Tin tức hôm nay

Tin tức

Các địa phương quyết liệt phòng, chống dịch bệnh nCoV

MangYTe - Trước diễn biến phức tạp của dịch viêm phổi cấp có nguy cơ lây lan nhanh, TP Móng Cái, Quảng Ninh đã tổ chức hội đàm, trao đổi các biện pháp phối hợp phòng chống dịch viêm phổi cấp do chủng virus corona mới gây ra với chính quyền TP Đông Hưng, Quảng Tây, Trung Quốc.

Chính quyền hai TP Móng Cái (Việt Nam) và Đông Hưng (Trung Quốc) hội đàm tăng cường phối hợp phòng, viêm phổi cấp.

Trước đó, chiều 30-1, tại Ban Quản lý cửa khẩu Đông Hưng (Quảng Tây, Trung Quốc), đoàn đại biểu chính quyền TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP Móng Cái làm trưởng đoàn đã hội đàm với đoàn đại biểu chính quyền TP Đông Hưng, Quảng Tây, Trung Quốc, do đồng chí Lý Kiện, Phó Thị trưởng thường trực chính quyền nhân dân TP Đông Hưng làm trưởng đoàn tiến hành hội đàm, trao đổi các biện pháp phối hợp phòng viêm phổi cấp do chủng virus corona mới gây ra.

Tại buổi hội đàm, hai bên đã cùng trao đổi, chia sẻ, cập nhật thông tin về tình hình, diễn biến cũng như công tác phòng viêm phổi cấp do chủng virus corona mới gây ra.

Theo thông tin từ phía chính quyền TP Đông Hưng, hiện chưa phát hiện bất kỳ trường hợp nào nhiễm viêm phổi cấp do chủng virus Corona mới tại thành phố này. Tuy nhiên, với tinh thần đặc biệt coi trọng và lập tức hành động phòng bệnh, chính quyền TP Đông Hưng đã áp dụng các biện pháp kiểm tra, kiểm soát nghiêm ngặt.

Nhận định tình hình dịch bệnh cấp bách và có những diễn biến tiềm ẩn, chính quyền TP Móng Cái và TP Đông Hưng thống nhất các nội dung: Tạm dừng hoạt động của các đoàn du lịch cho đến khi tình hình ổn định sẽ có thông báo mới. Với các đoàn đang đi du lịch, hai bên sẽ hỗ trợ bảo vệ sức khỏe và các điều kiện, thủ tục cần thiết nhất để bảo đảm an toàn sức khỏe cho du khách và xuất cảnh về nước khi kết thúc tour. Tăng cường truyền thông, khuyến cáo, hướng dẫn phòng dịch và tập trung tuyên truyền, vận động cư dân hai bên biên giới hạn chế hoặc tạm dừng hoạt động qua lại cửa khẩu nếu không cần thiết. Cơ quan y tế hai địa phương thiết lập cơ chế thông báo dịch bệnh và tăng cường hợp tác phòng bệnh, thống nhất thành lập Tổ công tác trên biên giới, mỗi bên sẽ do Phó Thị trưởng thường trực và Phó Chủ tịch thường trực UBND làm tổ trưởng.

Về thông quan hàng hóa qua cầu phao tạm và Bắc Luân 2, yêu cầu thực hiện nghiêm công tác phòng dịch đối với lái xe, nhân viên giao hàng để bảo đảm an toàn. Với mục tiêu cao nhất bảo đảm an toàn sức khỏe, an ninh trật tự cho nhân dân, hai bên đã thống nhất cùng triển khai phối hợp thực hiện tốt các biện pháp phòng dịch.

Tại buổi hội đàm, TP Móng Cái đã trao tặng TP Đông Hưng 20 nghìn chiếc khẩu trang y tế.

* Nhằm kịp thời ứng phó, ngăn chặn lây lan của dịch viêm phổi cấp do virus corona,

Thượng tá Hồ Quyết Thắng, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng BĐBP Nghệ An cho biết: Bộ Chỉ huy BĐBP Nghệ An đã chỉ đạo các đơn vị có cửa khẩu, lối mở tăng cường tuyên truyền, giáo dục cho quần chúng nhân dân các đường lây lan của dịch bệnh và các biện pháp phòng tránh. Đơn vị đã thành lập hai đoàn công tác phối hợp Ban Chỉ đạo cấp tỉnh kiểm tra công tác phòng, chống ở hai cửa khẩu Cảng Cửa Lò - Bến Thủy và Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn. Đối với các đồn biên phòng - đơn vị quản lý cửa khẩu, cảng biển và đất liền đã lập các đội công tác, tập trung đẩy mạnh tuyên truyền cho nhân dân, thuyền trưởng, thủy thủ đoàn nhận biết đường lây lan dịch bệnh, cách phòng ngừa… nhằm ngăn chặn dịch bệnh vào địa bàn tỉnh Nghệ An.

Tại Cảng Cửa Lò, Đồn Biên phòng cửa khẩu Cảng Cửa Lò - Bến Thủy đã cử đội công tác đến từng tàu để tuyên truyền các thủy thủ đoàn sẵn sàng các phương án phòng, chống dịch bệnh cao nhất. Thuyền trưởng tàu Thanh Thành Đạt 999 Trịnh Quang Huy cho biết: Hai ngày nữa, tàu Thanh Thành Đạt 999 sẽ chở lô hàng gỗ dăm xuất khẩu sang Trung Quốc - nơi đang có dịch bệnh viêm phổi cấp do virus corona hoành hành, chúng tôi đã họp và phổ biến cho toàn thể các thủy thủ trên tàu chuẩn bị khẩu trang, xà phòng, nước nhỏ mắt; phổ biến nhận biết các đường lây lan dịch bệnh, và khuyến cáo các thủy thủ tuyệt đối không đi bờ, trách tiếp xúc với người lạ, nhất là những người từ vùng dịch; ăn uống phải bảo đảm vệ sinh...

“Sự có mặt của lực lượng BĐBP Đồn Cảng Cửa Lò - Bến Thủy đã nhắc nhở anh em thủy thủ đoàn chúng tôi nâng cao trách nhiệm trong phòng, chống dịch, cũng như bảo đảm an toàn trước khi tàu rời bến”. Thuyền trưởng tàu Thanh Thành Đạt 999 Trịnh Quang Huy cho biết thêm.

Nhằm chủ động phối hợp phòng, chống dịch bệnh có hiệu quả, BĐBP Nghệ An còn phối hợp chặt chẽ với hệ thống y tế dự phòng tại các địa phương và khu vực để nắm chắc tình hình dịch bệnh truyền nhiễm nói chung và dịch bệnh viêm phổi do virus corona nói riêng cũng như công tác tuyên truyền. Đánh giá về phối hợp triển khai phòng, chống dịch, ông Võ Văn Thọ, Phó Khoa Kiểm soát y tế quốc tế (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Nghệ An) cho biết: Ngoài việc thành lập bốn đội phản ứng nhanh, hiện, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Nghệ An đã thành lập các đội tại cửa khẩu và phối hợp lực lượng Biên phòng, Cảng vụ, Hải quan… Qua phối hợp, chúng tôi thấy sự quyết liệt của các đơn vị, nhất là trong tuyên truyền, phòng, chống bệnh viêm phổi. Hiện tại, Nghệ An chưa ghi nhận trường hợp nghi nhiễm, nhưng công tác phòng, chống luôn đặt trong tình trạng cao…

Sáng 30-1, lượng người qua lại tại cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn khá đông. Bên cạnh công tác kiểm tra, kiểm soát được tiến hành chặt chẽ, bảo đảm thuận lợi cho hành khách qua lại, đồng thời các lực lượng chức năng (BĐBP, Hải quan, Kiểm dịch…) đã tăng cường lực lượng tuyên truyền cho người dân và hành khách qua lại cửa khẩu biết về tình hình dịch bệnh do virus corona; cơ quan chức năng đã triển khai máy đo thân nhiệt để kịp thời phát hiện các bệnh nhân có nguy cơ lây nhiễm. Trung tá, Đồn trưởng Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn Nguyễn Hồng Đức cho biết: Ngoài triển khai lực lượng phối hợp các đơn vị chức năng tại cửa khẩu, Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn còn phối hợp cơ quan chức năng của nước bạn Lào để trao đổi thông tin tình hình về dịch bệnh do virus corona; hai bên sẵn sàng thông tin cho nhau khi phát hiện các trường hợp nghi lây nhiễm. Đơn vị cũng đã xây dựng kế hoạch phối hợp cấp ủy, chính quyền địa phương trên địa bàn tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động cho người dân để mọi người nhận biết nguy cơ gây nhiễm bệnh cũng như tác hại nguy hiểm của dịch bệnh do virus corona…

Bộ Chỉ huy BĐBP Nghệ An cũng đã chỉ đạo lực lượng quân y các đơn vị, các trạm quân dân y sẵn sàng các phương tiện, vật tư y tế, theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh do virus corona, để phối hợp đề ra phương án ngăn chặn có hiệu quả. Đồng thời, khi phát hiện các trường hợp đi, về hoặc tiếp xúc với người đi từ vùng dịch ra để có phương án xử lý kịp thời.

Bộ Chỉ huy BĐBP Nghệ An phối hợp các lực lượng chức năng kiểm tra việc phòng, chống dịch nCoV tại Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn.

* Những ngày qua, trên mạng xã hội Facebook lan truyền nhiều thông tin về việc một trường hợp tại xã Quang Húc, huyện Tam Nông, tỉnh

Qua kiểm tra dịch tễ của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Phú Thọ cho thấy, chị T không có các biểu hiện nhiễm bệnh như: sốt, ho, khó thở... Tuy nhiên, do đây là trường hợp nhạy cảm trở về từ tâm dịch nên để bảo đảm an toàn, các lực lượng chức năng vẫn thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh viêm phổi do virus corona theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Đến sáng nay, 31-1, chị T và những người tiếp xúc với chị T trước đó hoàn toàn khỏe mạnh, không hề có các dấu hiệu bị viêm phổi cấp do virus corona.

Để chủ động phòng, chống dịch viêm phổi cấp do virus corona, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ đã ký ban hành Chỉ thị số 01 yêu cầu Sở Y tế và các ngành, đơn vị liên quan, các địa phương tăng cường truyền thông, tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh lây truyền qua đường hô hấp cho cộng đồng. Ngành y tế Phú Thọ chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn chủ động giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, bố trí khu vực cách ly, chuẩn bị đầy đủ Thu*c, vật tư y tế, nhân lực sẵn sàng tiếp nhận, điều trị cho người bệnh.

* Ngày 31-1, Bí thư Tỉnh ủy Lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn kiểm tra công tác chuẩn bị phòng cách ly phục vụ phòng, chống dịch tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Theo thống kê chưa đầy đủ, cuối năm 2019, toàn tỉnh Bắc Kạn có khoảng hơn 500 lao động là đồng bào các dân tộc thiểu số xuất cảnh trái phép sang lao động tại Trung Quốc. Trong đó, hai địa bàn có nhiều người đi nhất là Pác Nặm và Ngân Sơn. Việc người lao động đi xuất cảnh trái phép, nhiều người về nước vào dịp Tết vừa qua đang làm dấy lên nỗi lo nguy cơ lây lan dịch bệnh viêm phổi cấp do nCoV từ Trung Quốc về.

Bí thư Huyện ủy Ngân Sơn Hà Sỹ Thắng cho biết, cái khó nhất là không rõ người lao động đi và về lúc nào, đã từng đến lao động ở địa phương nào bên Trung Quốc. Chúng tôi đã chỉ đạo các địa phương khẩn trương xuống từng xã thống kê, rà soát các trường hợp đi xuất cảnh lao động trái phép để chủ động phát hiện, xử lý cách ly ngay các trường hợp có dấu hiệu nhiễm bệnh.

Trước tình hình này, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Kạn Nguyễn Văn Du đã yêu cầu UBND tỉnh, các ngành chuyên môn, địa phương khẩn trương rà soát, thống kê các trường hợp đi xuất cảnh lao động trái phép, đặc biệt là các trường hợp đã đi và về nước ăn Tết Nguyên Đán vừa qua. Các địa phương chuẩn bị sẵn sàng phương án phòng, chống dịch theo ba bước, gồm: chưa có dịch, có dịch và dịch lan rộng. Cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện nghiêm túc theo công văn số 79-CV/TW ngày 29-1-2020 của Ban Chấp hành Trung ương về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona gây ra.

Tỉnh Bắc Kạn yêu cầu cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn cho nhân dân cách phòng, chống dịch bệnh. Đặc biệt là các địa phương có người đi xuất cảnh lao động trái phép, để người lao động chủ động khai báo với chính quyền thời gian đi và về nước, đi lao động ở tỉnh nào tại nước bạn để có biện pháp phòng, chống dịch kịp thời.

Từ ngày 31-1, lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn bắt đầu đi kiểm tra công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, phương tiện, máy móc ứng phó với dịch. Theo Sở Y tế Bắc Kạn, đến thời điểm này, các địa phương đều đã chuẩn bị sẵn sàng theo ba phương án, gồm: chưa có dịch, có dịch và dịch lan rộng. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bắc Kạn đã chuẩn bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ cho y, bác sĩ và tiến hành cấp phát cho các trung tâm y tế huyện, thành phố. Do hầu hết các trung tâm y tế huyện, thành phố chỉ có khu cách ly trong khoa truyền nhiễm với khoảng năm giường bệnh nên Sở đã chỉ đạo chuẩn bị sẵn các khu cách ly dự phòng, có thể huy động cơ sở vật chất từ các đơn vị khác để làm khu điều trị nếu số lượng bệnh nhân tăng cao.

* Sáng 31-1, trao đổi với Nhân Dân điện tử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoạt động khám chữa bệnh cho người dân diễn ra bình thường, tuy nhiên công tác phòng, chống dịch tại Bệnh viện Bà Rịa đang rất khẩn trương.

Đặc biệt, ngành du lịch phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường của du khách, cần sớm đưa tới các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám. Tuyệt đối không giấu bệnh, di chuyển người bệnh qua các khu vực khác.

Tại Bệnh viện Bà Rịa, ngoài việc vẫn duy trì công tác khám, chữa bệnh thường kỳ cho người dân, việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về dịch viêm phổi cấp do virus Corona cũng được tăng cường. Ngay phía cổng chính ra vào, bệnh viện cho dán thông báo, tất cả những người từng đi Trung Quốc trong thời gian gần đây hay có tiếp xúc với người Trung Quốc có các biểu hiện sốt, ho cần báo ngay cho nhân viên y tế. Khu vực cách ly đỏ của bệnh viện cũng sẵn sàng để tiếp nhận khi có bệnh nhân có dấu hiệu nghi nhiễm virus Corona. Bệnh viện Lê Lợi, Trung tâm Y tế Vietsovpetro, các trung tâm y tế tuyến huyện đều đã kích hoạt quy trình phòng, chống dịch.

Công tác kiểm dịch y tế biên giới tại các cảng biển cũng được siết chặt, bảo đảm duy trì cán bộ y tế trực 24/24 giờ, sẵn sàng đưa các thuyền viên có các dấu hiệu nhiễm bệnh vào khu vực cách ly.

Hiện, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã bắt đầu xuất hiện tình trạng loạn giá và khan hiếm khẩu trang y tế.

* Tính đến ngày 31-1,

Đối với 10 trường hợp người Việt Nam bị sốt (tám trường hợp sau khi sang Trung Quốc trở về; hai trường hợp tiếp xúc người lao động người Việt Nam trở về Lào Cai ăn Tết và làm việc bên Trung Quốc), đã được cách ly, điều trị theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế tại khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai. Trung tâm kiểm soát bệnh tật Lào Cai cũng đã lấy mẫu bệnh phẩm toàn bộ người bệnh nghi ngờ gửi Viện vệ sinh dịch tễ T.Ư, kết quả xét nghiệm có một ca âm tính với nCoV, còn lại chín ca chưa có kết quả xét nghiệm.

Bên cạnh đó, Trung tâm kiểm soát bệnh tật Lào Cai thực hiện điều tra dịch tễ, đã xác định được 71 người tiếp xúc gần với năm trường hợp nghi ngờ. Hiện tại sức khỏe của những người tiếp xúc gần với bệnh nhân sức khỏe bình thường.

Tại Cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu, từ ngày 25 đến ngày 30-1, lực lượng chức năng đã tiếp nhận 4.627 khách nhập cảnh từ Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam. Toàn bộ hành khách trước khi nhập cảnh được hướng dẫn sát khuẩn tay nhanh bằng dung dịch SDS Hand Rub ngay từ đầu cầu và tại bàn kê khai tờ khai y tế; đồng thời giám sát chặt chẽ 100% hành khách nhập cảnh qua hệ thống máy soi thân nhiệt từ xa.

Để đáp ứng phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã yêu cầu Sở Y tế mua bổ sung hai máy đo thân nhiệt từ, kiểm soát tại điểm thông quan Kim Thành thuộc Cửa khẩu quốc tế Lào Cai.

Người nghi bị nhiễm bệnh viêm phổi cấp do virus corona được diều trị cách ly tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai.

* Hiện nay, trên địa bàn

Ông Lương Viết Thuần, Giám đốc Sở Y tế Hà Giang cho biết: “Các phương án ngăn ngừa, phòng chống dịch bệnh đã được ngành y tế Hà Giang chủ động thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Bảo đảm đầy đủ phương tiện vật tư, trang thiết bị và hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật cho các cơ sở y tế để thực hiện nhiệm vụ. Chủ động phối hợp lực lượng chức năng tăng cường công tác kiểm dịch y tế tại các cửa khẩu, không để dịch bệnh nguy hiểm xâm nhập vào địa bàn tỉnh”.

Theo ghi nhận của phóng viên, chiều 31-1, tại Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy, các hoạt động kiểm soát xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh vẫn diễn ra bình thường, công tác kiểm soát phòng chống dịch được thực hiện chặt chẽ theo các quy trình. Lực lượng kiểm soát tại cửa khẩu như biên phòng, hải quan, nhân viên y tế được trang bị khẩu trang y tế chuyên dụng; máy do thân nhiệt hoạt động 24/24 giờ.

Hà Giang có đường biên giới dài tiếp giáp với Trung Quốc, dịp đầu Xuân, người dân thường qua lại thăm thân, do đó lực lượng chức năng và chính quyền địa phương cũng tăng cường kiểm soát người dân qua lại khu vực biên giới, không cho người từ vùng có dịch nhập cảnh vào địa bàn. Tuyên truyền nhân dân vùng giáp biên không qua lại thăm thân trong thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Các huyện, thành phố cũng đã tạm dừng các hoạt động lễ hội đầu Xuân. Trong đó, UBND huyện Mèo Vạc (Hà Giang) vừa có văn bản chỉ đạo tạm dừng tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc H'Mông và Festival khèn H'Mông, dự kiến diễn ra từ ngày 1 đến 2-2.

Lực lượng chức năng đo thân nhiệt người nhập cảnh tại Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy.

* Trước tình hình số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona tăng nhanh trên toàn thế giới và thực hiện chỉ đạo của T.Ư, UBND tỉnh Nam Định vừa tiến hành họp triển khai các phương án sẵn sàng phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.

Đến ngày 31-1, Nam Định chưa phát hiện trường hợp nào dương tính với virus corona. Tuy nhiên, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Đình Nghị yêu cầu các địa phương không chủ quan do thời điểm sau Tết Nguyên đán, trên địa bàn có nhiều lễ hội, thu hút đông đảo khách thập phương. Đặc biệt, tại Nam Định có các chủ doanh nghiệp, chuyên gia, công nhân nước ngoài làm việc tại các khu, cụm công nghiệp, tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona.

Theo báo cáo của Ban Quản lý Khu công nghiệp tỉnh Nam Định, trên địa bàn tỉnh có 295 chuyên gia, lao động người Trung Quốc làm việc trong các doanh nghiệp, nhà máy; trong đó, 84 người ở lại Nam Định làm việc không về nghỉ Tết, sức khỏe bình thường. Hiện còn 211 lao động Trung Quốc về nghỉ Tết chưa trở lại làm việc. Các doanh nghiệp cam kết sẽ khuyến cáo những người này tiếp tục ở lại Trung Quốc theo dõi, chưa vội quay lại Việt Nam.

Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định yêu cầu các cơ quan, đơn vị theo sát tình hình di chuyển, sức khỏe của các lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn; xem xét hủy các tour du lịch từ các nước, vùng lãnh thổ có dịch về Nam Định; xử lý nghiêm những thông tin sai lệch, không đúng sự thật trên mạng xã hội về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona để tránh gây hoang mang trong cộng đồng.

Ngành y tế tỉnh Nam Định đã xây dựng kế hoạch chi tiết để phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona trong nhiều tình huống. Khi cần, Bệnh viện Phổi và Bệnh viện đa khoa tỉnh sẽ là các đơn vị thu dung, cách ly, điều trị các bệnh nhân nhiễm bệnh.

UBND tỉnh Nam Định họp triển khai các phương án phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona.

* Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm phổi cấp do virus corona mới, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk Nay Phi La thông tin về công tác phòng, chống dịch bệnh viêm phổi cấp do virus corona trên địa bàn tỉnh.

Bác sĩ Nguyễn Đình Thiện, Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk cho biết, mặc dù đến thời điểm hiện tại trên địa bàn tỉnh chưa có ca bệnh viêm phổi do virus corona mới, tuy nhiên, để sẵn sàng ứng phó trong mọi tình huống, thực hiện chỉ đạo của Sở Y tế về việc chủ động ứng phó với dịch viêm phổi cấp do virus corona, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh đã tham mưu cho Sở Y tế ban hành kế hoạch phòng, chống dịch do virus corona cho từng tình huống như: khi chưa có ca bệnh, khi có ca bệnh và khi dịch bệnh bùng phát; đồng thời bố trí các tổ phòng, chống dịch của trung tâm trực sẵn sàng giám sát tại cộng đồng và các cơ sở điều trị nếu có trường hợp mắc bệnh và dịch bệnh do virus corona xảy ra.

Trước đó, vào ngày 24-1, ngay khi có thông tin lan truyền trên mạng xã hội Facebook có một trường hợp nghi ngờ nhiễm virus corona mới tại Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên, Trung tâm kiểm soát bênh tật tỉnh Đắk Lắk đã cử cán bộ đến Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên thu thập thông tin, điều tra ca bệnh, lấy mẫu dịch họng và máu của bệnh nhân gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên để xét nghiệm. Bên cạnh đó, Trung tâm cũng đã chuẩn bị số lượng lớn hóa chất, quần áo bảo hộ để bảo đảm cho công tác phòng chống dịch. Đồng thời phối hợp Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên, Viện vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên nắm bắt thông tin và tổ chức điều tra gửi mẫu xét nghiệm khi có dịch xảy ra.

Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk Nay Phi La cho biết: Đến thời điểm hiện tại, Đắk Lắk chưa phát hiện trường hợp nào dương tính với virus corona. Tuy nhiên, ngành y tế Đắk Lắk đã xây dựng kế hoạch chi tiết sẵn sàng ứng phó với các giải pháp xử lý từ thời điểm phát hiện bệnh đến trường hợp xấu nhất là khi bệnh bùng phát. Sở Y tế cũng đã có văn bản đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh thông báo đến tất cả các trường học trên địa bàn về tình hình của dịch viêm phổi cấp do virus corona mới và giám sát các em học sinh vừa đi nghỉ Tết hoặc đi du lịch với gia đình ở các tỉnh, thành phố trở về, khi phát hiện em nào có dấu hiệu ho, sốt, khó thở thì đưa đến ngay cơ sở y tế để khám, điều trị kịp thời.

Sở Y tế cũng đang phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk nắm bắt và theo dõi, giám sát các đoàn khách du lịch đến địa bàn, nhất là khách du lịch ở các nước và các tỉnh, thành phố đã xuất hiện dịch bệnh viêm phổi cấp do virus corona để có biện pháp kiểm tra, giám sát kịp thời các trường hợp có nguy cơ mắc bệnh bệnh, không để lây lan trong cộng đồng.

Theo Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Tuấn Hà, hiện nay Đắk Lắk chỉ mới giám sát được khách du lịch đến tỉnh bằng đường hàng không, còn đường bộ thì chưa kiểm tra, giám sát được. Trong những ngày Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 vừa qua, khách du lịch từ các tỉnh đồng bằng, nhất là ở tỉnh Khánh Hòa lên Đắk Lắk bằng đường bộ rất lớn. Vì vậy, đồng chí Phó Chủ tịch tỉnh đề nghị ngành y tế cần có biện pháp kiểm tra, giám sát toàn bộ khách du lịch đến Đắk Lắk, cả đường không và đường bộ nhằm ngăn chặn dịch bệnh viêm phổi cấp do virus corona mới xâm nhập vào địa bàn tỉnh.

Theo bác sĩ Võ Minh Thành, Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên, trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, có rất nhiều người dân Đắk Lắk đi chơi ở các tỉnh phía bắc, Đà Nẵng, Khánh Hòa… trở về nên nguy cơ mắc bệnh cao. Nhằm ứng phó với virus corona, bắt đầu từ ngày 31-1, Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên sẽ thành lập một khu khám, cách ly đối với các bệnh nhân viêm nhiễm đường hô hấp. Sau khi thăm khám, những trường hợp nào có nghi ngờ sẽ được di chuyển theo một lối đi riêng từ khu khám đến khu điều trị cách ly tại Khoa Truyền nhiễm của bệnh viện. Đồng thời khuyến cáo, người dân hạn chế tới nơi đông người; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng để bảo vệ sức khỏe cho mình. Tất cả các bệnh nhân khi đến khám, điều trị tại bệnh viện phải đeo khẩu trang, các nhân viên y tế cũng đeo khẩu trang thường trực 24/24 giờ.

* Ngày 31-1,

Sở Y tế thành phố phải chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn cũng cố các đội cơ động phản ứng nhanh phòng chống dịch bệnh. Phối hợp chặt chẽ với các bệnh viện của Bộ, ngành tại TP Hồ Chí Minh, sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân điều trị khi có yêu cầu. Tăng cường truyền thông để người dân hiểu biết về dịch bệnh. Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban quản lý các Khu chế xuất và Khu công nghiệp tổ chức cách ly và quản lý người lao động khi phát hiện khi phát hiện trường hợp mắc, nghi mắc bệnh. Phối hợp với Sở Công thương chuẩn bị đầy đủ khẩu trang y tế, nước rửa tay kháng khuẩn để người dân được dễ dàng mua sử dụng. Đảm bảo đủ quần áo bảo hộ, khẩu trang N95 cho nhân viên y tế tham gia phòng, chống dịch và trực tiếp chữa trị cho bệnh nhân nCoV tại các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố.

Chỉ thị cũng chỉ đạo rõ, Sở Du lịch yêu cầu các công ty du lịch hủy các tour, không tổ chức các đoàn khách du lịch tới các tỉnh, thành phố đang có dịch. Không đón khách du lịch từ vùng có dịch đến thành phố. Theo dõi chặt chẽ lịch trình, tình hình sức khỏe, hạn chế di chuyển du khách Trung Quốc hiện đang lưu trú tại thành phố. Nếu phát hiện trường hợp nghi ngờ mắc bệnh phải lập tức cách ly. Công an thành phố xử lý nghiêm các trường hợp tung tin không đúng về tình hình dịch bệnh nCoV, gây hoang mang trong cộng đồng. Bộ Tư lệnh TP Hồ Chí Minh sẽ bố trí bệnh viện dã chiến trong trường hợp dịch bệnh lan rộng. Sở Giáo dục và đào tạo thành phố phố biến thông tin về tình hình dịch, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tới học sinh, sinh viên. Tham gia các hoạt động phòng, chống dịch khi có yêu cầu của ngành y tế, hướng dẫn học sinh, sinh viên đeo khẩu trang y tế ở những nơi đông người. Sở Văn hóa và Thể thao hạn chế tổ chức các hoạt động lễ hội, ca nhạc, thể dục thể thao... đông người trên địa bàn thành phố.

* Tuy chưa ghi nhận ca nhiễm hoặc nghi nhiễm bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của virus corona gây ra nhưng tại

Thông tin tại cuộc họp, trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, tỉnh Cà Mau đã đón 677 du khách quốc tế, trong đó có ít nhất 26 khách đến từ Trung Quốc. Số du khách nêu trên lưu trú rải rác tại 16 khách sạn trên toàn tỉnh và đến thời điểm hiện tại, vẫn còn ba du khách đến từ Trung Quốc đang lưu trú tại huyện Năm Căn (Cà Mau).

Theo đại diện Sở Y tế tỉnh Cà Mau, trên địa bàn tỉnh hiện chưa ghi nhận ca nhiễm bệnh viêm phổi cấp do virus corona gây ra. Tuy nhiên, để chủ động phòng, chống dịch, đã thành lập hai đội phản ứng nhanh đặt tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau và Bệnh viện Sản – Nhi. Ngoài ra, ở mỗi huyện, thành phố cũng đã thành lập hai đội phản ứng nhanh, tất cả đều được trang bị kiến thức và cơ số Thu*c để chủ động phòng, chống dịch bệnh.

Trong chiều tối ngày hôm qua (ngày 30-1), tỉnh Cà Mau đã tiến hành tiêu độc khử trùng tại cảng hàng không và tất cả bến tàu, bến xe trên địa bàn tỉnh.

Nhằm kịp thời xử lý không để dịch bệnh viêm phổi cấp lây lan, hạn chế ở mức thấp nhất tỷ lệ mắc và Tu vong, UBND tỉnh Cà Mau đưa ra ba tình huống. Cụ thể, đối với nhóm tình huống 1 và 2, tức là chưa xuất hiện hoặc xuất hiện các trường hợp bệnh xâm nhập vào tỉnh Cà Mau, thì cần tăng cường công tác truyền thông với mục tiêu làm sao cho mỗi người dân hiểu và phải có ý thức tự phòng ngừa. Đối với tình huống thứ ba, tức dịch bệnh lây lan trong cộng đồng thì tất cả những công việc của tình huống trên phải được thực hiện ở mức cao hơn, bao gồm: Tăng cường từ nguồn nhân lực; mua sắm hóa chất, dụng cụ, thêm bệnh viện chịu trách nhiệm nhận bệnh… Tùy theo tình huống mà có giải pháp, hướng đi cho phù hợp.

Chỉ đạo tại cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải quán triệt phương châm thực hiện các mục tiêu chống dịch viêm phổi cấp: Quyết liệt, chặt chẽ, kịp thời và bình tĩnh. Theo người đứng đầu chính quyền tỉnh Cà Mau, trong năm 2020, tỉnh có hai lớp đi tập huấn tại Trung Quốc và một lớp dành cho cán bộ đi nghiên cứu, tập huấn trên lĩnh vực y tế và quản lý chính sách xã hội ở Australia. Nhưng trước tình hình dịch bệnh viêm phổi cấp, tất cả các đoàn trên phải dừng ngay kế hoạch đi cho đến khi nào hết dịch và có chỉ đạo tiếp theo. Tỉnh đã chủ trường cho dừng tất cả các đoàn đi công tác, học tập, tham quan, du lịch và lao động… đến các vùng có dịch – Chủ tịch UBND Nguyễn Tiến Hải nêu rõ, đồng thời chỉ đạo Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch phối hợp chặt với các đơn vị tổ chức du lịch nhằm rà soát, hạn chế các “đoàn ra - đoàn vào” tỉnh Cà Mau.

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau (giữa) chỉ đạo các kế hoạch, giải pháp chống dịch bệnh viêm phổi cấp.

Theo ông Nguyễn Tiến Hải, Cà Mau chấp nhận mất doanh thu từ du lịch nhưng không khuyến nghị các đoàn khách ra, vào tỉnh ở thời điểm hiện tại, đặc biệt là các đoàn khách đến từ những vùng có dịch. Song hành các giải pháp nêu trên, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh viêm phổi cấp: phải triển khai phun đầy đủ hóa chất tiêu độc, khử trùng tại những khách sạn có khách nước ngoài lưu trú, đặc biệt là du khách đến từ vùng có dịch bệnh; tổ chức kiểm tra tất cả các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Cà Mau, nắm cho được số người đến từ vùng dịch, nhất là từ Trung Quốc.

Trong trường hợp du khách từ vùng dịch vẫn còn lưu trú thì phải báo ngay cho ngành y tế để tiến hành kiểm tra, giám sát đúng các quy trình cần thiết, nếu có trường hợp nghi ngờ phải tiến hành các biện pháp cách ly, kể cả những người đã tiếp xúc với du khách.

Tại cuộc họp, một vấn đề khác được các địa phương trong tỉnh quan tâm chính là tỉnh Cà Mau hiện có số cô dâu đang sinh sống tại Trung Quốc và các vùng lãnh thổ là rất lớn. Vấn đề này, người đứng đầu chính quyền tỉnh Cà Mau chỉ đạo các địa phương phải rà soát và có kế hoạch cụ thể để giám sát một cách liên tục.

Một vấn đề quan trọng khác là từ ngày mai (ngày 1-2), tại các điểm nhận - trả kết hành chính, ngành chức năng tỉnh Cà Mau sẽ trang bị đầy đủ khẩu trang cho tất cả cán bộ làm nhiệm vụ; có thông báo đầy đủ và cụ thể để người dân nắm được tình hình của dịch bệnh viêm phổi cấp gây ra, đồng thời khuyến nghị người dân khi đến làm thủ tục hành chính cần đeo khẩu trang để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và những người xung quanh.

Trước thực trạng một số nhà Thu*c trên địa bàn TP Cà Mau đang “cháy” các mặt hàng khẩu trang vì nhu cầu tăng đột biến, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu Thanh tra Sở Y tế kết hợp với Quản lý thị trường tại các địa phương: tập trung quản lý kinh doanh, qua đó kiểm tra tất cả các cơ sở kinh doanh mua bán dược phẩm, thiết bị y tế trên toàn tỉnh.

Đồng thời, giao trách nhiệm cho Chủ tịch UBND các huyện kết hợp các đội quản lý thị trường tiến hành hướng dẫn, khuyến cáo và tiến hành kiểm tra nguồn gốc trang thiết bị và vật tư y tế đảm bảo đúng chuẩn, chất lượng.

Đặc biệt, ngành chức năng phải quản lý giá cả các mặt hàng này, tránh tình trạng ghim hàng chờ tăng giá, hay có biểu hiện “chặt – chém” khi người dân có nhu cầu để phòng dịch. Nếu phát hiện phải xử lý nghiêm và báo cáo về Ban chỉ đạo để tiến hành xử lý đúng quy định.

Trước khi kết thúc cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu ngay trong tối cùng ngày, Chủ tịch UBND các địa phương phải triển khai các kế hoạch cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế địa phương mình.

* Ngày 31-1, đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy

Hiện Quảng Trị đã xây dựng một khu vực cách ly tạm thời tại cửa khẩu, có đầy đủ các thiết bị y tế để chủ động xử lý khi phát hiện người có biểu hiện nhiễm bệnh; bố trí cán bộ y tế túc trực 24/24 giờ hướng dẫn, kiểm tra thân nhiệt đối với tất cả mọi đối tượng khi làm thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam qua cửa khẩu quan trọng bậc nhất này của Quảng Trị và miền trung.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Nguyễn Văn Hùng kiểm tra khu vực cách ly tạm thời được thiết lập tại cửa khẩu quốc tế Lao Bảo.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Nguyễn Văn Hùng đánh giá cao việc chủ động phòng chống dịch cúm do nCoV-2109 tại cửa khẩu quốc tế Lao Bảo của các lực lượng chức năng. Tỉnh Quảng Trị có hai cửa khẩu quốc tế là Lao Bảo và La Lay cùng nhiều cặp cửa khẩu phụ, nhiều đường mòn lối mở; mối quan hệ thân tộc giữa cư dân hai bên biên giới dẫn đến thường xuyên có các chuyến thăm, trao đổi mua bán hàng hóa; cùng với lượng người xuất nhập cảnh qua cửa khẩu sau tết tăng mạnh nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan dịch bệnh. Vì vậy đề nghị chính quyền địa phương chỉ đạo quyết liệt các xã có thôn, bản chung đường biên giới chủ động rà soát, kịp thời báo cáo với cơ quan y tế về những đối tượng có khả năng nhiễm bệnh, có biểu hiện nghi vấn nhiễm bệnh để có biện pháp cảnh báo nguy cơ, ngăn chặn kịp thời, không để nhập cảnh vào Việt Nam.

Cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền cho người dân ở khu vực biên giới cũng như toàn tỉnh về mức độ nguy hiểm của dịch bệnh để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả, hướng dẫn người dân cách phòng bệnh phù hợp theo quy trình của Bộ Y tế. Cố gắng tập trung cao nhất bảo vệ sức khỏe cho người dân trước tình hình dịch bệnh. Không vì lợi ích kinh tế mà làm ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống cộng đồng. Các lực lượng chức năng cần thực hiện quy trình chặt chẽ trong công tác kiểm dịch theo đúng quy định về y tế, nhất là đối với những công dân có quốc tịch đến từ nước bùng phát dịch bệnh. Tổ chức phát khẩu trang y tế miễn phí cho những người nhập cảnh không có khẩu trang. Người dân không nên quá hoang mang về dịch bệnh, hiện chỉ nên dùng khẩu trang ở nơi nào có nguy cơ cao lây nhiễm. Tỉnh Quảng Trị đã thành lập ba đội phản ứng nhanh, mỗi trung tâm y tế tuyến huyện, thành phố, thị xã thành lập thêm hai đội phản ứng nhanh để ứng phó với dịch bệnh.

* Ban Thường vụ

Ban Cán sự đảng UBND thành phố triển khai kế hoạch cụ thể và chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp các quận, huyện, thị xã xây dựng, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án, kế hoạch phòng, chống theo từng cấp độ lây lan, kể cả phương án dã chiến; thực hiện triệt để, tuân thủ các biện pháp dự phòng, cách ly theo yêu cầu của cơ quan chuyên môn, trong trường hợp cần thiết, tạm dừng các hoạt động tập trung đông người, các lễ hội, các hội nghị, hội thảo để tập trung phòng, chống bệnh.

Sở Du lịch và các đơn vị liên quan giám sát hành khách nhập cảnh từ các khu vực có dịch về Hà Nội để chủ động giám sát tình trạng sức khỏe.

Đảng ủy các trường đại học, cao đẳng, doanh nghiệp tăng cường kiểm tra, rà soát sinh viên, lưu học sinh, công nhân, lao động về quê ăn Tết quay trở lại đơn vị; người lao động các nước, sinh viên, người lao động Việt Nam đi du lịch trở lại làm việc, học tập, nhất là các trường hợp đến từ vùng có dịch bệnh.

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội yêu cầu Bí thư cấp ủy, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về công tác phòng, chống bệnh; chỉ đạo xây dựng kế hoạch, chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất cho việc dự phòng, cách ly, điều trị; chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, Thu*c men y tế, trang bị phòng hộ cho nhân dân; bảo đảm đủ kinh phí, nhân lực cho công tác phòng, chống theo phương châm “bốn tại chỗ”: Dự phòng, cách ly, điều trị tại chỗ; cơ sở vật chất, trang thiết bị, Thu*c men, dụng cụ phòng hộ theo yêu cầu tại chỗ; kinh phí tại chỗ; nhân lực tại chỗ.

* Chiều 31-1, Chủ tịch UBND

Đồng thời đề nghị các ngành, đơn vị liên quan kết hợp chặt chẽ trong công tác kiểm tra, kiểm soát tại sân bay, cảng…, đặc biệt kiểm soát đối với tình trạng du khách nhập cảnh vào Đà Nẵng khi đi qua một nước thứ ba. Ông Huỳnh Đức Thơ đặc biệt lưu ý việc không để tinh trạng “cháy” khẩu trang y tế, gây nên sự xáo trộn lớn khi Đà Nẵng chưa có ca bệnh nào dương tính với bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCov, tránh tạo tâm lý sợ hãi, hoang mang trong nhân dân. Việc phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCov là khẩn cấp, chính vì thế, nếu bất cứ cá nhân, tổ chức, ngành nào tại Đà Nẵng không chấp hành, hợp tác, giấu thông tin, TP Đà Nẵng sẽ báo cáo lên Thủ tướng xử lý. Đà Nẵng sẵn sàng mọi phương án để triển khai bệnh viện dã chiến trong vòng 15 ngày khi phát hiện ca dương tính.

Việc phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCov rất cấp bách nhưng trong quá trình xử lý, đề nghị các ngành liên quan, phải xử lý hài hòa và ứng xử văn minh, giữ hình ảnh Đà Nẵng là thành phố du lịch, mến khách và thân thiện. “Có thông tin khách sạn ở Đà Nẵng đã từ chối khách khi họ đi khám tại bệnh viện về, để du khách đi lang thang ngoài đường, làm như vậy là không ổn. Tôi muốn gửi một thông điệp đến người dân, và các đơn vị lữ hành du lịch, là phải xử sự văn minh, phù hợp. Tâm lý lo sợ khách lây bệnh là ghi nhận, chia sẻ nhưng xử lý cách nào cho hay, vì ai trong cuộc đời cũng có lúc ốm đau, nếu mình đi du lịch mà bị bệnh, mà bị đuổi ra ngoài đường thế thì chắc cũng tủi thân lắm. Trong trường hợp bất khả kháng và lo sợ quá đi thì chúng ta gọi điện Sở Y tế đề nghị trợ giúp. Đừng vì quá lo lắng hoặc vì một lý do nào đó mà chúng ta làm mất đi hình ảnh thành phố Đà Nẵng. Đặt trường hợp nếu phát hiện du khách người nước ngoài đang lưu trú tại Đà Nẵng, mà có hiện tượng sốt, ho, ngoài việc các đơn vị lữ hành, khách sạn phải hỗ trợ họ tận tình đến các cơ sở y tế thì phải làm sao để khi khó khăn này đi qua, dịch bệnh này đi qua, người ta còn nhớ, còn trở lại Đà Nẵng. Yêu cầu các khách sạn, nếu có các vấn đề phát sinh, ngoài tầm xử lý, phải báo cáo với lãnh đạo thành phố, để thành phố có chỉ đạo kịp thời các đơn vị chức năng hỗ trợ”, ông Huỳnh Đức Thơ nhấn mạnh.

Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ chủ trì cuộc họp khẩn chiều 31-1.

Được biết, trong hai ngày 30 và 31-1, Bệnh viện Đà Nẵng và Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng đã tổ chức tập huấn cho đội ngũ bác sĩ, y tá, các cán bộ làm việc tại cửa khẩu, cảng… về công tác phòng chống dịch, sử dụng các trang thiết bị phòng chống dịch. Dự kiến đến ngày 3-2, Đà Nẵng sẽ khởi động bệnh viện Phổi trong công tác thu dung, điều trị, nhằm giảm áp lực cho Bệnh viện Đà Nẵng để Bệnh viện Đà Nẵng tập trung cho công tác điều trị nếu phát hiện ca dương tính.

Theo báo cáo, tính đến trưa ngày 31-1, tại TP Đà Nẵng đang theo dõi 21 trường hợp nghi ngờ bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCov, bao gồm năm trường hợp người nước ngoài (người Trung Quốc) đang được theo dõi tại bệnh viện Đà Nẵng; 16 trường hợp người Việt Nam đang được theo dõi tại bệnh viện Đà Nẵng. Hiện sức khỏe của nhiều bệnh nhân đã ổn định, một vài trường hợp có sốt nhẹ. Cộng dồn đến nay đã theo dõi 58 trường hợp tại bệnh viện, trong đó 37 trường hợp đã xuất viện: 17 trường hợp người nước ngoài (14 người Trung Quốc; hai Malaysia; một người Cộng hoà Séc) và 20 trường hợp người Việt Nam. Đã lấy mẫu 39 trường hợp để làm xét nghiệm, 28/39 mẫu đã có kết quả và đều ấm tính với chủng mới của virus corona). Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng cũng tiếp tục giám sát hằng ngày 25 trường hợp tại cộng đồng.

QUANG THỌ - NGUYỄN HẰNG; THÀNH CHÂU - HẢI THƯỢNG, NGỌC LONG, TUẤN SƠN, NGUYỄN NAM; QUỐC HỒNG; KHÁNH TOÀN – HOÀNG HÀ; TRẦN KHÁNH; NGUYỄN CÔNG LÝ; TÙNG QUANG; HỮU TÙNG: LÂM QUANG HUY; QUỐC TOẢN; ANH ĐÀO

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo nhân dân (https://nhandan.com.vn/y-te/tin-tuc/item/43086702-cac-dia-phuong-quyet-liet-phong-chong-dich-benh-ncov.html)

Tin cùng nội dung

  • Xuất tinh sớm là một dạng chung trong hệ thống rối loạn cương dương, được lý giải với nhiều quan điểm khác nhau.
  • Khó tiêu là rối loạn tiêu hóa thường gặp, nhất là trong thời ăn nhanh, uống vội hiện nay. BSCK2 Trần Ánh Tuyết, chia sẻ một số giải pháp khắc phục tình trạng trên.
  • Chào Mangyte. Xin vui lòng có thể cho tôi một vài địa chỉ phòng khám và số điện thoại liên lạc của những bác sĩ trên địa bàn Hà Nội chuyên về Nhi khoa được không ạ? Xin cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Minh Hòa - Long Biên - Hà Nội),
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Sắp tới Giỗ tổ Hùng Vương được nghỉ lễ 5 ngày, gia đình tôi muốn đi du lịch kết hợp với khám sức khỏe luôn có được không? Còn 1 tháng nữa nhưng tôi phải lên kế hoạch từ bây giờ. Tôi nên đăng ký ở đâu, nhờ Mangyte hướng dẫn giúp. Xin cảm ơn nhiều! (Phúc Vinh - TPHCM)
  • Em là con gái, sức khỏe không tốt lắm (ba mẹ gọi là “cọng bún thiu”) nên em đi học võ để cải thiện. Mới học buổi đầu tiên mà em đã bị sưng mắt cá chân. Ban đầu đau nhẹ, em tưởng là không sao nhưng cuối ngày nó sưng to lên. Tình hình này em nghĩ là sẽ bị chấn thương dài dài (hic!). Mangyte cho em hỏi ở TPHCM có nơi nào chuyên điều trị chấn thương do thể thao không? Chắc là em phải làm bệnh nhân thân thiết ở đó quá! Cảm ơn Mangyte! (Mỹ Hạnh - kitty…@yahoo.com.vn)
  • Vận động cơ thể thường xuyên khiến cho mạch máu lưu thông tốt, tăng cường chuyển hóa các cơ quan trong cơ thể, đồng thời vận động thường xuyên làm săn chắc các nhóm cơ, tạo sức bền, chống béo phì.
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY