Có rất nhiều nguyên nhân gây mụn nội tiết, trong đó chủ yếu là do dậy thì, mang thai, mãn kinh, chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh, môi trường ô nhiễm,…
Trung bình bạn sẽ mất 3-6 tháng để giải quyết vấn đề, có thể cũng lâu hơn nữa nên vấn đề quan trọng ở đây là phải có sự kết hợp giữa những điều dưới đây thì mới có kết quả.
1. Ăn uống lành mạnh
- Hạn chế ăn đường và tinh bột: khi cơ thể sử dụng quá nhiều các chất này sẽ làm tăng insulin trong máu gây ra sự mất cân bằng hormone, cụ thể các thực phẩm bạn nên hạn chế: các loại bánh ngọt, đồ uống tinh khiết, thực phẩm chế biến đóng hộp, ăn ít cơm, các loại trái cây chứa nhiều đường. Thay vào đó, hãy ăn nhiều ngũ cốc nguyên chất, chất béo có lợi, trái cây ít đường, rau xanh, thay đường bằng mật ong tự nhiên, các loại thực phẩm từ đậu nành (đối với con gái), bột lanh.
Thực phẩm nhiều đường và tinh bột chính là kẻ thù sắc đẹp của phụ nữ |
- Giảm thói quen ăn trước khi đi ngủ
- Uống đủ nước
- Tránh các đồ uống có chứa quá nhiều caffein và bia, rượu. Sử dụng quá nhiều alcohol có thể ảnh hưởng đến khả năng của gan trong việc chuyển hóa estrogen, điều này có thể gây ra sự mất cân bằng hormone.
- Không uống sữa bò tươi vì trong sữa có chứa hormone Androgen khiến mụn nhiều hơn.Thay vào đó, bạn hãy uống trà xanh mỗi ngày vì trà xanh chống viêm tốt, giúp tăng hàm lượng hormone và insulin không ổn định.
Bạn cũng không nên uống nhiều sữa tươi vì nó có thể gây mụn nội tiết |
2. Sinh hoạt điều độ
- Dành 30 phút - 1 tiếng mỗi ngày để tập gym, yoga hay đi bộ, chạy bộ nhẹ nhàng.
Yoga giúp lưu thông khí huyết, điều trị rối loạn nội tiết rất hiệu quả |
- Ngủ sớm và dậy sớm , nên ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày. Nếu khó ngủ, bạn có thể ngâm chân vào nước nóng trước khi ngủ.
- Nếu có sử dụng mắt kính/ mắt kính cận hằng ngày bạn nên vệ sinh lau sạch nó mỗi ngày.
- Giữ vệ sinh nhà cửa, đồ dùng cá nhân thật sạch.
3. Sử dụng thuốc tránh thai
Nếu đã làm nhiều cách mà vẫn không giảm mụn thì bạn hãy dùng thử thuốc tránh thai. Tuy nhiên, bạn phải nên cân nhắc thật kĩ, thuốc tránh thai cũng có thể gây rối loạn hệ thống của bạn và nên đọc kĩ những tác dụng phụ trước khi sử dụng thuốc. Trước khi uống thuốc bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, không nên tự mua thuốc để uống.
Ảnh minh họa |
Hầu hết các loại thuốc tránh thai sẽ có hormone estrogen và progesterone. Nguyên tắc hoạt động chính là khi estrogen là đủ cao để chống lại các nội tiết tố androgen, bạn sẽ thấy mụn được cải thiện. Ngược lại nếu estrogen là không đủ mạnh thì có thể làm mụn trầm trọng thêm. Thêm một vấn đề cần chú ý ở thuốc tránh thai nữa chính là khi ngưng thuốc một thời gian sau mụn cũng sẽ quay trở lại nếu bạn không biết dưỡng da đúng cách.
Trong một số trường hợp sẽ có 1 số loại thuốc tránh thai không hợp với bạn thì sẽ không thấy tác dụng, lúc đó thì bạn nên xin ý kiến bác sĩ để được đổi sang loại khác. Nếu hợp thì trong vòng 2-3 tháng là bạn sẽ thấy kết quả rõ rệt.
4. Sử dụng các sản phẩm uống bổ sung
Cách này khá phổ biến trong việc điều trị mụn nội tiết. Rất nhiều loại thực phẩm chức năng có tác dụng tốt trong việc điều trị như thực phẩm chức năng có chứa kẽm, omega-3, vitamin D, vitamin A,….
Tuy nhiên, tương tự như thuốc tránh thai, nếu không uống đúng cách hay kết hợp sai các loại thực phẩm chức năng thì sẽ lại khiến hormone bị rối loạn và gây mụn. Vì vậy bạn nên có sự tư vấn của bác sĩ để bổ sung loại thực phẩm chức năng phù hợp với việc điều trị mụn nội tiết.
5. Dưỡng da từ bên ngoài
Không chỉ chăm sóc từ bên trong mà việc chăm sóc da đúng cách từ bên ngoài cũng có thể giúp tình trạng mụn được thuyên giảm. Khi bị mụn bạn nên:
- Sử dụng hoạt chất salicylic axit – BHA hay AHA để tẩy tế bào chết,trị mụn và làm sạch cho da.
- Sử dụng tea tree oil - một chất ngăn chặn DHT (hormone sinh dục nam) để giảm độ nhạy cảm của da với sự thay đổi hormone.
Dầu tràm trà chính là người bạn thân thiết của những làn da mụn. |
- Sử dụng kem dưỡng ẩm để khôi phục hàng rào bảo vệ da.
- Tôn trọng việc làm sạch da kỹ lưỡng mỗi ngày với tẩy trang và sữa rửa mặt
- Sử dụng benzoyl peroxide (BP) hay các chất kháng khuẩn khác để kiểm soát vi khuẩn và mụn.
Ngân Trần
Theo tạp chí Sống Khỏe
Chủ đề liên quan: