Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cá ngựa (Hippocampus): Thuốc đông dược trị liệt dương di tinh

Ôn thận tráng dương, tán kết tiêu sưng. Chủ trị: Liệt dương, di niệu, thận hư, trưng hà, u cục ở trong bụng.

Cả con cá đã phơi hay sấy khô của một số loài Cá ngựa (Hippocampus spp.), họ Cá chìa vôi (Syngnathidae).

Mô tả

Cá ngựa có thân hình hơi dẹt, dài và cong. Toàn thân dài khoảng 15 - 20 cm, có khi hơn; phần phình to ở giữa thân rộng từ 2 - 4 cm; màu vàng nhạt hoặc nâu đen. Thân và đuôi chia thành các ô hình chữ nhật, các ô này được tạo bởi các đốt xương vòng song song; ở đỉnh các đốt thân có các gai nhọn, thân có 7 gờ dọc, đuôi cuộn lại ở cuối và chỉ có 4 gờ. Đầu hơi giống hình đầu ngựa, giữa đầu có các gai to nhô lên. Miệng dài như một cái vòi, không có răng, hai mắt lõm sâu. Thể nhẹ, chất xương, cứng rắn, hơi có mùi tanh, vị hơi mặn.

Cá ngựa loại to, đầu đuôi đầy đủ, không có sâu mọt là loại tốt.

Độ ẩm

Không quá 12% (Phụ lục 9.6, dùng 1,000 g dược liệu, nghiền nhỏ).

Chế biến

Hai mùa hạ, thu, bắt cá ngựa về rửa sạch, loại bỏ màng da, bỏ ruột, uốn cong đuôi rồi phơi khô, thường buộc lại từng đôi một (1 con đực, 1 con cái).

Bào chế

Loại bỏ tạp chất, vụn nhỏ, khi dùng giã nát, tán bột. Thường vặt bỏ gai trên đầu, tẩm rượu, hơ hoặc sao kỹ với cám, tán nhỏ để dùng hoặc ngâm rượu với Thuốc khác để uống.

Bảo quản

Để nơi khô, mát, trong lọ, hộp kín có chứa một ít long não hay hồ tiêu để phòng sâu mọt.

Tính vị, quy kinh

Cam, hàm, ôn. Vào các kinh can, thận.

Công năng, chủ trị

Ôn thận tráng dương, tán kết tiêu sưng. Chủ trị: Liệt dương, di niệu, thận hư, trưng hà, u cục ở trong bụng.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng 3 - 9 g, dạng Thuốc uống.

Kiêng kỵ

Phụ nữ mang thai kiêng dùng.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/duocdiendongduoc/ca-ngua-hippocampus/)

Chủ đề liên quan:

cá ngựa cá ngựa hippocampus

Tin cùng nội dung

  • (MangYTe)- Rượu pha máu rắn, máu ba ba thường được nhiều người ưa chuộng vì cho rằng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào chứng minh rượu pha máu động vật giúp ích cho cơ thể. Ngược lại, cách uống rượu này còn gây ra nhiều nguy hiểm.
  • Cá ngựa còn có tên hải mã, thủy mã, mã đầu ngư, hải long… Tên khoa học: Hippocampus spp., họ cá chìa vôi (Syngnathidae).
  • Theo y học cổ truyền, cá ngựa có công dụng bổ thận tráng dương, điều khí hoạt huyết, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như lao lực (suy nhược cơ thể), liệt dương, di tinh.
  • Cách dùng phổ biến nhất là ngâm một cặp cá ngựa trong rượu để uống hằng ngày. Cũng có thể kết hợp với các vị Thu*c bắc hoặc chế biến thành món ăn:
  • Cá ngựa còn có tên khác là hải mã là hải mã, thủy mã, mã đầu ngư,... Cá ngựa có đặc điểm như sau: Thân dẹt bên, khá dày, cấu tạo bởi các đốt xương vòng.
  • Từ trước đến nay, cá ngựa vẫn được coi là vị Thu*c cứu tinh cho các đấng mày râu có trục trặc về S*nh l*.
  • Cá ngựa, còn gọi là hải mã, thủy mã, hải long, với tên khoa học Hippocampus sp, họ hải long Syngnathidae. Cá ngựa có nhiều loài:
  • Theo Đông y, hải mã có vị ngọt, mặn, mùi tanh, tính ôn, không độc, đi vào thận kinh. Có công năng làm tráng dương, kích thích Sinh d*c, gây hưng phấn, làm ấm thủy tạng, trị đau bụng do khí huyết.
  • một vài bài Thuốc đơn giản dưới đây có thể giúp các quý ông lấy lại phong độ hoặc để phòng ngừa chứng bệnh đáng buồn này.
  • Từ trước đến nay, cá ngựa vẫn được coi là vị Thuốc cứu tinh cho các đấng mày râu có trục trặc về S*nh l*. Y học cổ truyền đã dùng cá ngựa phối hợp với các vị Thuốc khác trong nhiều bài Thuốc ngâm rượu để bổ dương.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY