Dinh dưỡng hôm nay

Cách dùng sả và gừng đúng cách trong mùa dịch

Sả, gừng là bài Thu*c dân gian rất tốt, tuy nhiên người âm hư nội nhiệt mà dùng nhiều vị gừng, sả, làm tổn chân âm tân dịch dẫn đến biến chuyển xấu khó lường với sức khỏe.
Sả có nhiều công dụng quý nhưng không phải ai cũng dùng được.

Hiện nay trên các trang mạng nhiều người chia sẻ cho nhau những thông tin về công dụng của sả, gừng trong phòng ngừa bệnh. Tuy nhiên, các vị Thu*c này cần dùng đúng lúc, đúng người mới có hiệu quả.

Đối với sả, nên dùng như thế nào?

Cây sả theo Đông y vị cay the, thơm, tính ấm. Tác dụng phát hãn (ra mồ hôi), chống viêm, tiêu đờm, hạ khí, sát khuẩn, thông tiểu. Theo sách Tuệ Tĩnh: "Cây sả vị đắng, tính ấm, hơi dịu. Tác dụng chữa đau bụng, dạ dày lạnh đau, nôn ói, trừ tà, khử mùi hôi…".

Sả có chứa nhiều loại vitamin B1, B2, B3, B5, B6, axit folic và khoáng chất quan trọng như kali, canxi, magie, phốt pho, mangan, đồng, kẽm và sắt là các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe.

Theo dược tính, sả có mùi thơm, tính ấm, làm ra mồ hôi, chống viêm, tiêu đờm… dùng rất thích hợp cho người thể "phế tỳ hàn thấp" bị Covid-19 với các biểu hiện sốt, ớn lạnh, ho đàm nhiều, đờm loãng, không ra mồ hôi hoặc ít mồ hôi, bụng đầy, chậm tiêu, nôn ói, nhức mỏi.

Tuy sả có hiệu quả như vậy, nhưng trong một số trường hợp lại không nên hoặc hạn chế dùng như: Người gầy gò, nóng nhiệt, âm hư, ra nhiều mồ hôi, giai đoạn sốt cao, miệng khô khát "nhiệt đã tà nhập lý". Hoặc giai đoạn hết sốt người nóng bứt rứt, khó ngủ, ho khan, mất khứu giác, da khô sần "do âm hư nhiệt tà còn lưu"... Các trường hợp này nên kiêng dùng sả, hoặc chỉ dùng với số lượng rất ít khi thật sự cần thiết.

Dùng củ gừng như thế nào?

Người gầy nóng, ra nhiều mồ hôi không nên dùng gừng.

Công dụng của củ gừng:

Theo Đông y, gừng tươi vị Thu*c gọi là sinh khương. Gừng có vị cay, tính ấm vào ba kinh phế, tỳ, vị.

Tác dụng giải biểu, tán hàn, ôn trung, hành thủy, tiêu đàm, giải độc. Gừng để khô "càn khương" tính nóng ôn, ấm tỳ vị… Gừng nướng, sao đen - "hắc khương" có tác dụng ấm can thận…

Theo sách Tuệ Tĩnh: "Gừng vị cay tính ấm, thông khí tỉnh thần, thông 9 khiếu, trừ tà khí, phục hồi chính khí...". Gừng có chứa tinh dầu, các loại vitamin B1, B2, B6, C, và chất khoáng giúp tăng cường sức khỏe.

Theo dược tính gừng tươi có vị cay tính ấm vào ba kinh phế, tỳ, vị nên dùng rất tốt đối với thể "tỳ phế khí hư nội hàn thấp" bị Covid-19, biểu hiện sốt ớn lạnh, ho đàm nhiều, ho tức ngực, bụng đầy, chậm tiêu rất tốt.

Kiêng kỵ khi dùng gừng:

Tuy có nhiều công dụng đối với sức khỏe nhưng không phải ai cũng dùng được gừng. Những người tỳ phế nhiệt, biểu hiện ho khan, ho cơn, ho không có đàm, cầu táo khó, tiểu vàng ít, người vốn gầy nóng âm hư, dễ ra nhiều mồ hôi không dùng hoặc dùng hạn chế gừng.

Phụ nữ có thai không nên dùng gừng hoặc các giai đoạn sốt lui nhiệt tà lưu lại, nóng bứt rứt, da nổi mụn nhọt cũng không nên dùng gừng.

Tóm lại, sả, gừng là bài Thu*c dân gian tác dụng thanh nhiệt dưỡng âm, phát hãn, giải biểu, trừ ngoại tà, hóa đàm, bớt ho… tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ điều trị triệu chứng của bệnh Covid-19 rất hiệu quả. Tuy nhiên sả, gừng mỗi vị đều có tính vị hàn nhiệt công dụng khác nhau, khi dùng nên gia giảm phù hợp thể chứng hàn nhiệt, giai đoạn bệnh của từng người.

Do đó không nên dùng nguyên các bài chia sẻ trên mạng (có thể dùng cho người còn khỏe) với người ốm, người bệnh Covid-19. Bởi nếu người âm hư nội nhiệt mà dùng nhiều vị gừng, sả, làm tổn chân âm tân dịch dẫn đến biến chuyển xấu khó lường với sức khỏe, thậm chí tính mạng.

Cách pha chế trà chanh sả gừng ngon, tốt cho sức khoẻ

Nước uống trà chanh sả gừng là một thức uống tốt cho sức khỏe, vị ngọt thanh của đường phèn, vị chua thơm của chanh, của sả, vị cay nồng của gừng tươi hoà quyện với nhau tạo nên vị ngon rất đặc trưng, không những thế đây còn là thức uống giải cảm, bài trừ độc tố và giảm cân cực kỳ hiệu quả.

Nguyên liệu pha chế trà chanh sả gừng

Nước lọc: 1 lít.

Đường phèn: 200 g, bạn cũng có thể sử dụng đường thốt nốt hay đường cát trắng bình thường để thực hiện cách pha chế trà chanh sả gừng ngon đúng chuẩn nhé.

Mật ong; 100 ml, chọn mật ong rừng cho ngon và bổ dưỡng.

Gừng tươi: 150 g.

Sả: 200 g.

Chanh tươi: 10 trái.

Lá bạc hà: 1 nắm.

Đá viên nhỏ: Vừa đủ dùng.

Thực hiện pha chế trà chanh sả gừng

Gừng tươi: Gọt vỏ, rửa sạch, giã nhỏ.

Sả: Lột lớp bỏ bên ngoài, đập dập, thái khúc 5 cm.

Lá bạc hà: Rửa sạch từng lá, để ráo.

Chanh tươi: Rửa sạch, 2 trái thái lát mỏng, chú ý tách hết hạt, 8 trái còn lại lấy nước cốt chanh.

Cho 1 lít nước và 200 g đường phèn vào nồi đun sôi đến khi đường tan hết thì cho 100 ml mật ong vào, khuấy tan đều, nêm nếm lại vị ngọt sao cho vừa uống, tiếp tục cho gừng giã nhỏ, sả đập dập, thái khúc vào, đun thêm 20 phút nữa rồi tắt bếp, để nguội, bạn nhớ đậy kín nắp trong quá trình đun và vặn lửa nhỏ vừa để cách pha chế trà chanh sả gừng ngon đậm đà và thơm hơn nhé.

Khi hỗn hợp nguội bạn cho vào bình thuỷ tinh cùng với nước cốt chanh, chanh thái lát, khuấy nhẹ đều, chú ý là nên rót qua rây lọc để lấy phần nước, bỏ phần sả, gừng đã nấu kỹ.

Cho một ít đá viên vào ly, rót trà chanh sả gừng đã pha chế vào, trang trí thêm một vài lá bạc hà cho đẹp mắt nữa là bạn đã có thể thưởng thức hương vị thơm ngon, hấp dẫn của món trà chanh sả gừng.

Ly trà chanh sả gừng có màu vàng nhạt, trông rất hấp dẫn, dậy mùi thơm, vị ngọt thanh khiết hoà lẫn vị chua cay nồng nhẹ rất vừa miệng và thơm ngon.

Lưu ý, với thức uống này bạn có thể uống nóng hay uống lạnh tuỳ theo sở thích, khẩu vị và mục đích sử dụng.

Uống nóng: Sau khi hỗn hợp nước - đường phèn - mật ong - gừng - sả vừa mới nấu xong, đang nóng, bạn cho ra ly, cho thêm nước cốt chanh và chanh thái lát là đã có thể thưởng thức ngay hương vị ấm nóng của món trà có tác dụng giải cảm, thanh lọc cơ thể hiệu quả này rồi.

Uống lạnh: Bạn dùng kết hợp đá viên theo hướng dẫn ở trên hoặc cho bình trà chanh sả gừng vào ngăn mát tủ lạnh 2-3 tiếng rồi lấy ra thưởng thức cũng rất ngon mát, hấp dẫn nhé.

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/cach-dung-sa-va-gung-dung-cach-trong-mua-dich-5680438.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh nhân gãy xương nếu không được sơ cứu đúng cách có thể làm lượng mỡ trong tủy xương trào ra, nguy cơ mỡ di chuyển vào máu, dễ dẫn đến Tu vong.
  • Theo y học cổ truyền, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống.
  • Đau răng, sâu răng, lợi chảy máu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ em mắc nhiều hơn. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh, như tổn thương răng lợi, đau nhức, khó nhai hoặc không nhai được thức ăn, hôi miệng, mất tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bốc lên, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Xin giới thiệu một số món ăn Thu*c hỗ trợ trị bệnh.
  • Cá chép là loài cá nước ngọt phổ biến khắp các ao, hồ, sông suối ở nước ta. Ngoài công dụng làm thức ăn ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, cá chép còn được sử dụng làm Thuốc bổ tỳ vị, lợi tiểu, thông sữa, an thai,… Xin giới thiệu một số món ăn Thuốc từ cá chép để bạn đọc tham khảo và áp dụng:
  • Với nguyên liệu dễ dàng mua được ở chợ, siêu thị, chúng ta có thể chế biến được những món ăn cải thiện trí nhớ, tốt cho trí não
  • Những tháng cuối năm, thời tiết càng trở nên lạnh giá khiến món thịt chó được nhiều người ưa chuộng và là món ăn hàng đầu trong các buổi liên hoan, gặp mặt bạn bè...
  • Tai biến mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm với những diễn biến khôn lường. Đây là một cấp cứu y khoa tính theo giờ vàng. Tuy nhiên, đa phần là để lại di chứng. Vì vậy, giai đoạn điều dưỡng sau tai biến cũng rất trường kỳ và quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy, sử dụng bài Thuốc Đông y kết hợp với Tây y chữa trị sau tai biến có thể giúp ích cho sự phục hồi của người bệnh.
  • Thịt dê được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trong “Tản Đà thực phẩm”, cố thi sĩ Tản Đà rất ca ngợi các món ăn từ dê; các món này ăn vừa ích khí, ôn bổ trung hạ tiêu, dùng trong trường hợp ốm yếu, đau lưng mỏi gối, sinh hoạt T*nh d*c kém, di tinh, mộng tinh...
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Sứa và các món ăn từ sứa như canh sứa, nộm sứa rất quen thuộc trong sổ tay ẩm thực của những người sành ăn. nhưng tác dụng chữa bệnh của con sứa thì nhiều người còn chưa biết.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY