Các buổi tụ tập, ăn uống ngày Tết dễ khiến bạn tăng cân mất kiểm soát. Theo tiến sĩ Ian Phoon, Phòng khám Đa khoa SingHealth Pasir Ris, ăn uống vô độ dễ gây ra một số vấn đề về sức khỏe. Những món ăn truyền thống ngày Tết thường chứa nhiều carbohydrates, chất béo và natri, có thể dẫn đến tích mỡ.
"Rượu, bia cũng có carbohydrate ẩn. Một lon bia tiêu chuẩn chứa từ 10g đến 14g carbohydrate, tương đương 2-3 muỗng cà phê đường", ông nói. Tiến sĩ Phoon đề ra một số giải pháp để kiểm soát cân nặng trong dịp Tết.
Các buổi tiệc Tất niên thường là nguồn cơn của việc ăn uống vô độ, ảnh hưởng xấu tới chế độ dinh dưỡng của bạn. Lim Siew Choo, chuyên gia dinh dưỡng cao cấp của Phòng khám đa khoa SingHealth, khuyến khích chọn món ăn tốt cho sức khỏe khi làm tiệc cuối năm như rau và thịt nạc (thịt trắng).
Tiến sĩ Phoon cho biết: "Nếu cùng gia đình hoặc bạn bè đi ăn buffet, hãy hạn chế số lượng đĩa mà bạn dùng. Ngừng ăn nếu no, thay vì cố ăn càng nhiều càng tốt để không phí tiền".
Giáo sư Lim chỉ ra rằng một người có xu hướng tiêu thụ nhiều thức ăn hơn nếu sử dụng đĩa lớn. "Vì vậy, nếu đang ngồi ăn lẩu, hãy xin một chiếc bát bé để kiểm soát khẩu phần của mình. Nó sẽ cho cảm giác đầy đặn, khiến bạn ăn ít hơn", ông nói.
Đây không phải chế độ ăn kiêng, mà tập trung vào những trải nghiệm khi ăn. Người tập ăn trong chánh niệm, sử dụng tâm trí để xem xét, đánh giá những tác động xung quanh đến việc ăn uống.
Cách cơ bản để tập ăn trong chánh niệm là từ từ cảm nhận từng phần của thức ăn. Người tập ăn trong chánh niệm cần chống lại phản xạ của cơ thể, không ăn liên tục, nhai từ từ, ngừng nói, cảm nhận kết cấu, màu sắc, mùi thơm của món ăn.
"Hãy nhận biết tín hiệu của cơ thể bằng cách nhai kỹ thức ăn, tập trung vào các giác quan như khứu giác, vị giác và kết cấu khi bạn nhai hơn là số lượng đồ ăn", giáo sư Lim nói.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh tin rằng ăn uống lơ đễnh là nguyên nhân sâu xa của nhiều vấn đề sức khỏe như béo phì, do đó ăn trong chánh niệm là chìa khóa cho một cuộc sống hiệu quả.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng mất tập trung khi dùng bữa dễ dẫn đến ăn uống vô độ, ăn nhiều quá mức không chủ đích.
Món ăn truyền thống ngày Tết tại Việt Nam. Ảnh: NY Times
Giáo sư Lim cho biết sai lầm lớn nhất trong những ngày Tết là để bụng đói đi thăm bạn bè, gia đình. "Tránh nhịn ăn hoặc để bụng đói, điều này dễ khiến bạn ăn quá nhiều", bà nói.
Bà khuyên người dân ăn một bữa nhẹ giàu chất xơ để tránh tình trạng ăn uống vô độ. Các thực phẩm có thể sử dụng là đậu xanh, đậu nành, đậu phộng.
Các loại bánh, mứt, kẹo Tết thường chứa rất nhiều đường, cũng là nguyên nhân phổ biến gây tăng cân. 100 g nho khô chứa 299 kcal. Một lon nước ngọt năng lượng khoảng 145 kcal, gần bằng một bát cơm. Một miếng bánh chưng nhỏ khoảng 100 g chứa 180 kcal.
Mứt thường quá ngọt, không thích hợp cho người tiểu đường, người có đường máu cao, béo phì, hay người muốn ăn kiêng. Một số loại chứa nhiều loại beta carotene hoặc vitamin A, C như mứt cà chua, cà rốt, táo, mận, kiwi... sẽ bị phân hủy do nhiệt độ và thời gian chế biến quá lâu làm mất tác dụng của các nhóm vitamin.
Ăn nhiều mứt dễ sinh đầy bụng và làm giảm mất cảm giác đói, do đó làm hạn chế dùng trong hai bữa ăn chính.
Theo các chuyên gia, duy trì tập luyện xuyên suốt Tết Nguyên đán vô cùng quan trọng. Những người bận rộn và không có nhiều thời gian đên tập thể dục khoảng 30 phút một ngày. Bạn cũng có thể biến các hoạt động thường ngày như dọn dẹp nhà cửa, chơi với con thành hình thức tập luyện.