lòng yêu nước thành những hành động cụ thể, ra sức thi đua rèn luyện, trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ để làm tốt công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Sau lễ phát động Chương trình “Ngành y tế cùng ngư dân bám biển” vào tháng 5/2014 tại huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), đến nay Công đoàn ngành y tế đã mua hàng nghìn tủ Thu*c tặng cho các nghiệp đoàn nghề cá các tỉnh Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Phú Yên với trị giá nhiều tỷ đồng...

Thêm vững lòng giữa trùng khơi

Đón nhận những chương trình thiết thực, có thể thấy bà con ngư dân đang ngày càng vững tin hơn trong việc phát triển kinh tế biển, đảo gắn với công tác bảo vệ chủ quyền quốc gia. Riêng tại đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, bà con ngư dân vẫn gắn bó với hai ngư trường truyền thống là Hoàng Sa và Trường Sa, trước sự ngăn cản, đe dọa, đập phá tàu thuyền của phía Trung Quốc, ngư dân huyện đảo Lý Sơn vẫn không nản lòng, cùng đó chính quyền địa phương ở đây cũng đang nỗ lực phát triển hậu cần nghề cá, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chuyên trách để hỗ trợ tối đa cho ngư dân đánh bắt xa bờ. Những năm gần đây, chính quyền địa phương đã đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ và khuyến khích ngư dân đóng mới tàu công suất lớn để vươn xa hơn, bám biển dài ngày hơn. Hiện toàn huyện có hơn 400 tàu đánh bắt xa bờ, trong đó có hơn 150 tàu đang đánh bắt, khai thác tại hai khu vực Hoàng Sa và Trường Sa với trên 3.000 lao động. Ông Nguyễn Quốc Chinh - Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá An Hải, huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi chia sẻ, từ tháng 5 đến nay đã có gần 10 trường hợp tàu Trung Quốc đâm va, cướp đoạt tài sản của ngư dân trên ngư trường Hoàng Sa làm cho nhiều ngư dân trắng tay. Bị quấy nhiễu, cướp phá đe dọa khi ra đánh bắt hải sản ở Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng nhiều năm qua ngư dân Lý Sơn, Quảng Ngãi vẫn quyết tâm ra khơi bám biển giữ ngư trường. Đặc biệt, với sự ra đời mô hình Nghiệp đoàn Nghề cá đã thực sự là nơi gắn kết để ngư dân vững tin vươn khơi bám biển. Qua hơn một năm đi vào hoạt động, đến nay cả nước đã thành lập được 66 nghiệp đoàn nghề cá cơ sở với 12.106 đoàn viên, 3.159 tàu cá của 13/28 tỉnh, thành phố ven biển. Ngoài việc kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của ngư dân; các nghiệp đoàn nghề cá còn giúp các đoàn viên, chủ tàu và ngư dân nâng cao nhận thức đối với các chủ trương, chính sách, pháp luật; các quy định về khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản, trách nhiệm, ứng xử của ngư dân khi tham gia bảo vệ chủ quyền, an ninh lãnh hải quốc gia; giúp ngư dân đoàn kết, hỗ trợ nhau trong sản xuất và đời sống; bảo vệ quyền lợi của ngư dân khi xảy ra tranh chấp trên biển, khi gặp sự cố, rủi ro, T*i n*n. Đồng thời, chú trọng xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định giữa các chủ tàu với nhau; giữa các chủ tàu, người sử dụng lao động với người lao động; giữa những người lao động với nhau, giữa nghiệp đoàn với chính quyền địa phương, với các cơ quan chức năng.

Đồng hành cùng với ngư dân, lực lượng Cảnh sát Biển cũng luôn sát cánh để bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc. Đại tá Võ Văn Kính - Phó Chính ủy Cảnh sát Biển Vùng 2, Cảnh sát biển Việt Nam cho biết, mấy năm gần đây ngư dân ta thường xuyên bị những tàu nước ngoài quấy rối, đập phá, cướp bóc, chèn ép trên các ngư trường truyền thống. Sự có mặt của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam đã giúp ngư dân yên tâm hơn khi hoạt động trên biển. Cùng đó, những ngư dân còn thường xuyên cung cấp thông tin cho lực lượng Cảnh sát Biển về các tàu cá nước ngoài hoạt động trái phép trên vùng biển Việt Nam.

Thời gian nối tiếp thời gian, ngư dân Việt Nam vẫn lớp lớp kiên trì bám biển, vừa làm ăn kinh tế, vừa bám biển giữ vững chủ quyền biển đảo quê hương, đồng hành với họ là những chia sẻ, hỗ trợ của các lực lượng chức năng, của ngành y tế, các Bộ, ngành và người dân cả nước, điều đó đã và đang tạo ra một sức mạnh tổng hợp để bảo vệ vững chắc vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc.

Hải Phong

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-cung-ngu-dan-bam-bien-16903.html)

Tin cùng nội dung

  • Thông tin tại buổi họp báo diễn ra ngày 18/3, Bộ Y tế cho biết y tế cơ sở (YTCS) đóng vai trò quan trọng trong thực hiện mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân do đây là tuyến y tế trực tiếp gần dân nhất
  • Trở lại câu chuyện Bộ trưởng Bộ Y tế và con người liệt sĩ Gạc Ma. Việc ban hành một công văn giúp đỡ con gái liệt sĩ vào đúng thời điểm này cho thấy Bộ trưởng thực sự quan tâm đến những mất mát ở Gạc Ma, và, bà đã thực sự xử sự như một chính khách.
  • Bác sĩ Võ Xuân Sơn đã có những dòng chia sẻ trên trang facebook cá nhân của mình về bức thư của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến hồi đáp một tâm thư của cô gái trẻ đang mắc căn bệnh ung thư vú gai đoạn cuối. Suckhoedoison.vn xin gửi tới bạn đọc những chia sẻ của bác sĩ dưới đây.
  • Bản tin về vụ hành hung nhân viên y tế tại Bệnh viện Bạch Mai đăng tải trên một tờ báo mạng có khá nhiều phản hồi của độc giả. Chỉ sau 10 tiếng đồng hồ, ý kiến cho rằng đó là lỗi của ngành y mà không có lấy 1 từ phê phán hành vi côn đồ của kẻ hành hung nhận được nhiều sự tán thưởng nhất...
  • Ở nước ta, bia rượu đã phá hoại hạnh phúc của không biết bao nhiêu gia đình, biến những người cha, người chồng thành những kẻ bạo hành, thậm chí cưỡng hiếp ngay cả con ruột của mình...
  • Mangyte- Đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo là một vấn đề pháp lý phức tạp, nên dùng từ ngữ chính xác có ý nghĩa rất quan trọng.
  • Sau bức tâm thư trên trang Fanpage gửi Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến với nguyện vọng được làm việc gần nhà để chăm sóc gia đình...
  • Kết hợp các phương pháp điều trị y học cổ truyền với y học hiện đại, hướng dẫn các phương pháp chữa bệnh không dùng Thu*c ở tuyến y tế cơ sở đối với người bệnh là người cao tuổi.
  • Năm 2014, một năm thật nhiều khó khăn và thách thức đối với đất nước cũng như ngành y tế.
  • Người chăm sóc sức khỏe là người chăm sóc cơ bản cho một người có bệnh mạn tính. Bệnh mạn tính là một căn bệnh kéo dài trong một thời gian dài hoặc không thể khỏi được
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY