Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Cách chữa viêm da cơ địa ở đầu đơn giản, hiệu quả

Viêm da cơ địa ở đầu là tình trạng thường gặp có thể sớm khắc phục triệu chứng và kiểm soát bệnh tốt nếu điều trị kịp thời, đúng cách...

viêm da cơ địa ở đầu gây ra rất nhiều phiền toái cho người bệnh. hơn nữa, bệnh lý này lại có xu hướng kéo dài dai dẳng và nguy cơ tái phát cao. cần áp dụng các giải pháp điều trị đúng đắn để sớm loại bỏ triệu chứng và kiểm soát bệnh tốt nhất.

Viêm da cơ địa ở đầu – Nguyên nhân và dấu hiệu

Viêm da cơ địa còn được gọi là bệnh chàm (eczema) – một bệnh lý da liễu thường gặp. mặt, tay, chân và những vùng da có nếp gấp thường là những vị trí ưa thích của bệnh. tuy nhiên, rất nhiều người còn bị viêm da cơ địa ở đầu.

Đặc trưng của bệnh là sự kích hoạt các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, mụn nước. Nhiều trường hợp, da đầu còn bị bong tróc và nứt nẻ rất khó chịu. Nếu không sớm kiểm soát, tình trạng bệnh có thể diễn tiến nặng và lan xuống vùng mặt, cổ, vai và ngực.

1. Nguyên nhân

Hiện nay, các nghiên cứu khoa học vẫn chưa xác minh cụ thể nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa nói chung và viêm da cơ địa ở đầu nói riêng. tuy nhiên theo kết quả của một số nghiên cứu dịch tế học, sinh thiết da… thì các nhà khoa học nhận định, sự khởi phát của bệnh có thể liên quan đến một số yếu tố sau:

    Di truyền: Số liệu thống kê cho thấy có khoảng hơn 80% trường hợp cha và mẹ bị cơ địa ở đầu thì con cái cũng sẽ mắc bệnh. Nếu chỉ có cha hoặc mẹ mắc bệnh thì tỷ lệ này có thể giảm xuống 60%.
  • S*nh l* da: Cấu trúc da đầu của bạn có thể thuộc nhóm da khô, da hỗn hợp hay da dầu. Trường hợp da đầu quá nhờn hay quá khô thì nguy cơ mắc bệnh  viêm da cơ địa thường cao hơn.
  • Thay đổi nội tiết tố: Mang thai, sinh con hay dùng Thu*c… có thể khiến nội tiết tố thay đổi. Điều này rất dễ làm bùng phát các bệnh lý có liên quan tới hệ miễn dịch. Trong đó có bệnh viêm da cơ địa.
  • Hệ miễn dịch suy giảm: Suy giảm hệ miễn dịch là yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây hại tấn công và gây bệnh. Đặc biệt là các bệnh lý da liễu.
  • Thời tiết: Thực tế cho thấy, thời tiết thay đổi thất thường, quá nóng hay quá lạnh cũng là yếu tố thuận lợi cho bệnh viêm da cơ địa ở đầu bùng phát.

Ngoài ra, sự khởi phát của bệnh còn liên quan đến một số yếu tố như:

    Dị ứng với dầu gội đầu, mỹ phẩm chăm sóc tóc

2. Dấu hiệu nhận biết

Viêm da cơ địa ở đầu là một bệnh lý da liễu mãn tính. các triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh là khô da, ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, mụn nước trên bề mặt da. da thường rất dễ bong tróc và nứt nẻ.

Các triệu chứng này không chỉ xuất hiện ở vùng da đầu mà còn có thể lan xuống cả cổ, mặt, vai, ngực. trong nhiều trường hợp, dấu hiệu sẽ không rõ ràng và điển hình. vì vậy rất dễ gây nhầm lẫn với các bệnh da đầu khác như gàu, viêm da đầu, nhiễm nấm…

Có thể nhận biết bệnh viêm da cơ địa ở đầu thông qua một số triệu chứng đặc trưng sau đây:

    Tại chân tóc, vùng da ở trán, gáy và phía sau vành tai có xuất hiện các mảng da đỏ.

Viêm da cơ địa ở đầu có nguy hiểm không?

Viêm da cơ địa ở đầu được đánh giá là bệnh lý da liễu lành tính. tuy nhiên bệnh có tiến triển dai dẳng và rất dễ tái phát sau điều trị. ngoài tổn thương da kèm theo đau rát và ngứa ngáy thì bệnh hầu như không gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

Tuy nhiên trường hợp chủ quan, không nghiêm túc điều trị thì người bệnh có thể đối mặt với một số ảnh hưởng và biến chứng. Điển hình như:

– Viêm da cơ địa bội nhiễm:

Các tổn thương trên da không được khắc phục khiến cho nấm men, hại khuẩn xâm nhập. Từ đó làm phát sinh tình trạng nhiễm trùng. Biến chứng này thường là hệ quả khi tổn thương da không được điều trị và vệ sinh đúng cách.

– Rụng tóc ồ ạt:

Tổn thương do bệnh viêm da cơ địa gây ra thường khiến cho chân và nang tóc suy yếu. điều này khiến tóc dễ bị gãy rụng. nhiều trường hợp, tình trạng rụng tóc còn diễn ra ồ ạt khiến người bệnh bị hói đầu.

– Viêm da thần kinh:

Đây là một dạng tổn thương thứ phát xảy ra khi bệnh viêm da cơ địa kéo dài mãn tính hay tái phát nhiều lần. viêm da thần kinh (lichen hóa) đặc trưng bởi tình trạng da bị thâm nhiễm, nổi cộm và gây ngứa ngáy dữ dội.

Ngoài những vấn đề ảnh hưởng nêu trên thì triệu chứng bệnh viêm da cơ địa ở đầu còn tác động xấu đến chất lượng giấc ngủ, tâm lý, ngoại hình. từ đó gây suy giảm chất lượng cuộc sống.

Cách chữa viêm da cơ địa ở đầu đơn giản, hiệu quả

Bệnh viêm da cơ địa nói chung và viêm da cơ địa ở đầu nói riêng đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị triệt để. tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh và biểu hiện triệu chứng mà sẽ có các giải pháp thích hợp.

Dưới đây là một số phương pháp điều trị có thể đáp ứng với bệnh viêm da cơ địa ở đầu:

1. Điều trị Tây y theo chỉ dẫn bác sĩ

Điều trị tây y cho bệnh viêm da cơ địa ở đầu có thể bao gồm dùng Thu*c và điều trị ánh sáng (quang trị liệu). bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ ảnh hưởng của bệnh để lựa chọn giải pháp phù hợp.

– Dùng Thu*c:

Đây là giải pháp có tác dụng nhanh giúp khắc phục triệu chứng bệnh viêm da cơ địa. từ đó không chỉ làm giảm tổn thương mà còn hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Thu*c được dùng có thể bao gồm cả các Thu*c điều trị tại chỗ và Thu*c uống. Dưới đây là một số Thu*c thường được bác sĩ kê toa:

    Thu*c chống viêm tại chỗ chứa Corticoid

Ngoài ra, bác sĩ có thể khuyên người bệnh sử dụng một số sản phẩm dầu gội có chứa hoạt chất chống nấm, chống viêm hay kháng sinh để hỗ trợ điều trị. Ví dụ như dầu gội Selsun, Head & Shoulders, Nizoral…

Thu*c Tây mặc dù có tác dụng nhanh chóng nhưng lại có hạn chế là dễ gây ra các tác dụng phụ khi điều trị. Chính vì vậy, người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ về liều lượng, tần suất và thời gian dùng Thu*c. Nếu toa Thu*c không đáp ứng hay gây ra dấu hiệu bất thường cần báo cáo lại ngay để được xử lý và điều chỉnh kịp thời.

– Quang trị liệu:

Quang trị liệu còn được gọi là liệu pháp ánh sáng – phương pháp sử dụng ánh sáng để khắc phục các tình trạng sưng viêm, nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy trên vùng da bệnh. quang trị liệu mặc dù cho hiệu quả nhanh chóng nhưng lại không kéo dài.

Hơn nữa, áp dụng liệu pháp ánh sáng có thể khiến tóc rụng nhiều và tăng nguy cơ bị ung thư da. Chính vì vậy, giải pháp này chỉ được bác sĩ chỉ định với các trường hợp bệnh nặng, mãn tính hay không đáp ứng với Thu*c điều trị.

2. Áp dụng các mẹo chữa tại nhà

Ngoài điều trị y tế thì có thể áp dụng chữa viêm da cơ địa ở đầu bằng các mẹo tự nhiên tại nhà. đây là giải pháp lành tính, dễ thực hiện và không tốn kém nhiều chi phí. đặc biệt là vẫn có khả năng đáp ứng rất tốt trong các trường hợp bệnh nhẹ.

Một số mẹo chữa tại nhà được áp dụng phổ biến bao gồm:

– Dùng tinh dầu tràm trà gội đầu:

Tinh dầu tràm trà có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn rất tốt. vì vậy mà có khả năng đáp ứng với các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa. chỉ cần gội đầu với tinh dầu tràm trà có thể hỗ trợ đẩy lùi triệu chứng của bệnh. đồng thời thúc đẩy chữa lành tổn thương trên da.

    Chuẩn bị 1 thau nước ấm cho vài ba giọt tinh dầu tràm trà vào khuấy đều

– Massage da đầu bằng mật ong:

Mật ong là nguyên liệu lành tính có thể dùng hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa ở đầu. nhiều thành phần trong mật ong có khả năng kháng khuẩn và chống viêm rất tốt. hơn nữa còn giúp làm dịu da, giảm ngứa, giảm bong tróc và thúc đẩy tái tạo các tế bào da mới. dùng mật ong để massage da đầu sẽ giúp mang đến kết quả khả quan.

    Chuẩn bị 2 thìa cà phê mật ong nguyên chất đem pha loãng với nước

– Gội đầu bằng nước sắc lá trầu không:

Lá trầu không cũng là thảo dược tự nhiên có đặc tính sát trùng, kháng viêm rất tốt. nấu nước sắc lá trầu để gội đầu là giải pháp chữa viêm da cơ địa ở đầu được áp dụng phổ biến. hàm lượng hợp chất chống oxy hóa egcg và các dưỡng chất trong lá trầu giúp ngăn ngừa viêm nhiễm hiệu quả. đồng thời còn làm giảm ngứa ngáy, bong tróc da và ngăn ngừa rụng tóc.

    Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không tươi, rửa sạch và ngâm 5 phút trong nước muối loãng

Ngoài ra, khi bị viêm da cơ địa bạn cũng có thể dùng nhiều loại nước sắc thảo dược khác để gội đầu. ví dụ như nước sắc lá chè tươi, lá lốt, lá ổi…

3. Điều trị bằng Thu*c đông y

Dùng Thu*c đông y chữa viêm da cơ địa ở đầu cũng là giải pháp được nhiều người lựa chọn. Thu*c đông y thường chậm tác dụng nhưng lại mang đến hiệu quả dài lâu. hơn nữa rất lành tính, ít gây tác dụng phụ và chi phí thấp.

Cần kết hợp cả bài Thu*c uống, Thu*c gội và Thu*c bôi ngoài để nhận được kết quả tốt nhất. Cụ thể như sau:

    Thu*c uống: Dùng các vị Thu*c hoàng cầm, bồ công anh, kim ngân hoa, kinh giới và tang bạch bì. Cho hết vào ấm sắc, thêm 1 lít nước đun đến khi còn khoảng 300ml. Loại bỏ bã, chia đều làm 3 lần uống/ ngày.
  • Thu*c gội: Cần chuẩn bị trầu không, dâu tằm và ô liên rô. Các vị Thu*c này đem rửa sạch và cho vào ấm. Thêm vào 2 lít nước đun sôi 10 phút. Đổ ra thau pha nước lã vào cho ấm. Dùng nước này để gội rửa da đầu hằng ngày.
  • Thu*c bôi ngoài: Chuẩn bị lá trầu không, củ ráy dại, cây sơn, trúc diệp và củ nghệ. Rửa sạch rồi cho vào nồi nấu thành cao. Dùng bôi và massage trực tiếp lên da đầu.

Chăm sóc và dự phòng bệnh viêm da cơ địa ở đầu

Bệnh viêm da cơ địa ở đầu có nguy cơ tái phát rất cao khi có các yếu tố thuận lợi. để có quá trình điều trị tốt và ngăn ngừa nguy cơ tái phát của bệnh cần chú ý đến một số vấn đề sau:

    Tuyệt đối không được cào gãi hay chà xát lên da đầu để giải tỏa cơn ngứa. Bởi điều này có thể làm xuất hiện tổn thương thứ phát và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Viêm da cơ địa ở đầu không phải bệnh lý da liễu nghiêm trọng nhưng cần chú ý điều trị sớm và đúng cách. nhất là khi triệu chứng có xu hướng tiến triển nặng cần chủ động thăm khám ngay. dùng Thu*c đúng chỉ định kết hợp với chăm sóc tốt tại nhà là cách tốt nhất để đẩy lùi triệu chứng và kiểm soát bệnh.

Có thể bạn quan tâm:

    Kế hoạch, quy trình chăm sóc bệnh nhân viêm da cơ địa

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/viem-da-co-dia-o-dau)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư dạ dày có thể tấn công mọi đối tượng và thường gặp nhất ở tuổi trung niên. Song bệnh có thể dễ dàng ngăn ngừa bằng những cách dưới đây.
  • Những người mắc bệnh dạ dày, luôn gặp những khó khăn trong công việc và sinh hoạt hằng ngày, vì những cơn đau thắt đến bất chợt.
  • Viêm dạ dày khá phổ biến và mang lại nhiều phiền toái cho khổ chủ. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng những cách đơn giản dưới đây.
  • Để sử dụng đúng và có hiệu quả các loại dược liệu, các Bác sĩ viện Y học cổ truyền Trung ương, xin đưa ra hướng dẫn phòng và điều trị bệnh sởi, bằng Y học cổ truyền như sau:
  • Theo y học cổ truyền, củ khúc khắc có vị ngọt, nhạt, tính bình, có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt, thanh nhiệt, chữa tê thấp, đau mỏi, viêm da, tiêu hóa kém,…Củ khúc khắc còn có tên gọi là củ kim cang, thổ phục linh, dây khum, cậm cù,… Là một loại cây sống lâu năm, thuộc họ hành tỏi, dài 4 - 5m, có nhiều cành nhỏ, không có gai, thường có tua cuốn dài. Lá hình xoan thuôn. Hoa mọc thành tán. Quả mọng hình cầu, có 3 hạt.
  • Bệnh ung thư có thể được phòng ngừa bằng một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Trong đó nhiều loại gia vị và thảo mộc tự nhiên giá rẻ có khả năng giúp bạn tăng sức đề kháng với căn bệnh này.
  • Hỗn hợp nước vo gạo và rau diếp cá, lá húng chanh, cây xương rồng, quất xanh, trà cam thảo, hoa hồng bạch, lá hẹ chưng đường phèn là những bài Thuốc dân gian hay để các bà mẹ điều trị bệnh ho cho con em mình.
  • Bệnh tổ đỉa là bệnh viêm da đặc biệt, chủ yếu ở bàn tay, bàn chân. Bệnh chưa xác định được nguyên nhân. Nhưng nghiên cứu cho thấy, người có cơ địa dị ứng, có sang chấn thần kinh dễ nhạy cảm với các dị nguyên: hóa chất, cao su, xà phòng, nước hoa, một số chất trong mỹ phẩm, đồ ăn, thức uống hoặc thay đổi khí hậu, vân vân.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Các chuyên gia về vệ sinh cảnh báo mặc đồ ngủ quá 1 tuần không giặt có thể dẫn đến viêm da, viêm bọng đái và thậm chí bị nhiễm vi khuẩn MRSA (tụ cầu vàng kháng Methicillin).
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY