Khoa học hôm nay

Những sản phụ dị thường trong thế giới hoang dã

Phụ nữ mang thai thường phải trải qua tình trạng mắt cá chân sưng phù, đau lưng, trào ngược axít dạ dày - thực quản, … Tuy nhiên, con người không phải là loài duy nhất phải hứng chịu những bất tiện kiểu như vậy. Ở một số loài động vật, các bà mẹ, thậm chí cả các ông bố, cũng phải cực khổ trong giai đoạn mang nặng, đẻ đau này.


Voi là loài động vật có thời gian mang thai dài nhất

Mang thai tới 23 tháng, voi được coi là loài động vật trên cạn có thời gian thai nghén dài nhất. chúng cũng đẻ ra những đứa con khổng lồ: một con voi mới sinh nặng tới khoảng 105kg.

Tuy nhiên, so với loài cá mập da nhăn, thời kỳ mang thai của voi trở thành quá ngắn ngủi. những con cá mập trông giống lươn và động vật tiền sử này có phôi thai phát triển chậm một cách bất thường, với tốc độ tăng kích cỡ 1,4cm/tháng. vì vậy, tổng thời gian mang thai của một con cá mập da nhăn ước tính trung bình là 3 năm rưỡi.

Ngược lại, loài chuột túi Opossum dường như trải qua thời kỳ mang nặng đẻ đau khá nhẹ nhàng. Quá trình thai nghén của chúng chỉ kéo dài 14 ngày. Sau khi đẻ, các bà mẹ chuột Opossum sẽ bảo bọc những con non trong khoang túi trước bụng của chúng khoảng 2 – 3 tháng.

Cá ngựa đực nổi tiếng trong vương quốc động vật là những ông bố tận tâm đến mức đảm nhiệm cả vai trò ấp trứng. ở loài này, con cái sẽ đẻ những quả trứng chưa được thụ tinh vào một cái túi trong bụng của con đực. con đực sẽ thụ tinh và bảo vệ những quả trứng này trong nhiều tuần sau đó “đẻ” ra từ 5 – 1.500 con non. do cá ngựa không có tập quán nuôi dưỡng con nên những con non sẽ phải ra ở riêng ngay sau khi rời “lồng ấp” trong bụng bố.

Trong số các loài dậy thì sớm và đẻ “mắn” nhất chắc chắn có tên chuột lang. các con cái thuộc loài chuột lang có khả năng “dính bầu” khi mới chỉ 4 tuần tuổi. và dường như không hề biết mệt mỏi, hầu hết các con cái trưởng thành có thể thụ thai mới chỉ 2 – 15 tiếng đồng hồ sau khi sinh nở.

Bạch tuộc không mang thai một cách đúng nghĩa. Chúng đẻ trứng. Tuy nhiên, việc sinh sản của bạch tuộc tương đối đặc biệt: Con đực “nhồi” các túi tinh trùng vào cơ thể con cái bằng những cánh tay chuyên biệt có tên gọi cánh tay giao phối (hectocotylus - tương đương D**ng v*t). Con cái có thể lưu trữ tinh trùng cho tới khi nó sẵn sàng thụ tinh cho trung bình khoảng 200.000 trứng. Sau khi đẻ, bà mẹ bạch tuộc có thể treo các quả trứng quanh tổ của nó hoặc gắn chặt chúng xuống đáy biển, canh gác tích cực và quạt nước liên tục để cung cấp dưỡng khí cho trứng.

Đối với cá heo, việc mang thai quả thực là một gánh nặng theo nghĩa đen. khi bơi, bà mẹ cá heo gần đến ngày “khai hoa nở nhụy” phải đối mặt với sức cản cơ thể tăng thêm 50% so với những người bạn không mang bầu khác. thời thai nghén của cá heo kéo dài khoảng 1 năm.

Điểm thú vị về loài tatu là chúng có thể đình chỉ việc mang thai giống một số động vật có vú khác, gồm cả gấu và lửng. các “sản phụ” tatu có thể giữ phôi thai ở trạng thái ngủ đông cho tới khi cảm thấy có đủ điều kiện thuận lợi để chính thức “mang bụng bầu”. thời gian mang thai chính thức của tatu kéo dài khoảng 4 tháng, nhưng do sự đình hoãn nên thông thường, mãi 8 tháng sau khi giao phối, các con của chúng mới chào đời.

Theo Tuấn Anh/Vietnamnet

Link bài gốc Lấy link

https://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/nhung-san-phu-di-thuong-trong-the-gioi-hoang-da-75539.html

Theo Tuấn Anh/Vietnamnet

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/nhung-san-phu-di-thuong-trong-the-gioi-hoang-da/20201220065858404)

Tin cùng nội dung

  • Theo số liệu thống kê của Liên Hợp Quốc, hàng năm trên thế giới có khoảng 500.000 phụ nữ bị Tu vong liên quan đến việc mang thai, sinh con; trên 60 triệu sản phụ gặp phải các biến chứng nguy hiểm, 30% trong số này bị tổn thương suốt đời.
  • Một ca bệnh sa dây rau bất ngờ trong quá trình chuyển dạ chuẩn bị sinh đã được các y bác sĩ khoa Nhi, BV Bạch Mai cứu sống cả mẹ lẫn con, khiến gia đình bệnh nhân vô cùng cảm kích...
  • Thoái hóa xương khớp nói chung cũng như thoái hóa cột sống (hay gặp là đốt sống lưng và đốt sống cổ) là bệnh thường gặp.
  • Mặc dù đã có rất nhiều lời cảnh báo từ các cơ quan chức năng cũng như các chuyên gia dinh dưỡng về hậu quả của việc sử dụng các thực phẩm nội tạng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Tôi có thói quen thích ăn lòng lợn nhưng vừa rồi đi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy tôi bị mỡ máu cao (dù không bị béo lắm).
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Theo y học cổ truyền, rau mùi có vị cay, tính ấm. Lá rau mùi có tác dụng kích thích tiêu hóa và làm Thu*c bổ, chống đầy hơi, làm mạnh dạ dày, làm gia tăng sự bài tiết nước tiểu và làm hạ sốt.Rau mùi tươi được dùng để làm gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Là loại rau dùng để nêm và trang trí trên các món ăn cho đẹp vì màu xanh tươi và mùi thơm của lá, bên cạnh đó rau mùi còn là một vị Thu*c.
  • Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
  • Từ trước đến nay, cá ngựa vẫn được coi là vị Thuốc cứu tinh cho các đấng mày râu có trục trặc về S*nh l*. Y học cổ truyền đã dùng cá ngựa phối hợp với các vị Thuốc khác trong nhiều bài Thuốc ngâm rượu để bổ dương.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY