Hầu hết người đang hút Thuốc đều biết được tác hại nhưng không phải ai cũng bỏ Thuốc thành công. Do đó, họ mong tìm đến các giải pháp thay thế ít tác hại hơn so với việc tiếp tục hút Thuốc lá điếu. Tại khảo sát trên VnExpress vào cuối tháng 5/2021 với 4.961 người, có hơn 90% độc giả quan tâm đến các biện pháp giúp giảm tác hại của khói Thuốc.
Cai Thuốc lá là lựa chọn tốt nhất cho những người hút Thuốc theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Các sản phẩm miếng dán nicotin, kẹo ngậm nicotin, xịt nicotin qua đường miệng là những giải pháp giúp giảm dần lượng nicotin để giúp người hút cai dần Thuốc lá.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy có nhiều người chưa thể bỏ hoặc tái hút trở lại. Hiện các sản phẩm không khói như Thuốc lá làm nóng, Thuốc lá ngậm snus... đã được sử dụng ở nhiều nước như là giải pháp thay thế Thuốc lá điếu đốt cháy. Các nghiên cứu tại Nhật Bản, Anh, Đức... cho thấy, những sản phẩm này giảm tác hại hơn so với Thuốc lá điếu thông thường do không có quá trình đốt cháy.
Trong Thuốc lá điếu có chứa nicotin là chất gây nghiện, khiến người hút Thuốc "dễ hút khó bỏ". Khi ngừng Thuốc lá đột ngột, thiếu hụt nicotin có thể gây ra những hiện tượng như mệt mỏi, dễ cáu gắt, đau đầu, khó tập trung, khó ngủ... Để giảm cơn thèm nicotin, thay vì hút Thuốc lá, nhiều người sử dụng liệu pháp thay thế nicotin (NRT). Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã phê duyệt một số sản phẩm giúp người dùng dần cai Thuốc lá bằng cách sử dụng một lượng nicotine có kiểm soát giảm dần theo thời gian như kẹo cao su nicotin, viên ngậm nicotin, miếng dán nicotin...
Khi sử dụng kẹo, viên ngậm, lượng nicotin này sẽ thẩm thấu vào mạch máu, góp phần chống lại cảm giác thèm Thuốc lá. Nicotin từ miếng dán sẽ được da hấp thụ từ từ và đưa vào máu để đáp ứng nhu cầu, có tác dụng dài hơn so với kẹo, viên ngậm. Từ đó, chúng có thể hỗ trợ người hút Thuốc cai dần. Những sản phẩm xịt mũi, hít có chứa nicotin cũng là những giải pháp thay thế nicotin. Người sử dụng các sản phẩm này nên dùng đúng cách theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Các sản phẩm này chỉ nên dùng trong một thời gian ngắn để kiểm soát cơn thèm nicotin và cai nghiện theo FDA. Ngay cả khi sử dụng liệu pháp thay thế nicotin, người hút Thuốc lá vẫn có cảm giác thèm Thuốc nên cần phải quyết tâm cao để vượt qua.
Khói Thuốc lá chứa hàng nghìn chất hóa học gây bệnh cho người hút. Ảnh: Unsplash.
Theo Viện Y tế và Chăm sóc Sức khỏe chất lượng cao Quốc gia của Anh (NICE), nicotin không phải nguyên nhân gây ra ung thư mà do các phân tử trong khói tạo ra từ quá trình đốt cháy Thuốc lá. Tác hại của Thuốc lá có thể được giảm thiểu bằng cách loại bỏ quá trình đốt cháy. Từ đó, chúng có thể giảm khói và giảm quá trình sản sinh các chất hóa học gây hại nhằm hạn chế phần nào tác hại đến sức khỏe cho chính người dùng và người xung quanh.
Chuyển sang dùng các sản phẩm như đầu lọc than hoạt tính hoặc Thuốc lá không khói như Thuốc lá làm nóng, Thuốc lá ngậm snus cũng là biện pháp được không ít người dùng lựa chọn. Thuốc lá làm nóng (heated tobacco product - HTP) bao gồm thiết bị làm nóng cùng với sản phẩm Thuốc lá đặc chế có chứa nguyên liệu Thuốc lá. Thuốc lá làm nóng không đốt cháy mà chỉ làm nóng nguyên liệu Thuốc lá có chứa bên trong sản phẩm đặc chế để tạo ra khí hơi aerosol có chứa nicotin. Điểm khác biệt lớn này giúp cho sản phẩm Thuốc lá làm nóng được khoa học nhận định giảm tác hại hơn so với Thuốc lá điếu đốt cháy. Sản phẩm đã được thử nghiệm và chấp nhận tại những thị trường như Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc....
Các cơ quan quản lý y tế ở Mỹ, Anh, Nhật Bản... cho rằng các sản phẩm Thuốc lá làm nóng giảm thiểu tác hại so với Thuốc lá truyền thống. Theo Cơ quan Y tế Công cộng Anh (PHE), Thuốc lá làm nóng có khả năng giúp những người sử dụng và người xung quanh ít phơi nhiễm với các chất gây hại do loại bỏ quá trình đốt cháy. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cho phép Thuốc lá làm nóng được phép kinh doanh như một sản phẩm Thuốc lá điều chỉnh nguy cơ - giảm thiểu phơi nhiễm lên cơ thể so với Thuốc lá điếu.
Những người đang tìm giải pháp cai Thuốc lá hoặc giảm thiểu tác hại có thể tìm đến bác sĩ để có tư vấn phù hợp. Các bác sĩ có thể đưa ra giải pháp giảm thèm Thuốc lá và giảm tác động đến sức khỏe tinh thần trong quá trình cai.
Thuốc lá dù là hình thức nào cũng gây hại cho sức khỏe. Không tiếp xúc Thuốc lá thì người trưởng thành đừng bao giờ thử, đã hút và nghiện thì quyết tâm bỏ và cần được tư vấn và điều trị cai Thuốc lá.